Giáo dục kĩ năng sống, phòng chống bạo lực cho trẻ khuyết tật
Mong muốn trẻ khuyết tật hòa nhập, không mặc cảm với số phận, giáo viên giáo dục các em kĩ năng sống, cách phòng chống bạo lực…
Các em nhỏ tại Trung Tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum được tham quan, giáo dục kĩ năng tại siêu thị.
Giúp trẻ khuyết tật tự tin, mạnh dạn
Rèn luyện kỹ năng, đạo đức lối sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các em. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Đặc biệt là với trẻ chậm phát triển trí tuệ – tự kỉ thì việc giáo dục lại càng quan trọng, cần thiết. Cũng vì thế việc dạy dỗ, giáo dục lại khó khăn hơn so với những trẻ bình thường. Nếu các em được quan tâm, hỗ trợ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn để tự lập, hòa nhập xã hội.
Cô Mai Thị Dung, Hiệu trưởng điểm trường Trung Tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum – Trường Tiểu học Quang Trung cho biết, năm học 2022-2023 có 50 trẻ khuyết tật theo học. Học sinh nơi đây chủ yếu bị đa khuyết tật, như: khuyết tật vận động, trí tuệ…
Theo cô Dung, với những đứa trẻ “đặc biệt” ở đây, thầy cô không chỉ dạy kiến thức còn hỗ trợ, giúp đỡ để các em có thể hòa nhập với xã hội. Do đó, đan xen với kiến thức dạy trên trường giáo viên còn giới thiệu cho các em biết về Thế giới bên ngoài. Những năm qua, nhà trường cũng phối hợp, tổ chức cho các em đi tham quan, mua sắm… nhằm mở mang kiến thức và phát triển năng lực của bản thân.
“Khi được tham quan, mua sắm học sinh rất vui và thích thú. Giáo viên còn hướng dẫn học sinh cách chi tiêu, mua sắm những vật dụng thiết yếu cho bản thân. Từ đó giáo dục học sinh cách tính toán, sử dụng đồng tiền một cách hợp lý”, cô Dung nói.
Cũng theo cô Dung, bước vào năm học mới này cô dự định sẽ tổ chức cho học sinh khuyết tật đến tìm hiểu về cơ quan hành chính, nhà nước và tham quan di tích lịch sử. Qua đó, cho học sinh biết mỗi cơ quan hành chính có một nhiệm vụ khác nhau, như: liên quan đến vấn đề an ninh trật tự – xã hội và quản lý nhân thân thì đến Công an….Bên cạnh đó, các em biết được quyền lợi của mình như thế nào, khi bị xâm hại… sẽ phải liên hệ cho ai, cơ quan nào để được hướng dẫn, xử lý.
Video đang HOT
Quyền lợi công dân của người khuyết tật
Những em nhỏ ở Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội giao lưu với học sinh trường THCS-THPT Liên Việt.
Cô Dung cũng dự định, cận kề ngày 22/12 nhà trường sẽ tổ chức cho học sinh tham quan di tích văn hóa, cầu treo KonKlor, ngục Kon Tum… Từ những hoạt động này thầy, cô muốn học sinh tự tin, mạnh dạn và biết được quyền lợi của mình khi ra ngoài xã hội.
“Tôi muốn cho học sinh tìm hiểu, khám phá Thế giới xung quanh chứ không chỉ gói gọn trong trường học. Hiện tại nhà trường, giáo viên có thể hỗ trợ các em nhiều thứ. Tuy nhiên, về lâu về dài thầy cô không thể đồng hành, giúp đỡ học sinh được nên muốn hướng dẫn, giáo dục để các em chủ động trong mọi việc. Đến khi ra đời các em sẽ có những kĩ năng nhất định và không trở thành gánh nặng của xã hội. Đặc biệt người khuyết tật cũng có các quyền lợi của công dân”, cô Dung tâm sự.
Không chỉ vậy, trong quá trình dạy kiến thức trên trường lớp, giáo viên còn giáo dục học sinh cách tự phục vụ bản thân, như: tự vệ sinh cá nhân, tắm, giặt, đi dép đúng bên, sắp xếp sách vở, đánh răng, rửa mặt… Thế nhưng, vấn đề này tuy đơn giản nhưng lại khá khó khăn với những đứa trẻ khiếm khuyết.
Theo cô Trần Thị Quyên, giáo viên Trung Tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum tâm sự, trẻ khuyết tật cũng có quyền học tập, vui chơi như bao trẻ em khác. Nhưng việc học của trẻ khiếm khuyết lại có sự khác biệt so với trẻ em bình thường. Do bị hạn chế về trí tuệ nên trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử xã hội và khả năng tự phục vụ bản thân.
Nhiều trẻ không thể tự phục vụ bản thân mình mà nhờ người khác giúp đỡ, hỗ trợ. Đa số trẻ khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong việc học các môn vì khả năng ghi nhớ kém, mau quên. Do đó, trẻ khuyết tật luôn được học tập theo chương trình phù hợp với trình độ cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phát triển theo chiều hướng khác so với trẻ bình thường.
Cô Quyên bộc bạch, hàng ngày và hàng tuần giáo viên đều nhắc nhở học sinh những kiến thức cơ bản và kĩ năng sống – giao tiếp, ứng xử. Thế nhưng chỉ được ít hôm các em lại quên.
“Với những đứa trẻ bình thường thì việc hướng dẫn cách tự phục vụ bản thân sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Thế những với trẻ khuyết tật thì việc này khá khó khăn và đòi hỏi kéo dài trong nhiều ngày. Do đó, cần sự kiên trì, nhẫn nại và yêu trẻ của giáo viên”, cô Quyên tâm sự.
Phòng, chống xâm hại trẻ em từ trong gia đình
Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ trên địa bàn Đồng Nai đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần vào việc xây dựng gia đình bình an, xã hội hạnh phúc.
Học sinh Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (H.Xuân Lộc) học các kỹ năng nhận biết các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hè 2022. Ảnh: CTV
Đặc biệt, trên lĩnh vực xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, ngành VH-TTDL đã triển khai nhiều hoạt động nhằm chung tay cùng các cấp, ngành và cộng đồng phòng, chống bạo lực và xâm hại cho trẻ.
* Nhiều hoạt động thiết thực...
Từ đầu năm 2022 đến nay, ngành VH-TTDL đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động nằm trong chương trình phối hợp với Hội LHPN tỉnh, Sở LĐ-TBXH, Tỉnh đoàn, Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực và phòng, chống xâm hại trẻ em. Trong đó, tham gia Diễn đàn trẻ em tỉnh Đồng Nai năm 2022; thực hiện chương trình hành trình bảo vệ mầm xanh; tổ chức các lớp tập huấn... Đặc biệt, đưa các tiêu chí bình xét danh hiệu văn hóa cụ thể đối với những gia đình, địa phương để xảy ra tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em.
Tại 11 huyện, thành phố hiện đã xây dựng, phát triển mạng lưới CLB gia đình hạnh phúc phát triển bền vững; CLB nam giới nói không với bạo lực gia đình; nhóm phòng, chống bạo lực; mô hình Gia đình nuôi dạy con ngoan. Duy trì hàng trăm mô hình điểm tạm lánh tại trạm y tế phường; nhân rộng các địa chỉ tin cậy cộng đồng...
Ngành VH-TTDL đã triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về 11 huyện, thành phố. Bộ tiêu chí áp dụng cho các thành viên trong gia đình. Trong đó, có tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con cái, ông bà với cháu: gương mẫu, yêu thương; tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà... Việc triển khai bộ tiêu chí là cách để nhắc nhở các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người trẻ ý thức hơn về giá trị gia đình, học cách chia sẻ lẫn nhau để bảo vệ mình, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.
Chủ tịch UBND P.Tân Phong (TP.Biên Hòa) Nguyễn Thị Thanh Thủy cho hay: "Xác định phòng, chống bạo lực và phòng, chống xâm hại trẻ em là trách nhiệm chung, P.Tân Phong hằng năm đã triển khai nhiều hoạt động cũng như thành lập mới các mô hình gia đình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức giao lưu, các sân chơi cho gia đình và thanh thiếu nhi trên địa bàn. Các hoạt động đã và đang phát huy hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống tệ nạn xã hội và xâm hại trẻ em".
Theo TS Vũ Thiện Toàn, Giám đốc Quỹ hỗ trợ trẻ em kết nối TP.HCM, mỗi thành viên trong gia đình, trước hết là cha mẹ, phải luôn đồng hành cùng con, giáo dục, trang bị cho con những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị xâm hại. Sự yêu thương, gần gũi, quan tâm của cha mẹ là nền tảng quan trọng trong phòng, chống xâm hại, giúp trẻ phát triển, trưởng thành một cách toàn diện.
"Không chỉ có hành vi xâm hại mà hiện nay trong nhiều gia đình vẫn còn hành vi bạo lực gia đình, làm ảnh hưởng đến môi trường sống an toàn cho các thành viên, đặc biệt là quá trình phát triển của các em nhỏ. Điều đó dẫn đến việc các em bị tổn thương, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách trong tương lai. Bởi vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục, hướng dẫn cho trẻ trong việc nhận diện phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ" - TS Vũ Thiện Toàn chia sẻ.
* Gia đình là tấm gương, định hướng cho trẻ
Tại Diễn đàn trẻ em tỉnh Đồng Nai năm 2022, đã có nhiều câu hỏi liên qua đến công tác gia đình mà các em quan tâm như: mỗi gia đình đều có cách giáo dục trẻ em khác nhau, gia đình cần làm gì để định hướng, hỗ trợ đúng cách cho trẻ em trong giai đoạn hiện nay? Làm thế nào để phân biệt giữa dạy dỗ và bạo hành của người thân? Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ có được đánh đòn trẻ hay không? Khi bị bạo lực, trẻ cần chia sẻ với ai để được bảo vệ?...
Yêu thương, sẻ chia và cùng nhau dạy con cái là cách gia đình chị Mạnh Thị Giang (TP.Long Khánh) giúp con trẻ ý thức hơn về giá trị gia đình. Ảnh: NVCC
Nói về những vấn đề này, Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Thị Mộng Bình cho rằng, nhiều người Việt hiện nay vẫn có quan niệm "thương cho roi cho vọt" và nghĩ rằng đòn roi, quát mắng sẽ khiến con nghe lời. Nhưng thực chất các hành vi: đánh, mắng chửi, miệt thị... đều là hành vi bạo lực đối với trẻ. Đây cũng là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và có các mức xử phạt khác nhau. Do vậy, khi trẻ bị bạo hành có thể lựa chọn nhiều cách để bảo vệ mình như: chia sẻ với các thành viên khác trong gia đình; chia sẻ với thầy cô giáo; liên hệ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em để được tư vấn, hỗ trợ và bảo vệ.
Theo bà Nguyễn Thị Mộng Bình, gia đình là môi trường quan trọng để hình thành nhân cách con người. Hơn bao giờ hết, các thành viên trong gia đình cần là tấm gương, định hướng bằng hành động và lời nói, thương yêu, chăm sóc cho con trẻ. Ở góc độ của ngành, hiện đang triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030; Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030. Bên cạnh đó, ngành tập trung phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình.
Nữ sinh tốt nghiệp đại học, truyền cảm hứng học tiếng Anh hiệu quả Đinh Thị Thùy Linh, cử nhân xuất sắc trường Đại học Thương mại, sở hữu khả năng nói tiếng Anh 'mượt mà' đã chia sẻ nhiều video bổ ích về rèn luyện kỹ năng tiếng Anh được các bạn trẻ yêu thích. Giành học bổng 4 năm học đại học Đinh Thị Thùy Linh là cô gái nhỏ nhắn nhưng có vẻ ngoài...