“Giáo dục khuyên nhủ” và “kỷ luật tích cực”: Làm thế nào cho đúng?
Theo chuyên gia tâm lý giáo dục, cần phân biệt giữa “ kỷ luật tích cực” và “ kỷ luật trừng phạt” sẽ đem lại các hiệu quả khác nhau.
Mới đây, trên các diễn đàn mạng xã hội chia sẻ rầm rộ quan điểm của một chuyên gia cho rằng giáo dục khuyên nhủ không sử dụng hình phạt đang hủy hoại giới trẻ. Trong đó, có ý kiến cho rằng trẻ nhỏ không bị phạt sẽ nảy sinh tâm lý coi thường cha mẹ, coi thường người lớn, coi thường mọi luật lệ, quy tắc lễ phép đã nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận của các bậc phụ huynh, thầy cô và dư luận xã hội.
Trao đổi với PV Gia đình Việt Nam, PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng nếu quy kết giáo dục bằng khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ là rất khiên cưỡng.
PGS.TS Trần Thành Nam.
Bởi quan điểm cho rằng giáo dục bằng lời khuyên là phản tác dụng thì cần phải xem xét cách thức đưa ra lời khuyên có đúng không và người đưa ra lời khuyên có phải là tấm gương xứng đáng không, mối quan hệ giữa người đưa ra lời khuyên và người nhận lời khuyên có gần gũi và chân thành với nhau hay không.
Một số trường hợp cha mẹ giáo dục con cái bằng lời khuyên nhưng con cái không nghe, thậm chí làm trái thì không phải là lời khuyên vô dụng mà chính là vì bản chất mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không hài hòa.
Do đó, điều cần làm ở đây không phải là lên án hoặc quy kết giáo dục bằng lời khuyên phản tác dụng mà cần xem xét lại mối quan hệ cha mẹ – con cái.
Theo chuyên gia tâm lý giáo dục này, để giáo dục con trẻ hiện nay chúng ta cần lưu ý phân biệt giữa kỷ luật tích cực và kỷ luật truyền thống.
Cụ thể, kỷ luật tích cực là việc tạo điều kiện cho trẻ tự giác đi vào khuôn phép trong một bầu không khí tích cực, giúp trẻ ý thức được rõ về mối quan hệ giữa lựa chọn hành vi và hệ quả. Qua đó, giúp trẻ sẽ học được ý thức trách nhiệm. Cha mẹ, thầy cô sẽ chỉ là người chứng kiến, ghi nhận sự thay đổi tích cực mà không cần trừng phạt hoặc phán xét nhưng trẻ vẫn trở nên kỷ luật hơn.
Việc giáo dục con trẻ cần lựa chọn phương pháp phù hợp mới đem lại kết quả tốt.
Trong khi đó, kỷ luật truyền thống dựa trên sự trừng phạt về thể xác như dùng roi vọt, mắng chửi, so sánh con mình với con người ta khiến trẻ nhỏ xấu hổ và sợ hãi để giáo dục thường không đem lại kết quả.
Việc kỷ luật (trừng phạt) theo hình thức này sẽ khiến trẻ tư duy ít linh hoạt, giảm sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện và chưa chắc đã khiến con trẻ tự giác thực hiện theo những gì người lớn muốn và tính kỷ luật.
PGS. TS Trần Thành Nam cho rằng, để hình thành nên tính cách của trẻ, cha mẹ và thầy cô cần thường xuyên khen thưởng khi con trẻ đưa ra những lựa chọn, hành vi tích cực. Từ đó, con trẻ sẽ học được cách lựa chọn, học tập những hành vi, suy nghĩ tích cực và khái quát thành một kỹ năng để có thể làm chủ bất cứ khi nào gặp vấn đề.
Chủ tịch Hội đồng giáo dục Nguyễn Tùng Lâm: Trong trường học phải có kỷ luật để giáo dục trẻ, nhưng không phải cứ sai là phạt!
"Khuyên nhủ là dẫn dắt học trò, dẫn dắt bọn trẻ làm những điều đúng từ việc nhận thức được lỗi sai của chính mình và lựa chọn phương án thay đổi để trở nên tích cực. Đây là cả một quá trình, không phải chỉ dựa vào phạt!" - TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nói.
Mới đây, Tiến sĩ Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, là một chuyên gia giáo dục có bài chia sẻ về quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" đang gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Cũng trong bài chia sẻ này, nữ tiến sĩ giáo dục cho rằng, trẻ không bị phạt dễ nảy sinh tính coi thường cha mẹ, coi thường người lớn, coi thường mọi luật lệ, quy tắc lễ phép.
Trao đổi với PV Dân trí rõ hơn về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương cho rằng, từ "phạt" nghe không "lọt tai" nhưng thực ra nên hiểu hình thức "phạt" như thế nào. Trong khi dùng từ "khuyên nhủ nhẹ nhàng", thoạt nghe rất "lọt tai" nhưng hoàn toàn không ổn với đứa trẻ.
"Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc đánh đập hay hành hạ trẻ em nhưng hãy cứ phạt theo cách mà tôi nói ở trên, tôi tin sẽ tốt cho chúng", TS Hương nói.
Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cũng là người thầy nổi tiếng với cái tên "30 năm "cảm hóa" hàng nghìn học trò ngỗ ngược".
"Trẻ dễ nảy sinh tính coi thường cha mẹ, coi thường người lớn, coi thường mọi luật lệ, quy tắc lễ phép là bởi nhiều nguyên nhân, không phải do bị phạt hay không!"
Trước khi làm rõ vấn đề, thầy giáo Tùng Lâm khẳng định.
Thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, thay vì chăm chăm tìm cách phạt trẻ, hãy khiến trẻ tự nhận thức được lỗi sai của mình.
Theo đó, để trả lời cho lời khẳng định trên của mình, thầy giáo Tùng Lâm cũng đưa ra ví dụ về việc nguyên nhân đó có thể tới từ những lý do, tác động ngoại cảnh, chẳng hạn việc trẻ có một nguyên nhân nào đó khiến nảy sinh tâm lý bất mãn với thầy cô. Thầy Tùng Lâm cũng cho rằng, việc thầy cô giáo tạo ra được cảm hứng, sức hút với học sinh là điều vô cùng cần thiết.
"Nếu thầy cô không tạo ra được cảm hứng, sức hút với học sinh thì nhiều lần như thế có thể sẽ khiến học trò vô tình nảy sinh sự bất mãn và trở thành vô nghĩa với tất cả những hành động về sau mà thầy cô làm cho trẻ." - TS. Nguyễn Tùng Lâm lý giải.
Cũng theo thầy Tùng Lâm, chúng ta không nhất thiết phải chăm chăm tìm ra điểm sai trái của trẻ mà hãy làm những điều phù hợp với trẻ trước tiên. Nếu trẻ làm được và làm tốt, đừng ngại ngần khích lệ trẻ để trẻ tự nhìn nhận ra những điều thiếu sót của bản thân chứ không thể áp đặt suy nghĩ và quy định như người lớn, chẳng hạn như việc ra đường vượt đèn đỏ là bị phạt thì trẻ cũng phải như vậy.
Trong trường học phải có kỷ luật để giáo dục trẻ, nhưng không phải cứ sai là phạt!
Chia sẻ với chúng tôi, TS. Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh, trong trường học phải có kỷ luật để giáo dục học sinh phát triển nhân cách bằng cách chỉ dạy, hướng dẫn cho trẻ biết, không phải thích làm gì thì làm. Bởi vì chỉ có thông qua kỷ luật, học sinh mới tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Song, cũng chính điều này lại gây ra nhiều hiểu lầm.
"Với trẻ em ở từng lứa tuổi, chúng ta cần có những hình thức kỷ luật riêng, phù hợp chứ không phải đưa ra một hình mẫu, quy tắc chung cho tất cả. Và việc này là theo yêu cầu của giáo dục chứ không phải để trừng phạt trẻ. Đây là điểm mà hiện nay nhiều người hiểu sai." - thầy Tùng Lâm nhấn mạnh.
Đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề này, TS. Nguyễn Tùng Lâm gợi ý rằng, với mỗi trẻ, chúng ta cần phải tìm ra cách giáo dục thế nào cho phù hợp tùy theo nhận thức của trẻ, tìm ra được những cái chưa đúng của mình và tự nguyện chịu trách nhiệm với điều đó, rút kinh nghiệm để thay đổi. Tuy nhiên, quá trình thay đổi nhận thức theo từng giai đoạn, lứa tuổi của trẻ không phải lúc nào chúng ta cũng làm ngay được. Đó là điều quan trọng nhất và nó đòi hỏi người giáo dục phải nắm bắt được tâm lý của trẻ, tìm nhiều cách tác động khác nhau đến một đứa trẻ.
Như đã nói ở trên, có những lỗi bỏ qua được thì bỏ qua trước. Bố mẹ hãy cứ cho trẻ làm những gì tụi nó thích rồi mới nói với trẻ về những điều trẻ không làm thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ và thường thì chúng ta sẽ đưa ra yêu cầu trước khi trẻ hành động. Điều này sẽ giúp trẻ học cách thảo luận và chấp nhận, ví dụ như: "Nếu con làm điều mà không được như ý thì nên làm gì để bù đắp lại..."
Hãy để cho trẻ tự nhìn nhận và suy nghĩ chứ không được áp đặt lên trẻ là con đã sai rồi đưa ra những hình phạt. Còn đã là "phạt" mà còn coi đó là nhẹ nhàng thì không đúng.
"Nếu cứ chăm chăm đi tìm hình phạt để trừng phạt trẻ thì bao giờ chúng ta mới có thể khiến trẻ nhận thức được lỗi sai của mình?"
Trong môi trường giáo dục nói chung và với bọn trẻ nói riêng, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng không nên sử dụng từ phạt vì từ này khiến người nghe cảm thấy nặng nề. Do đó, chúng ta nên dùng từ "kỷ luật tích cực" và thay vì chăm chăm tìm cách phạt trẻ, hãy khiến trẻ tự nhận thức được lỗi sai của mình.
"Cụm từ kỷ luật tích cực có vẻ hơi dài nhưng tôi nghĩ chúng ta nên dùng nó, vì nếu "phạt" thì có nghĩa là chúng ta đang dùng cách ngăn cản trước. Điều này không được khuyến khích trong giáo dục, bởi muốn trẻ thay đổi thì phải cho trẻ tự nhận thức được tính kỷ luật chứ không phải cứ không phạt thì trẻ sẽ nhờn! Đấy mới là bài toán khó." - TS. Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.
10 cách giúp con lớp 1 học trực tuyến hiệu quả Cha mẹ nên tạo tâm thế háo hức đối với học trực tuyến, bố trí không gian học tập cố định và yên tĩnh, với bé hiếu động có thể cho cầm quả bóng stress... Vào lớp 1 là dấu mốc quan trọng của mỗi đứa trẻ. Khi Covid-19 còn diễn biến phức tạp, dẫu có nhiều kịch bản, nhà trường và gia...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khám phá bí ẩn đền thờ thần Apollo nổi tiếng nhất nền văn minh Hy Lạp cổ đại
Du lịch
07:59:27 23/02/2025
Từ triệu chứng dễ bị bỏ qua, người đàn ông phát hiện mất nửa não
Sức khỏe
07:58:11 23/02/2025
Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường
Pháp luật
07:42:36 23/02/2025
Lo ngại về tác động của tai nghe chống ồn đối với khả năng nghe
Thế giới
07:38:55 23/02/2025
Lại xuất hiện deal nhân phẩm cho game thủ, sở hữu ngay bom tấn hay nhất năm 2025 với giá hơn 100k
Mọt game
07:14:34 23/02/2025
Nam shipper chở người mẹ đi tìm con giữa đêm: "Tôi giúp bằng cả tấm lòng"
Netizen
07:03:52 23/02/2025
Loại củ bán đầy chợ giá chỉ khoảng 25.000 đồng/kg nhưng cực tốt cho phổi, đem làm món ăn sáng thế này siêu ngon
Ẩm thực
07:00:14 23/02/2025
Điểm trùng khớp gây sốc của đôi "Tiểu Long Nữ - Dương Quá" và Song Song
Sao châu á
06:14:25 23/02/2025
Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?
Tv show
06:09:25 23/02/2025
Phim Hàn mới chiếu đã "hot hòn họt" khắp MXH: Cặp chính ân ái quá cháy nhưng sau đó là plot-twist gây sốc toàn tập
Phim châu á
05:55:47 23/02/2025