Giáo dục học sinh ý thức sử dụng mạng internet hiệu quả, văn minh
Thông qua cuộc thi ‘Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng’, các nguyên tắc ứng xử trên môi trường mạng đã đến gần hơn với học sinh, giúp các con có thể tự điều chỉnh được hành vi và giáo dục ý thức sử dụng mạng internet một cách hiệu quả, văn minh.
Giúp học sinh có thể tự điều chỉnh được hành vi
Nhận được kế hoạch của UBND quận Nam Từ Liêm về việc tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng”, lãnh đạo trường Tiểu học Nguyễn Du nhận thấy đây là một cuộc thi thật sự cần thiết để tuyên truyền cho trẻ em dưới 18 tuổi, bởi nhận thức và sự tự điều chỉnh hành vi của trẻ còn hạn chế, dễ bị tác động bởi những nguồn thông tin sai lệch. Trường đã tổ chức họp hội đồng và phát động tới toàn thể cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh trong trường hưởng ứng tích cực cuộc thi.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hậu – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Ban Giám hiệu kết hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên đã lên kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ và xây dựng kịch bản dựa trên những tình huống thực tế mà các con hay gặp phải hoặc những nội dung cần đưa ra để tuyên truyền và giáo dục ý thức cho các con. Trong quá trình thực hiện, nhà trường luôn nhận được sự ủng hộ của toàn thể các thầy cô giáo, phụ huynh và sự nhiệt huyết tham gia của học sinh. Thông qua cuộc thi, những nguyên tắc ứng xử trên môi trường mạng đã đến gần hơn với các con, giúp cho các con có thể tự điều chỉnh được hành vi và giáo dục ý thức sử dụng mạng internet một cách hiệu quả, văn minh”.
Sau kết quả chấm thi của Ban Giám khảo, Ban Tổ chức đã lựa chọn 30 video clip đạt chất lượng (16 video clip phù hợp tuyên truyền cho đối tượng người dưới 18 tuổi và 14 video clip phù hợp tuyên truyền cho đối tượng người từ 18 tuổi trở lên) để cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn TP tham gia bình chọn. Đối với video clip phù hợp tuyên truyền cho đối tượng người dưới 18 tuổi, video clip “Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội dành cho học sinh” của trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm) nhận được tổng điểm cao nhất.
Video đang HOT
Thí điểm nhiều cách làm mới trong tuyên truyền pháp luật
Theo UBND quận Nam Từ Liêm, để triển khai Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng” được sâu rộng, hiệu quả, UBND quận đã ban hành kế hoạch, thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cuộc thi, trong đó Phó Chủ tịch UBND quận là Trưởng ban. Quận đã tổ chức hội nghị phát động đảm bảo cán bộ, công chức và các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng tham gia đông đảo, chất lượng. Đồng thời, xây dựng chuyên mục, banner cuộc thi tại Cổng Thông tin điện tử của quận để tuyên truyền, tạo sự thuận lợi cho việc tìm hiểu, tham gia cuộc thi. Quận thường xuyên ban hành các văn bản đôn đốc, hướng dẫn; khuyến khích, giao chỉ tiêu đến từng cơ quan, đơn vị.
Để tạo sự thuận lợi cho thí sinh trong nộp bài thi, ngoài hình thức nộp trực tiếp, UBND quận tiếp nhận qua hộp thư điện tử của Ban Tổ chức. Giao các phòng, ban và các phường phát tài liệu, bố trí trang thiết bị, cử hội viên hướng dẫn, hỗ trợ cá nhân muốn ghi hình, biên tập video, tham gia bình chọn. Kết quả, toàn quận đã tiếp nhận trên 70 bài dự thi; trong đó có nhiều bài thi đạt chất lượng, điểm cao. Cuộc thi đã góp phần không nhỏ trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đặc biệt là pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng tới đông đảo cán bộ, công chức, người lao động, học sinh, sinh viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn quận.
Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong thời đại công nghệ 4.0, UBND quận Nam Từ Liêm đã nghiên cứu để triển khai, thí điểm nhiều cách làm mới. Trong đó, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh phí cho ứng dụng công nghệ thông tin; quan tâm số hóa các tài liệu tuyên truyền; chỉ đạo các phòng, ngành phối hợp các phường, Ban Quản lý nhà chung cư tiếp tục tuyên truyền theo mô hình cầu thang pháp luật; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục duy trì các nhóm tuyên truyền qua các ứng dụng di động… Về lâu dài, quận sẽ nghiên cứu đầu tư xây dựng kho dữ liệu giáo dục pháp luật để người dân tra cứu kiến thức cần tìm hiểu.
Tăng cường giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên
Việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức và xây dựng kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) làm 'hành trang' bảo vệ sự an toàn cho học sinh, sinh viên trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là hết sức cần thiết.
Chỉ cần sơ sẩy nhỏ trong tham gia giao thông có thể dẫn đến hậu quả khó lường.
Trong những năm qua, tình hình TTATGT đã có những chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông hàng năm giảm cả 3 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương. Đạt được kết quả trên là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của lực lượng Cảnh sát giao thông trong công tác đảm bảo TTATGT.
Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình an toàn giao thông và tai nạn giao thông, nhất là thời gian gần đây, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên có chiều hướng gia tăng, tình trạng vi phạm TTATGT của học sinh, sinh viên vẫn diễn ra nhiều.
Giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục.
Do đó, việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT, xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên là cấp thiết để phòng ngừa, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên... Theo thống kê từ năm 2020 đến tháng 9/2022, cả nước xảy ra 1.570 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên, làm chết 864 người, bị thương 1.794 người. Nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông là do thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của học sinh, sinh viên còn chưa cao.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, Bộ Công an và Bộ GD&ĐT tổ chức ký kết "Chương trình phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022-2025", nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ GD&ĐT theo các cấp của hệ công tác (bộ, tỉnh, huyện, xã) trong trao đổi thông tin, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
Thông qua chương trình cũng đẩy mạnh và đổi mới phương thức phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên phù hợp với các cấp học nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT; góp phần ngăn chặn, hạn chế và làm giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên.
Sau khi ký kết chương trình, hai Bộ sẽ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho học sinh, sinh viên; xây dựng văn hóa giao thông và hình thành thói quen tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên các cấp; phát huy hơn nữa vai trò của các nhà trường, cơ sở giáo dục, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong việc giữ gìn TTATGT; đẩy mạnh Cuộc vận động "Học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông" và tiếp tục triển khai, nhân rộng Mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" trên toàn quốc.
Các đơn vị liên quan của hai Bộ sẽ tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chương trình, tài liệu giảng dạy và đưa nội dung giáo dục pháp luật về TTATGT và văn hóa khi tham gia giao thông vào chương trình chính khóa dưới hình thức tích hợp, lồng ghép vào nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục từ cấp mầm non đến trung học phổ thông và đại học.
Cùng đó tăng thời lượng thực hành, trải nghiệm thực tế; tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn, huấn luyện học sinh, sinh viên các kỹ năng tham gia giao thông an toàn như: Phòng chống đuối nước; đi bộ, sang đường; đi phà, đi thuyền; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe đạp; ngồi trên ô tô đi học, thăm quan, dã ngoại an toàn và thoát hiểm khi gặp các tình huống giao thông nguy hiểm mà không có người trợ giúp... Kết hợp với lồng ghép xây dựng ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông một cách thiết thực, hiệu quả...
Nội dung ký kết cũng phân rõ trách nhiệm của từng Bộ và được thống nhất trong 4 cấp Công an và toàn ngành Giáo dục do Cục Cảnh sát Giao thông và Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT làm đầu mối thực hiện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 7 lên tiếng việc nhiều học sinh phải học phòng học tạm bợ Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quận 7, TPHCM đã có báo cáo việc ngay giữa trung tâm quận được ưu ái gọi với cái tên "khu nhà giàu" nhưng 90 học sinh phải học trong phòng tạm bợ. Học sinh hai lớp 8 của Trường THCS Nguyễn Thị Thập phải học trong phòng học tạm bợ. Sĩ số tăng, trường thiếu...