Giáo dục giới tính: Thầy cô – cha mẹ e ngại, học sinh sẽ lãnh hậu quả
Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục giới tính cho học sinh bên cạnh cha mẹ.
Học sinh được tìm hiểu kiến thức giáo dục giới tính qua một trò chơi. (Nguồn http://thptvothanhtrinh.edu.vn/)
Hiện ở vùng nông thôn, tỉnh xa, thầy cô đa phần chỉ quan tâm đến chất lượng học tập, còn rất ngại đề cập đến giáo dục giới tính cho học sinh.
Thầy cô còn né
Ngay chuyện sắp xếp chỗ ngồi cho các em cũng khác nhau giữa các lớp. Có lớp, thầy cô chủ nhiệm xếp học sinh nam nữ ngồi xen kẻ. Lý do là các em còn nhỏ cứ xếp ngồi như thế, hại gì! Khác phái, học sinh khó nói chuyện, đùa giỡn trong tiết học. Có lớp rạch ròi hơn, nam nữ chia hai dãy cách biệt vì sự khác biệt giới tính, không thể ngồi gần, bất tiện trong sinh hoạt.
Tôi đã từng chứng kiến một nữ đồng nghiệp trẻ tỏ ra ngần ngại trong tiết dạy có người dự rằng không biết có nên gọi đất nước Cu – ba hay không? Cô bối rối và cuối cùng suốt tiết dạy, thầy cô và học sinh ngỡ ngàng khi nghe cô phát âm là Cuy-ba! Cô giáo môn Vật lý cũng né tránh, sợ đồng nghiệp nhất là sợ học sinh hiểu nhầm cô chưa nghiêm túc nên cứ đọc định luật Cuy-long dù trong sách giáo khoa và trên bảng cô lại ghi khác!
Chỉ riêng phần phát âm, thầy cô đã ngán ngại nói chi đến những vấn đề nhạy cảm có liên quan đến giới tính. Thầy cô lớn tuổi xem đây là vấn đề cấm kỵ. Thầy cô trẻ tuổi gạt qua một bên ngại học sinh hiểu nhầm, có đánh giá không tốt về bản thân.
Một nam giáo viên trẻ, độc thân mới đây chia sẻ chuyện khi làm chủ nhiệm một lớp 6. Trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ, có một trò chơi với sự tham gia của cả nam và nữ. Một học sinh nữ đã từ chối nắm tay bạn nam. Em này cho biết mẹ dặn không được nắm tay bạn trai vì sẽ có thai! Thay vì giải thích cho học sinh hiểu, đồng nghiệp lại bảo điều này muốn rõ nên gặp cô giáo dạy Sinh học! Thế là phần trò chơi đó thất bại.
Trường có lập Ban tư vấn để giải tỏa thắc mắc cho học sinh, nhất là về lĩnh vực giới tính. Thế nhưng thành phần cơ cấu cho đủ ban bệ chứ không chú ý năng lực, độ tin cậy từ học sinh, nghệ thuật giao tiếp… nên rất nhiều năm ban này luôn thất nghiệp. Không có em nào đến để nhờ giải tỏa thắc mắc hay đề nghị giải quyết một vấn đề cụ thể. Nhiều trường bạn cũng vậy.
Video đang HOT
Cha mẹ cũng e ngại
Khi cha mẹ quá bận để lo sinh kế và còn hạn chế trong kiến thức thì giáo dục giới tính cho con là vấn đề không thể. Truyền miệng, học trên mạng xã hội, phim ảnh có nội dung độc hại, rõ ràng lành ít dữ nhiều. Tôi đã từng phát hiện học sinh nữ có lối sống lệch lạc về giới tính.
Khi gặp gỡ với cha mẹ em này để tìm cách giải quyết chứ không phê phán, lên án gì thì cha mẹ phản ứng mạnh. Nhiều phụ huynh không nhìn nhận đúng vấn đề, bỏ mặc các em và cả sử dụng bạo lực khi các em có sai lầm trong quan hệ với người khác phái.
Tôi cũng từng hợp tác cùng phụ huynh trong giáo dục giới tính và các nội dung liên quan đến quan hệ tình dục cho học sinh. Các bài báo có nội dung liên quan được phổ biến đến các em. Trao đổi với cha mẹ học sinh để có cách tiếp cận con em nhẹ nhàng, hiệu quả. Phụ huynh cũng rất nên cập nhật kiến thức khoa học để thuyết phục được con.
Trong nhiều năm, phần thưởng cho học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện hay các phong trào của trường, của lớp do tôi tặng thường là sách về giáo dục giới tính của các tác giả trong và ngoài nước. Có lần một học sinh đã đến bày tỏ với tôi rằng em mong muốn được thầy tặng sách như bạn đã được nhận thưởng. Tôi đồng ý. Khi em đạt kết quả tốt, tôi giữ lời. Ba mẹ em biết được đã gởi thư cảm ơn tôi. Mới đây, gặp lại em, em cho biết vẫn giữ quyển sách thầy tặng đã ba năm. Khi em lên TPHCM học đại học, em không quên mang theo món quà của thầy.
Biết rằng, việc giáo dục giới tính và các vấn đề có liên quan đến tình dục rất cần sự chung sức từ cha mẹ học sinh. Nhưng vai trò của thầy cô vẫn cần thiết. Đôi lúc việc giáo dục giới tính không dừng lại ở đối tượng là học sinh mà còn là cha mẹ các em. Có phụ huynh bắt được câu hỏi về giới tính mà học sinh còn giữ lại chưa dám gởi cho báo cáo viên trong giờ sinh hoạt chuyện đề cho toàn trường. Phụ huynh thể hiện thái độ không hài lòng khi cho rằng nhà trường lẽ ra nên tập trung vào việc học tập, đề cập chi những chuyện “người lớn”.
Cho đến bây giờ, không ít phụ huynh chưa chấp nhận được con em trong nhà sử dụng những từ ngữ trong bộ môn Sinh học cho dù đó là kiến thức khoa học, phổ thông. Tôi đã từng tiếp phụ huynh với lý do cháu học hành gì mà về nhà tôi nghe cháu nhắc đến trứng, tinh trùng, thụ tinh.. nghe ngại quá. Tôi lại phải mất thời gian giải đáp. Nhưng phụ huynh cũng thừa nhận con em có nhiều hiểu biết trong bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần và cả trong việc phòng chống nguy cơ bị xâm hại…
Thế cho nên, việc giáo dục giới tính và các vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục là quan trọng trong giáo dục học sinh. Thầy cô, cha mẹ e ngại, học sinh sẽ nhận lấy hậu quả xấu.
Cô Thủy "trường chuyên" khuyên cách ôn thi môn Vật Lý
Học sinh lớp 12 đang chạy đua với thời gian để bước vào kỳ thi THPT. Vật lý là môn khó lấy điểm cao nên nhiều giáo viên muốn trang bị những kinh nghiệm hay với mong muốn giúp học sinh "ẵm trọn" điểm 10.
Học sinh khối 12 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đang căng mình ôn luyện
"Gốc chắc, rễ khỏe"
Cô giáo Nguyễn Thị Thủy (Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Điện Biên) là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong dạy học và ôn luyện môn Vật lý. Rất nhiều thế hệ học trò qua bàn tay dìu dắt của cô đã gặt hái được nhiều thành công ở mỗi mùa thi.
Theo cô Thủy, để có kiến thức tốt ở môn Vật lý, học sinh cần phải nắm vững, thuộc làu những kiến thức mang tính nền tảng. Nó được coi như phần gốc và bộ rễ của một cái cây.
"Toàn bộ kiến thức môn học này nằm ở 7 Chương, trong đó Chương I là chương nền tảng. Học sinh phải thuộc kiến thức cơ bản ở chương này thì mới học được các chương tiếp theo bởi có đến 4 chương sau đó liên quan, đều phải sử dụng kiến thức của Chương I. Vì vậy, "cái gốc" nó chắc, "rễ khỏe" thì cây mới có thể phát triển được", cô Thủy chia sẻ.
Cô Thủy cũng cho biết, để học sinh học tốt môn Vật lý, vấn đề cốt lõi nằm ở phương pháp truyền thụ của giáo viên.
"Phương pháp dạy là một trong những yếu tố rất quan trọng. Giáo viên phải làm sao đưa ra những phương pháp tốt nhất thì học sinh mới có kết quả học tập tốt nhất.
Như tôi, phương pháp của tôi là: "Nhớ ít công thức, song học sinh lại làm được nhiều bài tập, hệ thống được kiến thức tốt, đầy đủ các dạng", cô Thủy nói thêm.
Cô giáo Nguyễn Thị Thủy (ngồi giữa) cùng học trò trong buổi lễ Giáng sinh
Như ở Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, việc ôn luyện kiến thức cho học sinh trước mỗi kỳ thi được chia hai giai đoạn, đó là: chuyên đề và ôn luyện đề. Cô Thủy cho rằng thời gian luyện đề là quan trọng hơn và cần nhiều thời gian cho giai đoạn này hơn.
Nhớ ít, nhưng... chất lượng
So sánh với các môn Hóa, Toán thì môn Vật lý có nhiều công thức hơn cả. Bởi vậy, cô Thủy cho rằng chỉ có những bộ óc "siêu đẳng" mới có thể ghi nhớ toàn bộ các công thức ở môn học này. Vì thế cô chỉ cho học sinh của mình ghi nhớ những công thức căn bản, nền tảng thông qua "mẹo" nhỏ.
"Ví dụ đối với công thức: thì em thường đùa với học sinh rằng hãy ghi nhớ câu "Tiền mua kẹo". Bằng phương pháp này, các em sẽ nhớ lâu hơn. Và từ công thức này, các bạn ý phải phát triển ra các công thức khác khi gặp các dạng khác. Kinh nghiệm này em áp dụng từ cuốn "Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!", cô Thủy vui vẻ nói.
Học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn miệt mài ôn luyện Vật lý với mong muốn đạt điểm cao lọt vào các trường tốp trên
Theo cô Thủy, trên thực tế, không phải công thức nào cũng có thể vận dụng một cách hài hước như vậy, song với mỗi dạng kiến thức cô đều liên hệ đến thực tiễn để làm sao học sinh có thể tiếp thu và vận dụng hiệu quả nhất.
Từ những kiến thức nền tảng truyền thụ cho học sinh, cô Thủy chỉ hướng dẫn cho học sinh làm các bài mẫu, còn lại chủ yếu khơi gợi tư duy sáng tạo, vận dụng của học sinh để các em có nền tảng kiến thức bền vững.
"Em chỉ cần hướng dẫn 1 vài bài tập mẫu, để học sinh tự làm là chính. Cô giáo sẽ chỉ trợ giúp từng học sinh một nếu gặp khó khăn. Tuyệt đối không giảng ào ào từng bài toán một vì làm như vậy sẽ không đạt hiệu quả cao. Với những dạng bài nhiều thế hệ học sinh đều gặp khó thì giáo viên mới giảng cho tất cả cùng nghe và rút kinh nghiệm chung",
Với những kinh nghiệm rút ra, cô Thủy hệ thống toàn bộ chương trình ôn luyện thi tốt nghiệp THPT chỉ gói gọn trong 50 trang vở.
Cô Thủy chia sẻ thêm: "Trong quá trình làm bài, mình yêu cầu lời giải của học sinh phải cô đọng, dễ hiểu. Các tài liệu khác thường để đề kín cả trang A4. Còn với mình, 2/3 trang A4 là đề bài, 1/3 trang bên cạnh là phần giấy trắng để học sinh viết cách giải. Như vậy khống chế học sinh không được viết quá nhiều, không lan man, phương pháp ngắn gọn để đảm bảo sau này giải được nhanh 40 câu trong 50 phút của đề thi".
Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao môn vật lý: Sóng Vào lúc 20 giờ 30 hôm nay 13.4, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 môn vật lý tại địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên. Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn thi môn vật lý - B.THANH 10 chuyên đề ôn tập môn vật lý phát sóng trong chương...