Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh từ những việc làm thiết thực
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội luôn được các nhà trường tại Vĩnh Phúc đẩy mạnh, góp phần hình thành, phát huy phẩm chất tốt đẹp của học sinh.
Một hoạt động ngoại khóa của Trường THPT Ngô Gia Tự.
Từ những v iệc làm nhỏ
Liên Đội trường THCS Yên Phương, xã Yên Phương (Yên Lạc) – Một liên đội mạnh, có truyền thống trong công tác Đội, hoạt động Đội ở đây luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm sát sao và tích cực động viên. Phong trào, công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên đội và nhà trường.
Những tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chi đội ngày càng được đổi mới, gắn với phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay, một tấm gương sáng”.
Ngoài các phong trào, hoạt động bề nổi, trường còn chú trọng giáo dục học sinh từ những việc làm thường xuyên như: Tổ chức cho các em trực tiếp lao động, vệ sinh trường lớp thêm sạch đẹp, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong khuôn viên trường, duy trì việc hát Quốc ca trong các lễ chào cờ sáng thứ Hai hàng tuần…
Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, tham quan các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ trên địa bàn cũng được nhà trường đẩy mạnh. Từ đó, tạo môi trường, phương pháp giáo dục học sinh đa dạng, phong phú, giúp các em có trải nghiệm thực tế, nâng cao nhận thức, hình thành hành vi, hành động đúng, lối sống đẹp.
Giáo dục ý thức lao động cho học sinh thông qua công tác trực nhật trường lớp tại Trường THCS Yên Phương.
Tìm hiểu tại trường Trường THPT Ngô Gia Tự (Lập Thạch), công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh được nhà trường thực hiện và duy trì thường xuyên hiệu quả. Không chỉ triển khai đồng bộ việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các bộ môn văn hóa.
Không chỉ tham mưu Ban Giám hiệu nhà trường triển khai đồng bộ các nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh mà Đoàn trường đẩy mạnh tổ chức các hoạt động, mô hình gắn với các phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”, cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam trong thời kì mới”…
Video đang HOT
Thầy giáo Nguyễn Trường Giang, Bí thư Đoàn trường cho biết: BCH Đoàn trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn làm tốt việc giáo dục truyền thống của quê hương. Tiêu biểu như hoạt động chăm sóc đài tưởng niệm các thế hệ thầy giáo và học sinh trường THPT Ngô Gia Tự đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc là một hoạt động diễn ra thường xuyên hết sức ý nghĩa mang đầy tính nhân văn.
Thông qua hoạt động này đã góp phần giáo dục cho các đoàn viên thanh niên trong trường tinh thần yêu quê hương, đất nước, con người, giáo dục cho các đoàn viên thanh niên lòng kính yêu và biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự trang trí lớp học.
Để giúp học sinh hiểu về truyền thống cách mạng, nhà trường đã tổ chức hành trình về nguồn, thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về Đoàn; tổ chức tốt việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, để các em lựa chọn đúng đắn về ngành nghề sau khi tốt nghiệp, phối hợp với phụ huynh học sinh, cùng thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Trong các giờ học chính khóa, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua các môn học xã hội: Văn, Sử, Giáo dục công dân.
Để việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh đạt hiệu quả, nhiều đơn vị đã có những bước đi sáng tạo, thông qua triển khai các phong trào nhân ái như: “Lá lành đùm lá rách”, “Kế hoạch nhỏ”, “Hũ gạo tình thương” và các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm….
Đồng thời, các trường tăng cường phối hợp với các đơn vị, nhất là lực lượng công an để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông cho học sinh; tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong phòng chống ma tuý; phòng, chống tác hại của game online trong học đường…Các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn tỉnh đã ban hành quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường…
Ý nghĩa lớn
Để công tác Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh đi vào chiều sâu và lan tỏa rộng, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc chú trọng xây dựng nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống trong nhà trường phù hợp với từng cấp học và trình độ, tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa nhân loại, truyền thống văn hóa dân tộc, giá trị cốt lõi và nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự tham gia dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà trường.
Thực tế cho thấy, các cấp học, các nhà trường, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục truyền thống vào các hoạt động ngoại khóa và trên lớp như các tiết học trải nghiệm thực tế giáo dục lịch sử tại bảo tàng; đưa học sinh đến thăm các khu di tích lịch sử; tham gia các lễ hội truyền thống tại địa phương…
Các hoạt động trên đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh với nhiều cách làm hay, sáng tạo; góp phần vào công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên trên địa bàn…
Tại trường THPT Ngô Gia Tự, trong công tác tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp và phòng chống dịch bệnh, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và BGH, BCH Đoàn trường đã xây dựng kế hoạch vệ sinh lớp học, khuôn viên trường vào đầu giờ các buổi sáng trong tuần. Công việc đã được các đồng chí đoàn viên thanh niên thực hiện tốt tích cực và đạt hiệu quả cao.
BCH Đoàn trường đã xây dựng công trình thanh niên là các cột pano khẩu hiệu tuyên truyền giáo dục trong khuôn viên nhà trường. Công trình không chỉ giúp khuôn viên nhà trường được đẹp hơn mà còn có ý nghĩa giáo dục các đồng chí đoàn viên thanh niên trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Thầy giáo Nguyễn Văn Tài – Tổng Phụ trách Đội trường THCS Yên Phương chia sẻ: Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi tại đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thiếu niên nhi đồng; tạo môi trường vui tươi, lành mạnh để các em đạt kết quả cao hơn trong học tập và rèn luyện. Trong năm học vừa qua, trường THCS Yên Phương có số học sinh đạt học lực khá giỏi chiếm gần 60%, học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt chiếm 99%, không có học sinh bị hạnh kiểm yếu. Về học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh nhà trường có 1 học sinh đạt giải, học sinh giỏi cấp huyện có 8 học sinh đạt giải. 100% các chi đội đạt danh hiệu chi đội mạnh, vững mạnh.
Giáo dục đạo đức lối sống: Học đi đôi với hành
Để triển khai hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, các nhà trường đã phối kết hợp nhiều hoạt động trải nghiệm gắn liền với giảng dạy như tham quan di tích lịch sử, phát động phong trào quyên góp...
Học sinh hướng về cội nguồn qua hoạt động làm bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực.
Học tập gắn liền trải nghiệm
Cô giáo Bùi Thị Thuý Quỳnh, giáo viên Trường THCS Hưng Đạo, tỉnh Hưng Yên, cho rằng giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nên được lồng ghép vào chương trình học chính khóa. Điều này giúp học sinh cảm thấy hứng thú với học tập, đồng thời, nhận thức rõ ràng, chân thật về những bài học đạo đức. Ngoài ra, việc giảng dạy đạo đức, lối sống nên song hành với thực hành để nâng cao trải nghiệm, tránh rơi vào sáo rỗng.
Năm học 2014-2015, cô giáo đã tổ chức hoạt động ngoại khóa Chương trình địa phương: Thuyết minh về di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến. Học sinh lớp 8 được tham quan, tìm hiểu khu di tích lịch sử tại tỉnh Hưng Yên như Văn miếu Xích Đằng, Đền Trần, Đền Mẫu.
"Chuyến đi là cơ hội để giảng dạy cho học trò về lòng biết ơn, kính trọng với hy sinh của cha ông. Ngoài ra, thúc đẩy các em giữ gìn, tuyên truyền và tự hào trước những di tích lịch sử của địa phương", cô Thuý Quỳnh bày tỏ.
Từ trải nghiệm thực tế, học sinh cũng nâng cao khả năng thuyết trình, biết cách làm bài văn thuyết minh. Dự án của cô Bùi Thị Thuý Quỳnh đã giành giải Nhất cấp huyện, cấp tỉnh và giải Ba cấp quốc gia, được Bộ giáo dục và đào tạo cấp giấy chứng nhận.
Cùng chung chủ đề "lịch sử địa phương", Trường Tiểu học Đông Kết, tỉnh Hưng Yên, đã tổ chức dưới hình thức hoạt động ngoại khóa. Cô giáo Đỗ Kim Tuyến, Tổng phụ trách nhà trường, đã giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của xã Đông Kết. Sau đó, học sinh đặt câu hỏi liên quan đến các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của xã để hiểu thêm về giá trị lịch sử của các di tích địa phương.
Thông qua chương trình, học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đã hiểu thêm về truyền thống tốt đẹp của cha ông, xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử địa phương.
Cô giáo Nguyễn Thị Thảo, Trường Tiểu học Phú Diễn, Hà Nội, chia sẻ trong giảng dạy, giáo viên có thể lồng ghép bài học về lòng biết ơn, sự đồng cảm, chia sẻ... để giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Bên cạnh đó phát động những cuộc thi như Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hội khoẻ Phù Đổng, Tìm hiểu về An toàn giao thông...
"Vào những ngày lễ như Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh gói bánh chưng, làm bánh trôi, bánh chay... để tìm hiểu về văn hóa và ý nghĩa của những ngày lễ lớn. Thông qua chương trình, giáo viên có thể lồng ghép giảng dạy kỹ năng hoặc các bài học đạo đức cho học sinh để vừa khơi gợi sự hứng thú vừa cho các em cơ hội trải nghiệm", cô Thảo cho biết thêm.
Trường Tiểu học Đức Hợp gây quỹ "nuôi lợn nhựa" giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tham gia phong trào
Không chỉ lồng ghép các bài học về đạo đức, lối sống trong giảng dạy, nhiều nhà trường đã phát động những phong trào ý nghĩa, thiết thức cho học sinh. Trường Tiểu học Đức Hợp, tỉnh Hưng Yên, đã phát động phong trào "nuôi lợn nhựa" nhằm gây quỹ giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Mô hình này cũng được nhân rộng trong các trường học trên cả nước. Đơn cử, tại Trường THCS Lê Quí Đôn, tỉnh Vĩnh Long, có phong trào "nuôi heo đất" nhằm tuyên truyền vê công tác khuyến học, khuyến tài qua hành động đơn giản, dễ nhớ với học sinh.
Thông qua phong trào, học sinh được rèn luyện về ý thức tiết kiệm, tinh thần đùm bọc, giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn. Thầy giáo Nguyễn Minh Chí, Tổng phụ trách nhà trường bày tỏ: "Dù nguồn quỹ không lớn, nhà trường đã hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phát quà cho các em trong các dịp lễ, Tết Nguyên đán... Hành động nhỏ này góp phần động viên các em phấn đấu trong học tập".
Trong khi đó, Trường Tiểu học Tân Dân, tỉnh Phú Thọ, đã phát động phong trào quyên góp "Tết yêu thương" cho toàn thể cán bộ, giáo viên và các em học sinh nhà trường. Chương trình là bài học về truyền thống đạo lí "lá lành đùm lá rách" dành đến các em học sinh, giúp các em xây dựng tinh thần tương thân tương ái.
Quyên góp vì học sinh nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán là hoạt động thường niên của nhà trường, góp phần phát huy truyền thống đoàn kết, giáo dục lòng nhân ái, tinh thần tương thân tương ái. Nhà trường hy vọng những món quà sẽ làm ấm lòng các em nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn, mang lại cái Tết vui tươi, hạnh phúc cho các em.
Làm thế nào để 'dạy con trong hoang mang' Dạy con như thế nào cho đúng luôn là câu hỏi đầy trăn trở với những người đang giữ vai trò làm cha làm mẹ. Tìm lối giữa rừng: phương pháp "tự chuyển hoá" khi dạy con Dạy con như thế nào cho đúng luôn là câu hỏi đầy trăn trở với những người đang giữ vai trò làm cha làm mẹ. Câu...