Giáo dục đại học Việt: Nghịch lý đầu tư và tụt hậu?
Theo GS.TSKH Phạm Phố, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, chưa đúng trọng tâm dẫn đến chất lượng thấp, nếu không muốn nói là tụt hậu.
Tại Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2011-2020 diễn ra vào ngày 14/7, TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học có đưa ra con số đáng lưu ý về đầu tư của Nhà nước cho giáo dục đại học.
Theo đó, số liệu của Học viện Tài chính cho thấy, năm 2017, Việt Nam chi 17.000 tỷ đồng cho giáo dục đại học. Con số này chiếm 0,34% tổng GDP của Việt Nam, tương đương 1,25% trong ngân sách của chính phủ và 5,6% chi tiêu cho giáo dục, đào tạo (không gồm học phí).
Chia sẻ với những con số này, trao đổi với Đất Việt, GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn cho biết, đẩy mạnh đầu tư giáo dục chính là đẩy mạnh phát triển xã hội, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, sản xuất trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam, cả về con người, tinh thần và vật chất, gần như ở mức thấp nhất thế giới, thiết bị lạc hậu. Xu hướng tư nhân hóa để giảm bớt ngân sách nhà nước đang diễn ra nhưng vẫn chưa hoàn thiện, tồn tại những hệ lụy khiến chất lượng giáo dục không được nâng cao dù nguồn lực xã hội đổ vào ngành giáo dục không hề nhỏ.
Giải thích kỹ hơn về quan điểm trên, GS.TSKH Phạm Phố nhắc đến xu hướng tự chủ trong giáo dục đại học. Theo vị hcuyên gia, các trường đại học mới chỉ chú trọng và quan tâm đến vấn đề tự chủ tài chính, bằng mọi giá tăng nguồn thu từ học phí khi Nhà nước thay đổi cách thức sử dụng ngân sách và các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở giáo dục đại học, không bao cấp dàn trải như trước đây.
Điều đáng nói là, khi tăng học phí thì gánh nặng đổ lên vai người học và phụ huynh, họ phải trả nhiều tiền hơn nhưng chất lượng thì chưa đảm bảo. Thậm chí, người nghèo còn mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ giáo dục đại học.
Video đang HOT
Đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam gần ở mức thấp nhất thế giới. Ảnh minh họa
“Lấy lý do tự chủ, các trường công lập tự tuyển sinh, tự tăng học phí và số tiền dư ra từ việc thu tăng đó được dùng cho bản thân nhà trường, còn đầu tư bao nhiêu cho thiết bị thì… không biết. Chưa kể, hiện nay chưa có chính sách các trường công lập phải nộp thuế cho Nhà nước. Trong khi đó, các trường tư thục tự đầu tư tất cả, nhưng số tiền họ bỏ ra không thể đổ hết vào đầu tư cho giảng dạy và nghiên cứu, một vài phòng nghiên cứu với thiết bị vừa phải, còn lại chủ yếu để trả lương cho giảng viên để giữ chân họ. Thử hỏi như vậy làm sao nâng cao chất lượng được?”, GS.TSKH Phạm Phố nói.
Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn nhấn mạnh, chức năng của trường đại học phải là trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân tài. Ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Pháp… đa số các phát minh khoa học đều xuất phát từ trường đại học chứ không phải viện nghiên cứu. Lý do là vì các trường đại học có đội ngũ giáo sư giỏi, họ được đầu tư thiết bị đầy đủ để nghiên cứu, phát triển. Mỗi người trong đó, ví dụ, mỗi phó giáo sư có một đội ngũ trợ giảng đi theo để nghiên cứu các đề tài; mỗi giáo sư lại có hàng loạt phó giáo sư hỗ trợ… Như vậy, luôn có một đội ngũ đảm nhận nghiên cứu các đề tài từ lớn đến nhỏ, kể cả đề tài quốc phòng.
Điển hình là tại Pháp, nhiều đề tài quốc phòng được đặt hàng các trường đại học. Khi đề tài đó hoàn thành, bên quốc phòng trả công sòng phẳng, số tiền ấy một phần được sử dụng để tái đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đồng thời các nhà khoa học chia nhau. Hay tại Trung Quốc, Viện Vật liệu của Đại học Bắc Kinh ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng làm ra các vật liệu cho ngành công nghiệp vũ trụ, số tiền lên đến hàng tỷ nhân dân tệ.
Tiền các nhà khoa học được hưởng từ nghiên cứu khoa học còn lớn hơn tiền lương của họ. Đó là động lực rất lớn để đào tạo nhân tài, nghiên cứu khoa học.
Từ cách làm của các nước, nhìn lại Việt Nam, GS.TSKH Phạm Phố một lần nữa nhấn mạnh, đầu tư của Việt Nam chưa đúng mức nên chất lượng mãi chưa thể khá lên là điều dễ hiểu. Các trường phải có năng lực, đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao trình độ, tạo cơ hội cho các giáo sư, tiến sĩ được nghiên cứu, phát minh ứng dụng được vào thực tế. Còn với tình trạng hiện nay, các trường rất khó đáp ứng được vì thiết bị nghiên cứu lạc hậu.
“Đầu tư cho một phòng thí nghiệm để nghiên cứu khoa học không hề dễ, vô cùng tốn kém. Muốn đầu tư thì phải có đầu ra, như vậy Nhà nước phải giao đề tài cho trường đại học, có như vậy trường mới có tiền trang trải cho giảng viên, mua sắm thiết bị…
Hiện nay, Bộ nào cũng có viện nghiên cứu, bộ nào cũng có trường đại học nhưng đầu tư trường đại học lại không được bao nhiêu, thử hỏi làm sao trường đại học có thể trở thành một trung tâm nghiên cứu, đào tạo nhân tài thì mới được?”, ông nói, đồng thời đề nghị cần xem lại xếp hạng quốc tế của một số trường đại học Việt Nam xem có thực chất không, bản thân trường đầu tư ra sao để đáp ứng yêu cầu quốc tế?
Bảng xếp hạng SchoolRank cho học sinh biết thứ hạng về học bạ và điểm thi THPT
SchoolRank là một bảng xếp hạng độc lập, cho học sinh biết mình xếp thứ bao nhiêu về học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT trên toàn quốc.
Hiện nay các trường đại học vẫn tuyển sinh căn cứ bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, các chứng chỉ quốc tế, kết quả của các kỳ thi đánh giá năng lực - Ảnh: NAM TRẦN
SchoolRank là công cụ do Trường ĐH FPT phát triển. Đây là công cụ tra cứu xếp hạng học tập đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam. Công cụ được phát triển dựa trên phương pháp luận ATAR của Úc áp dụng cho học sinh phổ thông Việt Nam.
Trường ĐH FPT dùng công cụ này đặt ngưỡng chất lượng nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào năm 2020. Tuy nhiên, mọi học sinh đều có thể sử dụng bảng xếp hạng này miễn phí để tự đánh giá năng lực.
SchoolRank xếp hạng học bạ và xếp hạng kết quả thi THPT dựa trên nguồn số liệu quốc gia về học bạ và kết quả thi THPT. Sử dụng bảng xếp hạng này, thí sinh sẽ biết được mình đứng thứ bao nhiêu toàn quốc về học bạ hay điểm thi THPT.
Trước khi thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể nhập điểm tổng kết 9 môn học cơ bản trong chương trình học tập của lớp 11 và lớp 12 (học kỳ 1). Điểm số của mỗi cá nhân sẽ được tham chiếu dựa trên phổ điểm của học sinh THPT toàn quốc, được thống kê và dự báo trên cơ sở số liệu 5 năm từ năm 2015 tới năm 2019.
Sau khi có điểm thi THPT quốc gia, học sinh cần nhập điểm 6 môn thi. Bảng xếp hạng sẽ dựa trên điểm số thi của tất cả các thí sinh.
TS Lê Trường Tùng, chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH FPT Hà Nội, cho hay: "SchoolRank đánh giá học sinh toàn diện chứ không chỉ tập trung vào điểm trung bình cộng, học lực khá giỏi. Phương pháp luận của SchoolRank chú trọng đánh giá người học có định hướng. Ví dụ những em có điểm trung bình là 8.0, trong đó điểm toán là 9, các điểm còn lại có thể thấp hơn thì vẫn được đánh giá cao. Bởi vì SchoolRank hiểu em này có thiên hướng môn tự nhiên và phù hợp với ngành nào".
SchoolRank cũng tính đến sự chênh lệch về điểm học bạ giữa các địa phương. Năm nay SchoolRank đã có số liệu để tinh chỉnh hệ số chênh lệch giữa các địa phương, dao động từ 0,85 đến 1,13.
"Chúng tôi phải tính tới chuyện chất lượng học bạ của các địa phương không đồng đều. Có nơi học lực học sinh thấp, thầy cô thương trò có nâng điểm. Nên điểm 8 của một học sinh ở tỉnh A có thể không thể bằng điểm 8 của một học sinh học ở địa phương có chất lượng giáo dục tốt hơn", TS Lê Trường Tùng nói.
TS Lê Đông Phương, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Việt Nam (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo), đánh giá về cách làm bảng xếp hạng SchoolRank: "FPT sử dụng big data là công cụ để chọn cái gì đáng tin cậy, trên nền đó đưa ra quyết định. Đây là cách làm khoa học, có căn cứ và có độ tin cậy".
Học phí các trường Kinh tế có tiếng Các trường Kinh tế có rất nhiều chương trình đào tạo, từ đại trà đến liên kết quốc tế với nhiều mức học phí, cao nhất lên tới hàng trăm triệu đồng cho 4 năm. Đại học Ngoại thương Năm 2021, Đại học Ngoại thương tuyển 3.990 sinh viên cho cả ba cơ sở ở Hà Nội, TP HCM và Quảng Ninh. Học...