‘Giáo dục cần chuẩn bị cho con người đủ năng lực sống với thế giới VUCA’
GS. TS. Phạm Tất Dong cho rằng, thế hệ trẻ cần nền giáo dục tạo mọi cơ hội và điều kiện để họ có thể trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, thế hệ học sinh mới cần sự quan tâm đúng mức của hệ thống giáo dục.
Các chuyên gia tại Hội thảo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. (Ảnh: Nguyệt Anh)
Sáng nay (24/11) tại Hà Nội, Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức Hội thảo “Việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng (Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, nền giáo dục nước nhà đã có bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, nâng cao hiệu quả dạy và học. Đồng thời, góp phần phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của con người Việt Nam.
Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học được tăng lên; có sự đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá năng lực người học. Nâng cao chất lượng đầu ra của từng cấp học, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Đặc biệt, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo được tăng lên. Hoàn thành mục tiêu xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông vào năm 2018 và đang tập trung đầu tư bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, tài liệu, sách giáo khoa theo quy định…
TSKH Phan Xuân Dũng nhấn mạnh: “Chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng lên và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín của quốc tế. Tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, học sinh Việt Nam đều đạt được những thành tích vượt trội”.
Tuy nhiên, theo TSKH Phan Xuân Dũng, chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp học, ngành học và giữa các địa phương chưa đồng đều. Năng lực chuyên môn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu với nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục.
“Chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp, chưa thỏa đáng. Đời sống của không ít giáo viên, viên chức giáo dục còn gặp khó khăn, đặc biệt đối với giáo viên trẻ, giáo viên mầm non. Năm 2022, có hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành giáo dục đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy và học”, ông Phan Xuân Dũng nói.
Ngoài ra, theo ông Dũng, công tác phát hành sách giáo khoa ở nhiều địa phương còn bất cập; việc thực hiện tự chủ đại học theo Luật Giáo dục đại học còn bất cập, còn chậm ở một số cơ sở đào tạo.
Video đang HOT
Những thế hệ học sinh mới cần sự quan tâm đúng mức của hệ thống giáo dục
Chia sẻ tại Hội thảo, GS. TS. Phạm Tất Dong cho rằng, thế giới chúng ta đang sống là một thế giới đầy biến động, thay đổi khó lường. Do đó, nền giáo dục cần tính đến điều kiện thích ứng với thế giới VUCA (biến động, bất định, phức tạp, mơ hồ) để có được một chương trình đào tạo phù hợp.
Theo GS Phạm Tất Dong, nhiều nhà khoa học đã kiến nghị với Chính phủ về những kỹ năng cần thiết phải đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp học như kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng học tập suốt đời.
Tuy nhiên, theo ông Dong, hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay không dễ dàng gì đáp ứng chương trình này nếu như vẫn không dứt được cách tổ chức nhà trường với những phương pháp đào tạo lạc hậu, với việc đề ra mọi quy định làm khó dễ giáo viên mà không liên quan đến việc nâng cao tay nghề cho nhà giáo…
Sự bùng nổ của các công nghệ cao sẽ làm cho thế hệ Alpha trở thành thế hệ có năng lực kết nối toàn cầu. (Ảnh: Đinh Thị Mỹ Huệ)
Do đó, ông Phạm Tất Dong nhận đinh, những thế hệ học sinh mới cần sự quan tâm đúng mức của hệ thống giáo dục. Trước hết, tại các lớp mẫu giáo, từ năm 2018, các em nhỏ đều thuộc thế hệ Alpha. Đó là thế hệ sinh ra trong giai đoạn 2013-2025. Tính ra, đứa trẻ lớn tuổi nhất của thế hệ Alpha tính đến năm 2022 mới lên 9 tuổi. Phải đến năm 2033, đội ngũ lao động quốc gia mới bắt đầu có thành viên thuộc thế hệ này.
Từ khi lọt lòng, thế hệ Alpha (nói chung trên thế giới) đã được sống trong thế giới công nghệ hiện đại, đắm mình trong môi trường số. Nhiều nhà khoa học coi thế hệ Alpha là Digital Natives, tức là những người có tố chất – 5 kỹ thuật số “bẩm sinh”. Họ gọi thế hệ này bằng nhiều tên khác nhau như “Thế hệ kính”, “Thế hệ màn hình”, “Thế hệ Internet”.
Sự bùng nổ của các công nghệ cao sẽ làm cho Alpha trở thành thế hệ có năng lực kết nối toàn cầu. Trẻ em thuộc thế hệ Alpha sẽ học tập, làm việc, đi du lịch giữa các quốc gia mà không gặp rào cản nào về ngôn ngữ và văn hóa. Thế hệ Alpha sẽ bao gồm những “Công dân toàn cầu”.
Cũng theo ông Phạm Tất Dong, thế hệ Alpha sẽ định nghĩa lại khái niệm “việc làm”, thay đổi các mô hình trường học và mô hình giáo dục. Với thế hệ này, học tập suốt đời sẽ là một lẽ sống. Có thể, thế hệ Alpha sẽ làm mờ dần ranh giới địa lý, văn hóa, ngôn ngữ truyền thống của quốc gia nhờ kết nối toàn cầu.
“Liệu nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 có chuẩn bị cho các em nhỏ Alpha đang học tiểu học năm nay theo hướng công dân toàn cầu, hay chỉ lo bắt trẻ nhồi nhét những kiến thức không cần thiết cho tương lai của chúng để suốt ngày học để thi với tầm bằng vô bổ?”, GS Phạm Tất Dong đặt vấn đề.
Bên cạnh đó, GS. Phạm Tất Dong đề cập thêm về “đàn anh” của thế hệ Alpha là thế hệ Z (Generation Z – Gen Z) – thế hệ sinh ra trong giai đoạn 1997 – 2012. Đó là thế hệ học ngoại ngữ nhanh hơn thế hệ cha anh, có năng lực học trực tuyến, có tư duy phản biện sắc sảo. Người ta gọi thế hệ Z là “Thế hệ công nghệ”, “Thế hệ Mạng”, Thế hệ kỹ thuật số”.
GS. Phạm Tất Dong nhấn mạnh “Thế hệ này đang trải nghiệm thế giới VUCA. Họ cần nền giáo dục tạo mọi cơ hội và điều kiện để họ có thể trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Thực hiện nghiêm túc chính sách phát triển giáo dục mầm non
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đề nghị lãnh đạo các địa phương chú trọng, thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính sách, các quy định về quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội.
Ngày 20/10, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ngô Thị Minh chủ trì Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ điểm cầu Bộ GD&ĐT tới các Sở GD&ĐT trong cả nước. Tại điểm cầu Bộ GD&ĐT có sự tham dự của đại diện một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tổ chức quốc tế; Ban Phụ nữ Quân đội.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Bộ GD&ĐT. Ảnh: TT
Ngay khi có Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình thực hiện chính sách và góp ý đối với dự thảo chính sách phát triển giáo dục mầm non của địa phương.
Bộ GD&ĐT đã ban hành cách văn bản quy định thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ về thủ tục thực hiện chính sách sách hỗ trợ ăn trưa, trợ cấp trẻ em con công nhân và hỗ trợ đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.
Bộ GD&ĐT cũng đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP được tốt nhất. Cụ thể, trong 2 năm thực hiện Nghị định, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non; tham mưu Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại cơ sở giáo viên mầm non.
Tuy nhiên, sau 2 năm việc thực hiện Nghị định vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Quá trình tham mưu, ban hành văn bản quy định mức hỗ trợ cụ thể theo thẩm quyền ở một số địa phương còn chậm. Đến nay, vẫn còn một số địa phương chưa ban hành Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh quy định việc thực hiện chính sách địa phương. Vẫn còn hơn 20 tỉnh chưa ban hành Nghị quyết Hội đồng Nhân dân quy định mức hỗ trợ cụ thể đối với trẻ em và giáo viên mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở địa bàn có khu công nghiệp.
Cùng với đó, công tác quy hoạch và phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non tại nhiều địa phương chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân. Các khu công nghiệp, khu đô thị đông dân cư vẫn còn tình trạng thiếu trường, lớp.
Đầu tư cho giáo dục mầm non tại một số địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách hạn hẹp của nhà nước và mới chỉ tập trung cho các cơ sơ giáo dục mầm non công lập. Các ý kiến cũng chỉ ra thu nhập của giáo viên mầm non, nhất là của giáo viên mầm non ngoài biên chế, nhân viên nuôi dưỡng hiện nay còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, chưa tương xứng với cường độ lao động và tính chất công việc. Đồng thời, mức hỗ trợ chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non còn thấp.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TT
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh khẳng định, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP về chính sách phát triển giáo dục mầm non là một văn bản quan trọng. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo sát sao, các địa phương tích cực tham mưu và triển khai thực hiện; đã có nhiều cách làm, phương pháp để thực hiện Nghị định này.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non để tham mưu và quy định theo thẩm quyền bổ sung những vấn đề mới, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non.
Bộ GD&ĐT cũng sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3 - 4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2023-2030" và Đề án "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030". Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non; tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; ban hành và tham mưu ban hành các văn bản tháo gỡ khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện chính sách.
Đặc biệt, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ nhà giáo, nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, tình yêu thương đối với trẻ thông qua các chương trình, đề án và xây dựng nguồn tài liệu trực tuyến để các địa phương khai thác, sử dụng.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị lãnh đạo các địa phương chú trọng, thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính sách, các quy định về quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Bảo đảm việc phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Ngành Giáo dục các địa phương cần tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu thực hiện đúng, đủ các quy định tại Nghị định số 105; đặc biệt tham mưu Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng Nhân dân ban hành danh mục dịch vụ công không sử dụng ngân sách nhà nước, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy định khung giá và mức giá dịch vụ trong cơ sở Giáo dục mầm non công lập. Phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và giáo viên mầm non và các chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non ở khu vực có khu công nghiệp theo quy định.
Cùng với đó, các địa phương cũng cần quan tâm quy hoạch quỹ đất xây dựng cơ sở giáo dục mầm non trong kế hoạch sử dụng đất của địa phương; có chính sách phù hợp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; tăng cường quản lý và có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ lành mạnh, thân thiện và an toàn./.
Bộ trưởng Giáo dục trải lòng về vô số chữ 'phải' ập đến trong đầu Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, cứ mỗi buổi chiều, trong đầu ông có vô số những chữ 'phải phải phải',... ập đến. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ về nhiều vấn đề...