Giáo dục ba chân và một… gậy
Với thế chân kiềng dựa vào ba trụ cột mà giáo dục và đào tạo Việt Nam vẫn chưa vững thì cần thêm cái gì?
Báo điện tử Hanoimoi.com.vn số ra ngày 13/05/2021 có bài: “Giáo dục và đào tạo phải lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường là nền tảng, giáo viên là động lực”.
Bài báo nêu 10 nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành Giáo dục và Đào tạo, trong đó nhiệm vụ thứ ba là:
“Tư tưởng chỉ đạo giáo dục và đào tạo là phải lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường là nền tảng, giáo viên là động lực. Bộ phải bám sát chỉ đạo này để hoạch định chính sách, xây dựng thể chế phù hợp để làm rõ và vận hành có hiệu quả mối quan hệ “nhà trường, học sinh và giáo viên”; đổi mới mạnh mẽ tư duy từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực, phẩm chất toàn diện cho học sinh”. [1]
Theo quan điểm nêu trên, giáo dục phải theo thế chân kiềng, nói nôm na là dựa vào ba chân (trụ cột) gồm: “học sinh – nhà trường – giáo viên”.
Ba tháng sau, ngày 28/8/2021, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ý kiến:
“Tôi đề nghị nghiên cứu thêm phương châm “lấy nhà trường làm nền tảng”, “lấy thầy giáo làm động lực” để bổ sung cho phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”. [1]
Vì sao Thủ tướng lại đề nghị “nghiên cứu thêm phương châm lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy giáo làm động lực”?
Tám năm trước, báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh từng đăng bài viết: “Bàn về quan điểm giáo dục: “Lấy người học làm trung tâm”. [2]
Bài báo này cho thấy thời điểm đó, đối tượng người học bắt đầu được quan tâm và được nâng tầm trở thành “trung tâm”, cùng lúc đó quan điểm “không thày đố mày làm nên” đã được để sang bên cạnh và chưa thấy đề cập đến vai trò của nhà trường.
Vấn đề là Thủ tướng chỉ “đề nghị” còn ai hoặc cơ quan nào quyết định sắp xếp thứ tự ba phương châm nêu trên – trong đó yếu tố nhà giáo được để ở vị trí cuối cùng thì chưa rõ.
Dẫu Bộ Giáo dục và Đào tạo có tuân theo quan điểm lấy học trò làm trung tâm thì vẫn có những ý kiến nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhà giáo, tuy nhiên bài viết này sẽ không bàn việc chọn đối tượng làm trung tâm (của hoạt động giáo dục đào tạo) mà nói về khía cạnh khác.
Thế chân kiềng được xem là thế vững chắc nhất vì Toán học đã khẳng định qua ba điểm luôn tạo được một mặt phẳng.
Vậy phải chăng dựa vào ba trụ cột “học sinh – nhà trường – giáo viên”, giáo dục Việt Nam đã có một thế đứng vững chắc?
Câu trả lời là chưa.
Với thế chân kiềng dựa vào ba trụ cột mà giáo dục và đào tạo Việt Nam vẫn chưa vững chắc thì cần thêm cái gì?
Trước khi trả lời câu hỏi này, cần điểm qua một vài sự kiện trong vòng 04 năm qua.
Gian lận điểm thi năm 2018 là vụ bê bối điểm thi chưa từng có trong các kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia. (Ảnh: Vietnamnet)
Năm 2018: Tỉnh ủy Quảng Bình kỷ luật khiển trách ông Đinh Quý Nhân, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh. Cùng năm, Tỉnh ủy Kiên Giang kỷ luật bà Nguyễn Thị Minh Giang, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo với hình thức khiển trách.
Năm 2019: ông Hoàng Tiến Đức, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La bị cách hết mọi chức vụ trong Đảng và chính quyền; ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình bị cách chức Giám đốc sở; ông Vũ Văn Sử, Tỉnh uỷ viên, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang bị khai trừ ra khỏi đảng. Cả ba người này đều liên quan đến vụ gian lận thi cử năm 2018.
Video đang HOT
Năm 2020: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã thông báo kết quả họp kỳ thứ 3 và thứ 4, trong đó nêu rõ những vi phạm của ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh…”.
Năm 2021: Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ đang xem xét xử lý đối với bà Trần Hồng Thắm, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy theo đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ.
Trong năm 2021, cơ quan chức năng đã bắt tạm giam các ông, bà:
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên Nguyễn Văn Kiên;
Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh Vũ Liên Oanh;
Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Hằng,…
Rõ ràng là đã có một số Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh bị kỷ luật Đảng hoặc bị bắt giam vì phạm tội hình sự,…
Những thống kê nêu trên chỉ mới dừng ở chức vụ Giám đốc sở, nếu mở rộng xuống các chức vụ thấp hơn (Phó Giám đốc sở, trưởng phòng,…) thì số lượng không biết sẽ thế nào.
Với thực trạng một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục bị kỷ luật, truy tố như vậy, chuyện tồn tại yếu kém của ngành giáo dục mà hàng loạt tờ báo đề cập không có gì là khó hiểu.
Và điều này cho thấy nếu giáo dục Việt Nam chỉ quan tâm đến ba trụ cột là học sinh, nhà trường và nhà giáo mà bỏ quan đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục từ Bộ xuống địa phương thì khó mà đạt được những mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo như Nghị quyết 29-NQ/TW đề ra.
Phải chăng chính vì điều này nên yêu cầu thứ tư mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ Giáo dục và Đào tạo là:
“Tăng cường công tác xây dựng Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý Nhà nước và trong quản trị cơ quan Bộ. Hầu hết các trường hợp bị xử lý kỷ luật trong thời gian qua đều có vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ tại cơ quan, đơn vị. Đây là bài học sâu sắc cần được các cấp ủy nghiêm túc rút kinh nghiệm”. [1]
Không phải ngẫu nhiên Thủ tướng Chính phủ phải nói đến kỷ luật, kỷ cương trong quản trị “cơ quan Bộ”?
Nhắc nhở của Thủ tướng Chính phủ liệu có cho thấy điều gì đó chưa ổn trong hoạt động của cơ quan đầu não về giáo dục và đào tạo nước nhà?
Liệu chỉ cần chú ý đến “nguyên tắc tập trung dân chủ tại cơ quan, đơn vị” hay còn khá nhiều lĩnh vực khác cũng phải chú ý, chẳng hạn:
Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa có vi phạm gì không khi để lọt hàng loạt sai sót trong nhiều đầu sách giáo khoa mới phát hành?
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có sai phạm gì không trong việc đấu thầu giấy in, liên kết in ấn, phát hành sách giáo khoa?
Bao giờ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có đánh giá, tổng kết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đặc biệt là chuyện hình thành các môn tích hợp?
Chất lượng giảng dạy sẽ thế nào nếu tới đây, một giáo viên sẽ phải dạy hai phân môn trong môn Nghệ thuật, môn Lịch sử và Địa lý, hoặc phải dạy ba phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong môn Khoa học tự nhiên?
Không chỉ Thủ tướng đương nhiệm nhắc nhở, Thủ tướng nhiệm kỳ trước cũng từng yêu cầu “Làm rõ những sai phạm liên quan của các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô”. [3]
Mới nhất, Cơ quan tố tụng cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý việc thực hiện quy chế tuyển sinh, đào tạo, chưa chỉ đạo kịp thời công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đối với Đại học Đông Đô đúng quy định.
Đến đây thì đã đủ tư liệu để trả lời câu hỏi ngoài ba trụ cột “học sinh – nhà trường – nhà giáo” giáo dục Việt Nam cần thêm cái gì?
Đó là cần thêm chiếc gậy.
Chiếc gậy không phải để chống thêm cho ba chân kiềng.
Chiếc gậy để răn đe những ai nhăm nhe thò tay vào các vụ mua sắm vật tư giáo dục.
Chiếc gậy để trừng phạt những ai vi phạm pháp luật, để giữ cho môi trường giáo dục thực sự trong sạch./.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Giao-duc/999272/giao-duc-va-dao-tao-phai-lay-hoc-sinh-lam-trung-tam-nha-truong-la-nen-tang-giao-vien-la-dong-luc
[2]https://www.giaoduc.edu.vn/ban-ve-quan-diem-giao-duc-lay-nguoi-hoc-lam-trung-tam.htm
[3] https://kiemsat.vn/bang-gia-tai-dai-hoc-dong-do-thu-tuong-yeu-cau-xu-ly-nghiem-theo-quy-dinh-phap-luat-60685.html
Nhiều trường mầm non tư thục ở TP.HCM 'cầu cứu' Chính phủ
Đóng cửa liên tục nhiều tháng liền, lại phải gánh các khoản chi phí lớn khiến nhiều trường mầm non tư thục ở TP.HCM rơi vào cảnh kiệt quệ, phá sản... Họ có thư kiến nghị gửi lên Chính phủ với mong muốn có chính sách hỗ trợ phù hợp.
Nhiều chủ cơ sở đồng ký đơn kiến nghị, mong được hỗ trợ
Mới đây, nhiều chủ trường trường mầm non tư thục ở TP.HCM đã có thư (thư ký tên điện tử) kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.
Thư kiến nghị của các chủ cơ sở trường mầm non ở TP.HCM - CHỤP MÀN HÌNH
Thư kiến nghị mong Chính phủ có các chính sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tư thục mầm non trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh kéo dài.
Trường mầm non tư thục gặp khó khăn khi phải đóng cửa liên tục trong hai năm qua - N.N
Theo thư kiến nghị, các trường mầm non tư thục đang trong bối cảnh vô cùng khó khăn vì là một trong những lĩnh vực đầu tiên phải ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Đến nay, khi hầu hết dịch vụ được hoạt động trở lại thì các trường học vẫn chưa xác định được đến khi nào mới mở cửa.
Trong năm 2020, các cơ sở mầm non tư thục ở TP.HCM phải đóng cửa 3,5 tháng. Riêng năm nay các trường đóng cửa hơn 5 tháng liên tục kể từ hôm 10.5. Dưới tác động của dịch Covid-19, hàng trăm cơ sở mầm non đã phải giải thể và hàng nghìn giáo viên mất việc.
Các chủ cơ sở xác nhận đã ký thư kiến nghị - CHỤP LẠI MÀN HÌNH
"Với áp lực từ tiền thuê mặt bằng và hỗ trợ giáo viên, nhân viên, nếu tình hình ngưng hoạt động tiếp tục kéo dài thì sẽ có nhiều hơn cơ sở giáo dục mầm non tư thục buộc phải đóng cửa", thư kiến nghị nêu thực trạng khó khăn hiện nay.
Các cơ sở mầm non đồng thời đã làm đơn kiến nghị trực tuyến và đã có 250 chữ ký của các giáo viên, chủ trường mầm non.
Kiến nghị nhiều chính sách hỗ trợ đối với mầm non tư thục
Trong thư kiến nghị, các trường mầm non đề xuất nhiều chính sách mong muốn được hỗ trợ.
Hàng trăm trường mầm non tư thục phải đóng cửa, hàng nghìn giáo viên mầm non mất việc vì dịch Covid-19 - NGUYỄN LOAN
Cụ thể, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong ngành giáo dục mầm non tư thục gồm nhiều điểm như:
Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non tư thục đáp ứng đủ Bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch trong trường học của Sở GD-ĐT TP.HCM được sớm hoạt động trở lại.
Tổ chức đối thoại giữa đại diện các cơ sở giáo dục mầm non tư thục và đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM, Sở Y tế, UBND TP.HCM để thảo luận các phương án nhằm tháo gỡ khó khăn, đóng góp ý kiến đảm bảo môi trường lớp học an toàn trong mùa dịch và bảo vệ sức khỏe của học sinh, ví dụ tổ chức xét nghiệm định kỳ...
Hỗ trợ các gói vay tín dụng để doanh nghiệp trang trải các chi phí cơ bản như tiền thuê nhà, tiền lương các bộ phận túc trực tại khuôn viên trường, chi phí sữa chữa cơ sở vật chất sau thời gian dài không sử dụng; hỗ trợ giãn nợ, khoanh nợ đối với các khoản vay tín dụng cho doanh nghiệp hoặc cho các chủ nhà thế chấp tài sản cho ngân hàng là địa điểm trường học...
Chủ cơ sở xác nhận đã ký thư kiến nghị - CHỤP LẠI MÀNH HÌNH
Miễn giảm chi phí điện, nước, Internet phát sinh trong thời gian ngưng hoạt động; miễn giảm phí BHXH, y tế; miễn giảm các loại thuế phải đóng như thuế thu nhập cá nhân của người lao động, thuế thu nhập doanh nghiệp...
Còn đối với cán bộ, nhân viên giáo viên ngành mầm non tư thục, các trường kiến nghị cơ quan chức năng hỗ trợ ưu tiên chích vắc xin cho giáo viên, cán bộ và nhân viên từ địa phương khác quay trở lại TP.HCM làm việc.
Đề xuất Chính phủ có gói hỗ trợ riêng dành cho giáo viên và công nhân viên làm việc trong ngành giáo dục.
"Việc chăm lo được đời sống giáo viên nhân viên sẽ đảm bảo lực lượng lao động trong lĩnh vực này để các phụ huynh yên tâm tham gia vào lao động sản xuất, góp phần vào quá trình bình thường mới theo mục tiêu của Chính phủ. Hỗ trợ giới thiệu việc làm cho các nhân viên giáo viên trực thuộc doanh nghiệp giáo dục mầm non trong thời gian chờ đợi trường học được mở cửa trở lại", thư kiến nghị của các trường nhấn mạnh.
Thư kiến nghị của các trường mầm non tư thục gửi đến Văn phòng chính phủ - CHỤP MÀN HÌNH
Là một trong những chủ trường cùng đồng đơn kiến nghị, anh Nguyễn Minh Tuấn (chủ trường mầm non tư thục Ngôi Làng Vui Vẻ, Q.Bình Thạnh) cho biết mọi người đã gửi kiến nghị lên văn phòng Chính phủ thông qua Cổng thông tin điện tử. Họ cũng đang tiếp tục lấy ý kiến và chữ ký của các chủ trường, giáo viên ở nhiều cơ sở khác với hy vọng nhận được phản hồi từ phía cơ quan chức năng.
Tương tự, là người khởi xướng vụ việc, bà Lâm Bội Linh, thành viên HĐQT của Hệ thống trường mầm non Kid's Club (TP.HCM) cho biết các trường mầm non, dù hệ thống lớn hay trường nhỏ đều đang lay lắt giữ trường. "Mong nhà nước xem xét kiến nghị để có những phương án hỗ trợ cho cộng đồng trường mầm non tư thục và người lao động để ngành được tiếp tục tồn tại. Nếu các cơ sở mầm non tư thục phải đóng cửa hàng loạt thì sẽ tạo thêm nhiều gánh nặng cho mầm non công lập vì nhu cầu gửi con của phụ huynh tại TP.HCM là rất lớn", bà Linh chia sẻ.
Giải pháp nào để chữa bệnh "gian dối" trong giáo dục? Ở mỗi cấp học, sự gian dối biểu hiện ở các mức độ khác nhau, từ quay cóp, đạo văn cho đến mua điểm, chạy chứng chỉ... tuy nhiên căn bệnh này không phải "vô phương cứu chữa". "Học thật, thi thật, nhân tài thật" là một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra...