Giáo dục 2013 sẽ hết lạc đường
“Tôi mong rằng hãy khai phóng một cuộc tranh luận rộng rãi để vạch ra đầy đủ triết lý lạc hậu. Tranh luận toàn quốc, không cần kiêng dè để đi đến đồng thuận” – GS Nguyễn Ngọc Lanh mong muốn.
Dưới đây là mong ước của đại diện giáo giới, nhà tuyển dụng, sinh viên…về “bức tranh” giáo dục 2013. Còn đề xuất của bạn để giáo dục 2013 hết lạc đường.
GS Nguyễn Ngọc Lanh: “2013 phải thống nhất được triết lí giáo dục”
Năm 2013 tôi mong rằng hãy khai phóng một cuộc tranh luận rộng rãi nhất từ trước đến nay, để vạch ra đầy đủ thứ triết lý lạc hậu đang chi phối giáo dục nước nhà; và tranh luận toàn quốc, không cần kiêng dè để đi đến đồng thuận về một triết lý tiến bộ, phù hợp.
Ảnh minh họa.
Điều tôi trăn trở nhất trong 2012 là ta chưa chặn được cái đà xuống dốc của giáo dục nước nhà, giống như một cơ thể suy dinh dưỡng bị xử lý sai, do vậy thể trạng ngày càng suy sụp. Chúng ta có một số biện pháp đối phó với tình thế, thu được một số kết quả, nhưng vẫn chỉ là “rách đâu, vá đấy”, sửa cái ngọn.
Cần đổi mới mọi mặt, nhưng trước hết là đổi mới triết lý và mục tiêu. Đây chính là nguyên nhân khiến GD nước ta lạc hậu, lạc lõng và lạc đường.
PGS.TS – Nhà giáo ưu tú Trần Hữu Tá: “Mong nước mắt nhà giáo không chảy vào trong”
GDVN như một cơ thể mà “lục phủ ngũ tạng” đều có bệnh và môt số bệnh khá trầm trọng. Để phát triển GD, nhà nước cần chọn một vài trọng điểm đột phá, mang tính lan tỏa. Trước hết và chủ yếu cần sớm có kế hoạch cụ thể đổi mới toàn diện và triệt để GD như chỉ thị của Đảng đề ra…
Video đang HOT
PGS.TS – Nhà giáo ưu tú Trần Hữu Tá.
Bước sang năm 2013, tôi mong được đọc một bản kế hoạch hoàn chỉnh, tích cực, sâu sắc về đổi mới GD, thấy được một vài hoạt động mang tính đột phá có tác dụng trông thấy được…để nhân dân yên tâm rằng, vấn đề đang triển khai có triển vọng và kết quả, đời sống GV phải thực sự được quan tâm. Cụ thể là GV sẽ được thưởng tết bình đẳng như cán bộ công nhân viên các ngành khác, chứ không phải là một sự chiếu cố trợ giúp.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng – trường THPT Nguyễn Khuyến TP.HCM: “Cần quan tâm hơn đến người thầy”
Nghề giáo là một công việc rất đặc thù, người thầy dù nghèo khó nhưng trên bục giảng cần phải chỉn chu, tươm tất. Người GV không đòi hỏi có cuộc sống cao sang nhưng làm sao vừa làm tốt nghề mà vẫn duy trì được cuộc sống, do vậy người thầy cần được quan tâm nhiều hơn.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng.
Hiện nay, mức độ tôn trọng của phụ huynh với GV đang thấp dần. Xã hội tôn trọng nghề giáo không được mười phần như ngày xưa thì nên được một phần để người thầy đứng trên bục cảm thấy hạnh phúc vì được tôn trọng. Qua vấn đề này, nhà nước và các cơ quan cũng cần quan tâm vấn đề đạo đức học sinh hơn nữa; ngoài việc cải tiến các môn học chính, cần có cải tiến lại môn giáo dục công dân, giáo dụccho học sinh những điều gần gũi nhất.
Em Vũ Kim Khánh: “Quan tâm tới các học sinh vùng sâu, vùng xa”
Là một học sinh ở thành phố, em thấy việc Bộ GD-ĐT cho dùng chung một cuốn SGK trong cả nước là hơi chênh lệch. Đối với những bạn ở thành phố dễ có điều kiện, thời gian và được đầu tư nhiều hơn nên cần được tăng cường học thêm môn chuyên về Toán, tiếng Anh… Trong khi đó ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, nhiều bạn mong muốn được đi học nhưng do không có điều kiện là một thiệt thòi lớn.
Vũ Kim Khánh.
Theo Khánh, Việt Nam là một đất nước có nhiều nhân tài, nhưng điều kiện về học tập còn hạn chế, nhiều học sinh không có đủ tiền và điều kiện để theo học. Khánh mong nhà nước sẽ đầu tư cho các bạn miền núi nhiều hơn nữa, dù khó khăn, nhưng em vẫn tin và mong các bạn học tốt.
Mẹ thủ khoa Lê Dức Duẩn: “Mong giới trẻ chọn được đường đi đúng đắn…”
Những ngày cuối năm, gọi điện cho Duẩn nhưng cô Thu – mẹ Duẩn cầm máy. Cô Thu phấn khởi cho biết: Duẩn nhờ rèn luyện và ăn uống điều độ trong môi trường quân đội đã lên được 7kg. Cô dù còn ốm cũng đã tăng được 1kg….
Hỏi cô mong ước gì cho năm 2013 tới, người mẹ chỉ cười “cô mong Duẩn phải cố gắng học tập để giữ được kết quả, không phụ lòng mọi người. Mong con sẽ luôn khắc cốt việc học để sau giúp người”.
Với các cháu và gia đình cô chỉ hi vọng dù không thi đỗ ĐH,CĐ nhưng các cháu biết chọn cho mình đường đi đúng đắn, học nghề cũng tốt miễn sau sớm có việc làm phù hợp để giúp gia đình.
Cô Thu cũng mong những hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học sẽ luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của xã hội để sự học không bị đứt đoạn.
Ông Vũ Tuấn Anh, GĐ điều hành Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lí: “Mong mỗi SV có khả năng là một lao động tự lập”
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo cho doanh nghiệp, các tổ chức lớn trong và ngoài nước về công tác đào tạo SV – trong năm 2013 ông mong muốngiáo dục nước nhà cần cân nhắc khả năng thực hiện các nghiên cứu khoa học có tính chất ứng dụng thực tiễn cao.
Các thầy cô giảng dạy cần phải chủ động tham gia vào nghiên cứu và các hoạt động tại doanh nghiệp. Bản thân các thầy cô cần phải là những đầu tầu kết nối với các đơn vị bên ngoài.
Các chương trình đào tạo tại đại học tập trung dạy cho các bạn sinh viên về khả năng tư duy hệ thống, phương pháp luận và giải quyết vấn đề, sáng tạo, tư duy độc lập. Dựa trên những điều đó người sinh viên sẽ trở thành chủ thể học tích cực thay vì là chủ thể học bị động như hiện nay…
Theo Vietnamnet
"Ghi điểm" trong hồ sơ xin việc
Xu hướng tuyển dụng của nhiều công ty lớn hiện nay cho thấy sinh viên mới tốt nghiệp nếu có một bảng điểm xuất sắc vẫn chưa đủ mà cần phải có kiến thức bao quát và sự tự tin vào bản thân.
Theo kinh nghiệm của nhiều du học sinh, chính hoạt động ngoại khóa trong thời gian du học không những giúp họ giảm căng thẳng sau những giờ học mà còn tạo cơ hội để nổi trội trong mắt nhà tuyển dụng ở giai đoạn xin việc sau này.
Bạn Trần Lam Anh, cựu sinh viên Trường EF Brittin (Anh), cho biết: Ở trường đại học, tôi tham gia vào rất nhiều hoạt động ngoại khóa của trường và điều này đã giúp tôi rất nhiều khi nộp đơn xin việc tại một công ty lớn. Trên trang web của nhiều công ty lớn đều thể hiện điều này trong tiêu chuẩn tuyển dụng của họ. Rất nhiều người đạt được kết quả học tập cao nhưng cũng không kiếm được việc.
Nguyễn Duy được lên một tờ báo địa phương trong trận đá bóng tranh giải của địa phương này
Nguyễn Duy, cựu du học sinh tại Mỹ, cũng nhấn mạnh các bạn du học sinh cần tham gia nhiều các hoạt động xã hội cũng như tình nguyện. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm việc làm sau này của các bạn vì các công ty nước ngoài thường quan tâm nhiều đến những ứng viên có tham gia các hoạt động xã hội và tình nguyện. Bản thân Duy đã tham gia vào đội bóng đá của địa phương và việc thi đấu, tranh giải đã trở thành những trải nghiệm đầy thú vị, không thể nào quên trong quãng thời gian du học của Duy.
Việc tham gia vào các câu lạc bộ TDTT của nhà trường, địa phương không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe mà còn phát triển kỹ năng mềm quan trọng là kỹ năng làm việc nhóm, rất cần thiết cho công việc sau này. Nhiều bạn cũng tham gia vào các câu lạc bộ những người có cùng sở thích như du lịch, âm nhạc, điện ảnh...
Hoặc như bạn Trần Hoàng Kim Ngân, du học sinh tại New Zealand, tham gia các chuyến picnic và những hoạt động thể thao, giải trí ngoài trời (leo núi, câu cá, đua thuyền) và chương trình ngoại khóa từ thiện do trường tổ chức giúp bạn trở nên tự tin, giảm bớt căng thẳng trong học tập, có nhiều bạn bè và kinh nghiệm sống...
Theo người lao động
Mất cơ hội vì thiếu kỹ năng Sinh viên (SV) còn thiếu và yếu kỹ năng mềm là vấn đề không mới nhưng vẫn làm đau đầu nhiều nhà tuyển dụng. Những cảnh báo về thực trạng này đã có nhưng làm sao để lấp khoảng trống đó lại là chuyện không dễ. Trong buổi trao học bổng của Công ty Ernst & Young và ACCA mới đây dành cho...