Giao dịch chứng khoán chiều 23/6: Thót tim
Nhà đầu tư đã có những giây phút thót tim ngay khi thị trường bước vào phiên giao dịch chiều nay (23/6).
Trong phiên giao dịch sáng, VN-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu, nhưng thị trường đã sôi động hơn so với 3 phiên vừa qua khi dòng tiền đầu cơ hoạt động tốt. Trong đó, đáng chú ý, trong khi một số mã có dấu hiệu hạ nhiệt, thì FLC lại nổi sóng sau thông tin ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu.
Thực tế, VN-Index đã gặp thử thách tại mức 870 điểm từ phiên hôm qua 22/6 khi liên tục gặp sức ép mỗi khi leo qua ngưỡng cản mạnh này. VN-Index chỉ không giảm điểm nhờ vào sự tích cực của dòng tiền.
Trong phiên hôm nay 23/6, VN-Index tiếp tục mắc kẹt tại ngưỡng cản này khi nhóm cổ phiếu lớn loay hoay tìm xu hướng, cho dù dòng tiền vẫn đều đặn chảy vào thị trường. Theo đó, diễn biến giằng co nhẹ được duy trì trong suốt phiên sáng.
Tuy nhiên, bước vào phiên giao dịch chiều, nhà đầu tư đã có những giây phút thót tim. Theo đó, ngay khi bước vào phiên chiều, lực bán bất ngờ gia tăng mạnh, đẩy VN-Index giảm theo chiều thẳng đứng, xuống dưới ngưỡng 865 điểm..
Tuy nhiên, cũng như những phiên gần đây, dòng tiền luôn chực chờ cơ hội săn cổ phiếu giá thấp, nên ngay khi VN-Index lùi sâu, tiền bắt đáy nhanh chóng vào cuộc, giúp thị trường trở lạ trạng thái cân bằng. Dù vậy, lực cầu không đủ sức kéo VN-Index trở lại tham chiếu.
Đóng cửa, với 190 mã tăng và 198 mã giảm, VN-Index giảm 3,08điểm (-0,35%) về 868,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 455,39 triệu đơn vị, giá trị 6.831,06 tỷ đồng, tăng 30% về khối lượng và 28% về giá trị so với phiên 22/6. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 54,72 triệu đơn vị, giá trị 1.614 tỷ đồng.
Việc dòng tiền không còn tập trung quá mạnh khiến nhóm cổ phiếu bluechips phân hóa rõ nét trong phiên hôm nay. Trong khi VIC, VHM, VRE, TCB, BID, CTG… giảm điểm, thì VCB, VPB, VNM, MSN, VJC, GAS… điểm, song mức tăng – giảm không mạnh, chủ yếu dưới 2%.
Tuy nhiên, CTD ghi nhận phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp lên 72.500 đồng sau thông tin bầu thành viên HĐQT mới, thanh khoản mạnh với 2,26 triệu đơn vị và còn dư mua trần khá lớn.
Đáng chú ý, dòng tiền đã hướng mạnh đến nhóm chứng khoán, giúp nhóm này đồng loạt tăng mạnh cả về điểm số lẫn thanh khoản, trong đó SSI 5,9% lên 16.100 đồng và khớp tới hơn 14 triệu đơn vị, HCM 5,2% lên 20.400 đồng và khớp 5,2 triệu đơn vị, VND 4,5% lên 13.800 đồng và khớp 1,65 triệu đơn vị…
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC duy trì sắc tím ở mức giá 4.090 đồng sau khi Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu. Các mã HAI, FIT cũng tăng trần, trong khi AMD 6,4%, ROS 2,8%. FLC và ROS cùng khớp gần 24 triệu đơn vị.
Dẫn đầu thanh khoản là HQC với hơn 32 triệu đơn vị được sang tên, song giảm 6,4% về 1.910 đồng. Nhiều mã nóng khác cũng giảm mạnh như ITA, KBC, DLG, LDG, SCR…, riêng TNI, DBC, QBS… giảm sàn.
Video đang HOT
Với DBC, phiên giảm sàn này (về 49.500 đồng) đã ngắt chuỗi tăng liên tục ở con số 5, trong đó 3 phiên tăng trần. Còn TNI là phiên sàn thứ 8 (7 phiên liên tục) trong 9 phiên gần nhất.
Trên sàn HNX, đã có những nỗ lực hồi phục sau nhịp giảm mạnh đầu phiên chiều, nhưng sự phân hóa của nhóm cổ phiếu trụ khiến chỉ số sàn này chưa thể về được tham chiếu.
Đóng cửa, với 90 mã tăng và 76 mã giảm, HNX-Index giảm 0,1 điểm (-0,09%) về 114,63 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 70,48 triệu đơn vị, giá trị 656,11 tỷ đồng, tăng 23% về khối lượng và 28% về giá trị so với phiên 22/6. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,67 triệu đơn vị, giá trị gần 70 tỷ đồng.
Nhiều mã vốn hóa lớn nhất vẫn còn giảm, dù không mạnh những vẫn tạo sức ép lên chỉ số: ACB -0,4% về 24.00 đồng, SHB -2,1% về 14.200 đồng, các mã CEO, TVC, TNG, PVC giảm từ 1-2%.
Tương tự HOSE, nhóm chứng khoán trên HNX cũng tăng mạnh, trong đó SHS, BVS, MBS… cùng tăng khoảng 6%.
HUT dẫn đầu thanh khoản với 6,5 triệu đơn vị, nhưng đứng giá 2.700 đồng. Các mã MBG, KLF, SHS khớp 5-6 triệu đơn vị; ART, PVS, ACB, SHB, NVB khoảng 3 triệu đơn vị.
Trên sàn UPCoM, diễn biến cũng tương đồng với 2 sàn niêm yết khi không đủ sức leo về tham chiếu, cho dù thanh khoản tốt.
Đóng cửa, với 90 mã tăng và 74 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,07%) về 56,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 23,1 triệu đơn vị, giá trị 280,86 tỷ đồng, tương đương về khối lượng và tăng 17% về giá trị so với phiên 22/6. Giao dịch thỏa thuận có gần 4 triệu đơn vị, giá trị gần72 tỷ đồng.
Trong 4 mã có thanh khoản cao nhất sàn, chỉ C4G 5,8% lên 7.300 đồng, còn LPB và PPI đứng giá 9.000 đồng và 700 đồng, BSR -1,4% về 7.300 đồng.
LPB khớp cao nhất với 3,6 triệu đơn vị, BSR khớp 2,9 triệu đơn vị, C4G và PPP khớp trên 1 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng đều giảm điểm, trong đó VN30F2007 đáo hạn gần nhất ngày 16/7/2020 giảm 0,2% về 796 điểm, khớp 175.272 đơn vị, khối lượng mở 20.336 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, diễn biến khá cân bằng với 23 mã tăng và 20 mã giảm. Mã CSTB2003 được giao dịch nhiều nhất với 62.768 đơn vị khớp lệnh, kết phiên giảm 33,3% về chiếu 174 đồng/CQ.
Giao dịch chứng khoán sáng 23/6: Cổ phiếu FLC nổi sóng, VN-Index vẫn mắc kẹt
Sau thông tin ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu, FLC đã nổi sóng phiên sáng nay, trong khi VN-Index vẫn mắc kẹt ở điểm xuất phát.
Trong phiên sáng hôm qua, mặc dù có chút thận trọng nhưng sự hỗ trợ tích cực của một số bluechip đã giúp VN-Index giữ được mốc 870 điểm.
Áp lực bán gia tăng sau giờ nghỉ trưa khiến biên độ tăng dần thu hẹp và VN-Index một lần nữa bị đẩy lùi về dưới tham chiếu, nhưng cũng nhanh chóng sau đó đã đảo chiều hồi phục và bứt nhẹ lên về cuối phiên.
Theo MBS nhận định thì thị trường cách đỉnh cũ (900 điểm) đúng 1 phiên giảm ngày 11/6. Với mức thanh khoản như hiện nay, khả năng thị trường sẽ dao dộng trong biên độ hẹp, dòng tiền tập trung tìm kiếm các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý II khả quan cũng nhưng các cổ phiếu được hưởng lợi từ sóng đầu tư công.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 23/6, tâm lý thận trọng vẫn chiếm lĩnh thị trường, VN-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu với biên độ hẹp với sự phân hóa mạnh của nhóm bluechip, trong khi bảng điện tử sắc đỏ đang chiếm ưu thế.
Giao dịch đột biến tại nhóm cổ phiếu họ FLC khi đồng loạt tăng điểm khá mạnh, trong đó, FLC và ROS vươn lên thanh khoản dẫn đầu sàn và bỏ xa phần còn lại, với tâm điểm là FLC khi leo lên mức giá trần tại 4.09 đồng, khớp hơn 18 triệu đơn vị sau hơn 1 giờ giao dịch, còn ROS có hơn 11 triệu đơn vị.
Có lẽ thông tin về giao dịch của Chủ tịch FLC đã khiến nhóm này hút mạnh dòng tiền. Theo đó, ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 26/6 đến 25/7 theo phương thức khớp lệnh, qua đó, muốn nâng sở hữu tại FLC lên hơn 165,43 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 23,3%.
Ở nhóm bluechip, cổ phiếu CTD tiếp tục bứt phá khi tăng hết biên độ ngay khi mở cửa 6,9% lên 72.500 đồng, khớp hơn nửa triệu đơn vị và còn dư mua giá trần.
Thị trường nửa sau của phiên diễn không có quá nhiều điểm đáng kể, khi chỉ số VN-Index vẫn dao động nhẹ quanh tham chiếu và tạm kết phiên trong sắc xanh nhạt. Điểm sáng là nhiều mã đã đảo chiều thành công, kéo độ rộng nghiêng về số mã tăng.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 204 mã tăng và 157 mã giảm, VN-Index tăng 0,22 điểm ( 0,03%), lên 871,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 233,6 triệu đơn vị, giá trị 3.243,45 tỷ đồng, tăng 14% về khối lượng và 19% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 12,8 triệu đơn vị, giá trị 389,2 tỷ đồng.
Các bluechip cũng đã tích cực hơn với 18 mã tăng trong rổ VN30, trong đó, một số điểm sáng nhưu CTD, mặc dù đánh mất sắc tím nhưng vẫn tăng mạnh 5,9% lên 71.800 đồng, khớp hơn 1,3 triệu đơn vị; SSI 6,2% lên 16.150 đồng, khớp 10,72 triệu đơn vị.
Các mã khác như FPT 1,8% lên 47.850 đồng; PNJ 1,9% lên 60.200 đồng; SBT 1,7% lên 15.050 đồng, còn lại nhích nhẹ như VCB 0,6%; GAS 1%; HPG 0,4%; PLX 0,4%; VNM 0,5%...
Trái lại, giảm sâu nhất và đáng kể là VIC, khi -2% xuống 95.000 đồng. Các mã giảm còn lại chỉ ở mức thấp như BID -0,4%; VHM -0,6%; CTB -0,7%; VJC -0,6%; NVL -0,7%...
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, họ cổ phiếu tăng khá mạnh, trong đó, FLC tăng kịch trần 6,8% lên 4.090 đồng, khớp lệnh hơn 18,5 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE và còn dư mua giá trần hơn 17,4 triệu đơn vị.
ROS có 13 triệu đơn vị khớp lệnh, chỉ đứng sau FLC, tăng 2,6% lên 3.170 đồng; AMD 3,5% lên 3.540 đồng, khớp hơn 2,19 triệu đơn vị; HAI 4,2% lên 3.760 đồng, khớp hơn 2,84 triệu đơn vị.
Ở các mã khác, cổ phiếu EVG, HAR, FCN, PLP, MHC đồng loạt tăng kịch trần, thanh khoản khá cao.
Trong khi đó, HQC, TNI, ITA, LDG, DBC kết phiên trong sắc đỏ cùng QBS giảm sàn xuống 3.290 đồng, khớp hơn 0,84 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có phần tích cực hơn khi giao dịch phần lớn thời gian trên tham chiếu nhờ trụ cột ACB đứng vững cùng SHS, MBS tăng mạnh.
Theo đó, ACB 1,24% lên 24.400 đồng. Góp sức còn có SHS 6,9% lên 13.900 đồng; MBS 6,9% lên 10.800 đồng và PVS 0,8% lên 12.800 đồng; VCG 0,7% lên 27.300 đồng.
Trái lại, SHB -0,7% xuống 14.400 đồng; VCS -0,3% xuống 63.100 đồng; AMV -1,1% xuống 18.200 đồng; TNG -0,7% xuống 13.300 đồng, trong khi NVB và CEO đứng tham chiếu.
Ở các mã nhỏ, KLF và ART hút dòng tiền khi đồng loạt tăng kịch trần lên 2.300 đồng và 3.000 đồng, khớp 3,4 triệu và 2,89 triệu đơn vị; MBG 3,5% lên 5.900 đồng.
Thanh khoản HUT cao nhất với hơn 4,6 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là MBG với 4,4 triệu đơn vị; SHS có 3,99 triệu đơn vị; PVS và SHB có hơn 2 triệu đơn vị...
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 62 mã tăng và 50 mã giảm, HNX-Index tăng 0,85 điểm ( 0,74%), lên 115,58 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 42,3 triệu đơn vị, giá trị 359,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,79 triệu đơn vị, giá trị 47,6 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index tăng từ sớm và duy trì giao dịch trên tham chiếu suốt cả phiên, nhưng đa số các mã thanh khoản tốt phân hóa.
Trong đó, C4G, HND, QNS, ACV còn tăng, trong khi G36, DRI và OIL giảm giá. Còn LPB, BSR đứng tham chiếu.
LPB là mã thanh khoản cao nhất với hơn 2,15 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là C4G với hơn 1,23 triệu đơn vị; BSR có 0,84 triệu đơn vị...
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,19 điểm ( 0,34%), lên 56,87 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,4 triệu đơn vị, giá trị 116,26 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,92 triệu đơn vị, giá trị 32,88 tỷ đồng.
Ông Trịnh Văn Quyết tăng tỷ lệ sở hữu tại FLC Nếu giao dịch thành công, ông Trịnh Văn Quyết sẽ nâng sở hữu tại FLC lên hơn 165,4 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu là 23,3%. Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE), ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công...