Giao bài tập về nhà cho học sinh sai quy định: Sẽ kiểm tra và chấn chỉnh

Theo dõi VGT trên

Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết như vậy trước phản ánh của Báo ANTĐ về tình trạng trẻ lớp 1 đã phải “vật lộn” với bài tập về nhà.

Giao bài tập về nhà cho học sinh sai quy định: Sẽ kiểm tra và chấn chỉnh - Hình 1
Nhiều hoạt động tập thể không phải là lý do để chuyển bài tập trên lớp thành bài tập về nhà

- Mặc dù Sở GD-ĐT Hà Nội đã có hướng dẫn về việc không giao bài tập về nhà đối với học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày nhưng ông nghĩ sao khi bạn đọc Báo ANTĐ phản ánh tình trạng này vẫn xảy ra?

- Tôi sẽ cho kiểm tra ngay những trường có phản ánh về việc giao bài tập về nhà cho học sinh, nếu có sẽ yêu cầu Ban Giám hiệu chấn chỉnh. Học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày theo quy định của Bộ GD-ĐT là bắt buộc phải hoàn thành nội dung và kiến thức ngay tại lớp.

- Vậy lý do gì vẫn có giáo viên giao bài tập cho các con làm thêm vào buổi tối?

- Tôi cho rằng giáo viên giao bài tập về nhà có nhiều lý do. Thứ nhất phải khẳng định là thực tế có không ít phụ huynh sốt ruột, muốn con làm bài tập về nhà thay vì chơi điện tử, xem tivi… nên chủ động yêu cầu giáo viên giao bài tập cho con. Như vậy, giáo viên lại phải giao cho cả phụ huynh có nhu cầu lẫn không có nhu cầu để tránh khả năng phụ huynh hiểu lầm cô chỉ quan tâm đến một số đối tượng học sinh nào đó. Còn nguyên nhân nữa thuộc về chủ quan giáo viên là các cô vẫn nghĩ học sinh làm thêm bài tập để tăng cường kiến thức, rèn luyện kỹ năng thì sẽ tiến bộ hơn không làm thêm bài tập. Điều này đúng với thực tế nhưng lại sai quy định và không đúng với tâm sinh lý lứa t.uổi tiểu học, nhất là học sinh lớp 1.

- Tuy nhiên vẫn có giáo viên giao “bài tập” cả cho phụ huynh, yêu cầu kèm thêm con ở nhà với lý do bận nhiều việc khác trên lớp?

- Có thể là giáo viên chưa nói một cách rõ ràng với phụ huynh. Nếu ở trên lớp với 50, 60 học sinh/lớp, giáo viên khó có thể kiểm tra hết khả năng tiếp thu kiến thức của tất cả học sinh. Nếu có sự phối hợp, kiểm tra ở nhà của phụ huynh thì sẽ hiệu quả hơn trong việc nắm bắt con có tiếp thu được hay không. Thời gian trên lớp, ngoài việc giảng dạy, giáo viên còn có các hoạt động tập thể, hoạt động chuyên môn theo kế hoạch do Ban Giám hiệu phê duyệt và kiểm tra. Tuy nhiên, tôi khẳng định những hoạt động này không ảnh hưởng đến việc dạy và học trên lớp của cô và trò nên không thể là lý do khiến giáo viên phải giao bài tập về nhà cho học sinh vì cô trò không hoàn thành bài tập trên lớp.

- Còn với những kiến thức, bài tập nâng cao ngoài sách giáo khoa, theo ông, giáo viên có nên giao cho học sinh?

- Thực tế trong một lớp học, học sinh có nhiều trình độ khác nhau. Với học sinh khá, giỏi thì giáo viên có thể ra thêm bài tập nâng cao, phù hợp với trình độ học sinh. Còn với học sinh trung bình, kém thì giáo viên được yêu cầu đảm bảo hình thành chuẩn kiến thức kỹ năng theo yêu cầu chương trình. Việc này Hà Nội đã thực hiện từ lâu và năm nay Bộ GD-ĐT cũng chính thức quy định về việc dạy học theo hướng phân hóa. Sở dĩ như vậy vì chương trình, kiến thức sách giáo khoa chỉ đáp ứng mức độ chuẩn kiến thức, nếu chỉ dừng ở đây sẽ khiến những học sinh có khả năng tư duy tốt thấy nhàm chán, không có hứng thú, động lực phấn đấu. Nếu giáo viên không đưa ra hình thức bồi dưỡng hàng ngày sẽ không có đội ngũ học sinh giỏi. Tuy nhiên, tôi vẫn khẳng định, việc này chỉ thực hiện trong các giờ hướng dẫn tự học trên lớp chứ không phải là giao về nhà.

Video đang HOT

- Vậy với những trường hợp cô giáo vẫn giao bài tập về nhà thì phụ huynh nên xử lý như thế nào?

- Theo tôi, phụ huynh nên trao đổi thẳng với giáo viên xem việc làm bài tập này có bắt buộc hay không vì như tôi đã nói, tùy từng đối tượng, giáo viên có phương pháp dạy học khác nhau. Ngoài ra, tôi cũng cho rằng, phụ huynh có điều kiện cũng nên dành thời gian ngồi học cùng con buổi tối để giúp con ôn bài. Với những trường hợp thấy con có sức tiếp thu tốt có thể mua thêm sách tham khảo vào ngày nghỉ cuối tuần nhưng quan trọng là phải xem sức khỏe của con có đảm bảo hay không. Ngày nghỉ cuối tuần, tôi cũng mong rằng các vị phụ huynh dành thời gian trang bị thêm cho con những kiến thức văn hóa, lịch sử, môi trường… thay vì chỉ đưa đến các lớp học thêm văn hóa.

Theo ANTD

Trẻ lớp 1 “vật lộn” với bài tập về nhà

Dù đã có quy định không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học đối với trường, lớp dạy 2 buổi/ngày, đặc biệt là học sinh đầu cấp, song trên thực tế có không ít trẻ khi về nhà vẫn phải vật lộn với hàng đống bài tập được giao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Khổ cả mẹ lẫn con

Dù cô con gái rượu vào lớp 1 đã được hơn 1 tháng nhưng mọi sinh hoạt trong gia đình chị Lê Thu Trang ở đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội vẫn rối như canh hẹ. Không chỉ tất bật đưa đón con đi học hàng ngày mà vào các buổi tối trong tuần, 2 mẹ con chị lại phải "đánh vật" với nhau 2-3 tiếng đồng hồ. Chị Trang chia sẻ: "Hầu như ngày nào, sau khi cho con ăn tối xong, tôi cũng phải ngồi học cùng con đến 10h đêm. Ngoài Toán, Tiếng Việt, cháu phải luyện chữ viết, bài tập tiếng Anh. Con gái tôi hôm nào cũng mệt nhoài, mếu máo suốt, hết kêu mỏi tay lại đau lưng. Thương con nhưng tôi cũng chẳng biết làm thế nào". Chị Trang thắc mắc, trong thời khóa biểu của con, buổi chiều là giờ làm bài tập hay ôn lại bài cũ, vậy tại sao các cháu về nhà vẫn phải học tiếp. Như vậy, trong gần 10 tiếng đồng hồ trên lớp, các cô giáo dành thời gian làm gì?

Ở hoàn cảnh tương tự, do vợ thường xuyên về muộn nên anh Trịnh Trung Hà ở khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân phải đảm nhận nhiệm vụ đón con về và kèm con học. "Tôi được biết ở Mỹ, với học sinh lớp 1, đầu năm học, cha mẹ không phải mua một cuốn sách giáo khoa nào. Cặp đi học của học sinh mỗi ngày chỉ là một chiếc ba lô nhỏ gọn, bài tập về nhà cũng rất nhẹ nhàng và đơn giản. Đằng này, con tôi học bán trú cả ngày ở trường, tối về nhà lại phải hoàn thành một đống bài tập nữa nên hầu như chẳng nghỉ ngơi được gì, người đã gầy lại còn bị sút cân. Những đ.ứa t.rẻ lớp 1 chỉ cần biết đọc, biết viết, sao lại bắt các cháu học nhiều thế ?" - Anh Hà than phiền.

Trẻ lớp 1 vật lộn với bài tập về nhà - Hình 1

Vật lộn với bài tập về nhà làm trẻ mệt mỏi (Ảnh minh họa)

Trước phản ánh của nhiều phụ huynh về việc phải làm bài tập về nhà của học sinh, cô Vũ Mai Hương - một giáo viên tiểu học ở quận Thanh Xuân, người có thâm niên nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cho rằng, phụ huynh xót con phải học nhiều cũng là điều dễ hiểu. Song, các phụ huynh cũng cần thông cảm với áp lực của các thầy cô giáo. Nếu như ở mẫu giáo, trẻ chỉ vui chơi, ăn, ngủ là chính thì khi vào lớp 1, trẻ phải tập trung chú ý, học hàng loạt kỹ năng như cách cầm bút, cách ngồi học đúng cách, cách giơ tay xin phép cô khi có yêu cầu. Đã có không ít trường hợp do chưa quen nên học sinh thường ngủ gật hay khóc trong lớp, thậm chí đái dầm ra quần hoặc thưa cô liên tục khiến các cô phải mất khá nhiều thời gian để giải quyết. Bên cạnh đó, theo quy định, mỗi lớp học không quá 35 học sinh. Tuy nhiên, hiện có khá nhiều trường rơi vào tình trạng quá tải, gây thêm áp lực cho chính các giáo viên chủ nhiệm. "Lớp có tới 60 học sinh, 2/3 là nam, các bé lại rất hiếu động khiến giáo viên khá căng thẳng. Đây cũng là lý do trong một số buổi học, giáo viên không đủ thời gian hướng dẫn làm bài tập, chấm điểm cho từng em. Việc các bé nhiều hôm phải về nhà làm bài cũng vì lẽ đó" - cô Mai Hương chia sẻ.

Không có bài, phụ huynh lại "xin"?!

Có một nghịch lý, dù luôn phàn nàn là con mình bị bắt học quá nhiều nhưng khi không thấy con được giao bài về nhà, nhiều phụ huynh lại không yên tâm. Một số giáo viên do chiều theo ý thích của phụ huynh nên vẫn giao bài tập ở nhà cho trẻ. Chị Đoàn Bích Hà, ở phố Kim Mã Thượng, quận Ba Đình bộc bạch, ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, một số phụ huynh đã đề nghị cô giáo giao bài tập về nhà. Sau đó, các phụ huynh ký tên vào phiếu cam kết, đồng thời đóng t.iền phô-tô các phiếu bài tập.

Cũng theo chị Hà, trong buổi họp này, có phụ huynh còn phát biểu, họ rất sốt ruột khi buổi tối thấy con về nhà ăn uống xong chỉ cắm đầu vào tivi và trò chơi điện tử, hỏi có bài không thì cháu bảo cô không giao. Mấy ngày đầu, phụ huynh này muốn rèn con mình vào nếp đã mua thêm sách tập viết ở bên ngoài cho con viết thêm, thậm chí còn bắt con làm Toán nâng cao. Cô giáo chủ nhiệm thấy vậy sợ phụ huynh dạy trẻ sai cách đành giao bài tập về nhà cho cả lớp. Thế là chỉ vì một vài cháu mà đến hơn 60 cháu phải chạy đua theo. Đúng là bố mẹ làm khổ con cái.

Là người trực tiếp đứng lớp, cô Vũ Thị Thanh T, giáo viên tiểu học ở quận Tây Hồ khẳng định, nếu nỗ lực, giáo viên vẫn đảm bảo dạy đủ kiến thức cho học sinh ngay trên lớp học. Do đó, không giáo viên nào muốn mua thêm việc cho mình, vì nếu giao bài tập cho học sinh, giáo viên sẽ mất thêm thời gian sửa bài, chấm bài. Nhưng do nguyện vọng tha thiết của nhiều phụ huynh, họ rất khó từ chối. Trên thực tế khi nguyện vọng không được đáp ứng, đã có không ít phụ huynh cho rằng cô giáo gây khó dễ, không nhiệt tình với học trò.

Được biết, năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo không ra bài tập về nhà cho học sinh lớp 1. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu với trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày thực hiện đúng chủ trương này. Quy định nhằm tránh tình trạng giáo viên bắt cả lớp phải làm bài tập thêm ngoài giờ trong khi các em đã hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay trên lớp. Về vấn đề này, một đại diện của Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng, quá kì vọng vào việc học hành của con trẻ, tạo sức ép tâm lí không có lợi cho sự phát triển của học sinh. Lứa t.uổi tiểu học, đặc biệt khối lớp 1 là t.uổi các em bắt đầu tiếp xúc với môi trường học tập chính quy, nghiêm túc, vì thế, cần phải để các em có thời gian tiếp thu, việc dồn ép học, giao nhiều bài tập sẽ dễ gây tác dụng ngược. Phụ huynh cũng nên yên tâm vì với 2 buổi học trên lớp, trẻ hoàn toàn nắm được nội dung kiến thức trong ngày.

Rõ ràng, việc giao bài tập về nhà cho học sinh lớp 1 xuất phát từ cả 2 phía, phụ huynh và giáo viên, song không tính đến lợi ích và sự mong muốn của đ.ứa t.rẻ. Để khắc phục tình trạng này, mỗi giáo viên cần nghiêm túc tuân thủ quy định, hãy phân tích cho các phụ huynh hiểu rằng không nên ép con mình học quá nhiều, dù vì bất cứ lý do nào.

Tiến sỹ Tâm lý Hoàng Cẩm Tú cho rằng, thời gian qua, đã có không ít bệnh nhân là học sinh đến Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, bệnh viện Bạch Mai khám và xin tư vấn về sức khỏe tâm thần vì áp lực học tập căng thẳng. Có em bị bệnh khá nặng, nguyên nhân là do phải hứng chịu những áp lực tâm lý quá lớn, bị ép học quá mức, không được quan tâm về tinh thần, không có thời gian vui chơi, giải trí.

Thực tế, chương trình giáo dục tiểu học hiện nay không nặng, song phương pháp và cách dạy thiếu khoa học làm cho nó trở nên nặng nề, nhàm chán. Quy định không giao bài tập về nhà cho học sinh lớp 1 là đúng. Song, ai giám sát việc này và nếu phát hiện, xử lý ra sao thì vẫn là một câu hỏi lớn.

Theo ANTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ bộ xương dưới cống: nạn nhân U50, không liên quan đến Lương Hải Như
13:33:02 07/07/2024
Midu "số hưởng" có chồng thiếu gia đẹp từ trong ra ngoài, body gây "nhức nhối"
12:16:34 07/07/2024
Trịnh Sảng bị chủ nợ truy đuổi ở Mỹ, "mặt dày" xin t.iền 2 bạn trai cũ để trả nợ 419 tỷ đồng
15:34:41 07/07/2024
Rộ tin Hằng Du Mục bị 1 nhãn hàng cạch mặt, xa chồng Trung Quốc là bão tố?
14:03:59 07/07/2024
Hai người đàn ông nhận kết cục thảm vì không tin lời của nhà tiên tri mù Vanga
12:00:49 07/07/2024
Đan Trường: lười đóng MV của mình, dùng AI thay thế để lộ chi tiết đáng sợ
12:19:58 07/07/2024
Phượng hoàng đài thượng khiến fan xịt sùi nước mắt, vai chính bảo chứng kết buồn
13:09:47 07/07/2024
Triệu Văn Tuyên: Mỹ nam được tung hô "báu vật" Cbiz về quê chăn vịt, nuôi gà
15:18:13 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Esports World Cup 2024: Vượt qua Team Liquid, T1 tiến vào chung kết

Mọt game

17:18:49 07/07/2024
Dù chỉ gặp đại diện LCS là Team Liquid tại bán kết Esports World Cup 2024, T1 gặp rất nhiều khó khăn để giành chiến thắng 2-1. Theo đó, nhà đương kim vô địch thế giới tiến vào chung kết giải đấu và có cơ hội cạnh tranh g.iải t.hưởng 400.0...

Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua

Góc tâm tình

17:17:06 07/07/2024
Có bác nào từ đầu mùa bóng đến giờ chỉ muốn bỏ chồng như tôi không ạ? Tôi ám ảnh đến mức đi làm mà cứ nghe thấy ai nhắc đến chuyện bóng bánh là tôi lại muốn nổi khùng vô cớ.

Kết quả bình chọn cho BB Trần gây tranh cãi kịch liệt

Tv show

17:13:33 07/07/2024
Nhiều khán giả xem tại nhà cho rằng những phần trình diễn của S.T Sơn Thạch, Thanh Duy hay (S)TRONG Trọng Hiếu có điểm nhấn và lấn lướt so với BB Trần

Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay

Sao châu á

17:02:19 07/07/2024
Vào rạng sáng 7.7 (theo giờ Việt Nam), đêm chung kết Miss Supranational 2024 chính thức diễn ra tại Ba Lan. Hơn 60 thí sinh tranh tài để chinh phục ngôi vị cao nhất tại cuộc thi.

Xôn xao thông tin Hằng Du Mục bị 1 nhãn hàng 'cạch mặt' sau sự cố nhạy cảm: Thực hư ra sao?

Netizen

16:56:21 07/07/2024
Điều đáng chú ý hơn, chuyện này lại xuất phát từ chính Hằng Du Mục nói đùa một cách không nghiêm túc, khiến cư dân mạng cảm thấy hoang mang.

Những thực phẩm giúp chị em thải độc buồng trứng, phòng bệnh phụ khoa

Kiến thức giới tính

16:44:41 07/07/2024
Việc chăm sóc các cơ quan sinh sản như buồng trứng và tử cung có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp chị em hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa.

Thực đơn bữa cơm mùa hè với 2 món nhanh gọn mà vẫn đủ chất, người vụng về mấy cũng nấu được

Ẩm thực

16:28:59 07/07/2024
Chỉ với thịt bò xào hành tây đậm đà và rau cải chíp xào giòn ngon, bạn không chỉ có một bữa cơm tối thơm lừng, hấp dẫn mà còn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Diệp Lâm Anh đang hẹn hò

Sao việt

16:24:49 07/07/2024
Dòng trạng thái ẩn ý của Diệp Lâm Anh khiến cư dân mạng xôn xao cho rằng cô ẩn ý chuyện hiện tại đang tìm hiểu bạn trai mới.

Mỹ nhân "lão hóa ngược" sau hơn 20 năm, nhan sắc ăn đứt đàn em kém 14 t.uổi

Phim châu á

16:21:43 07/07/2024
Sao nữ này gây chú ý với nhan sắc trẻ trung trong phim mới, được nhận xét gần như không thay đổi so với thời mới vào nghề.

Tử vi ngày 8/7/2024 của 12 cung hoàng đạo: Ma Kết dè dặt

Trắc nghiệm

16:03:54 07/07/2024
Song Ngư nhận được sự yêu mến của nhiều người trong ngày hôm nay, khi Mặt Trăng hợp thành góc 72 độ với sao Mộc bởi thái độ khiêm tốn và thân thiện.

Thiên Cầm - Vẻ đẹp huyền bí

Du lịch

15:54:57 07/07/2024
Nếu bạn đi nghỉ mát, tắm biển vào mùa hè hãy dừng chân ở bãi biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) bởi nơi đây không đơn thuần mang một vẻ đẹp hoang sơ