Dở khóc dở cười trẻ tra google làm văn
Cô Nguyễn Thị Thúy Hà, giáo viên một trường THCS tại TP. Hồ Chí Minh, cho biết vài ba năm trở lại đây cô thường xuyên bắt gặp những bài văn của học sinh mà khi đọc xong, không biết nên khóc hay cười. Không khó để nhận ra những bài văn ấy là “thành quả” sau khi học sinh tham khảo trên mạng internet.
Một hôm qua nhà họ hàng chơi, tôi vô tình đọc được bài văn của bé Thi tả về Hồ Gươm với lời văn trau chuốt, thể hiện sự xúc động sâu sắc khi được tham quan hồ Hoàn Kiếm gắn với lịch sử vua Lê… Quá ngạc nhiên trước những câu văn rất sinh động của một học sinh cấp 1, tôi bèn hỏi: “Bài này con tự làm hay…?” Bé trả lời: “Con tự làm đó dì”. “ Sao con làm được hay vậy?”. “Cô giáo cho bài tập về nhà, con lên mạng, tra google về Hồ Gươm, thấy câu nào hay thì ghi lại rồi dàn thành bài văn, chứ con đã ra Hà Nội lần nào đâu mà được đến Hồ Gươm”. Thi còn hồn nhiên: “Trong lớp các bạn đều lên google tra khi làm bài tập, cả môn địa lý, lịch sử cũng đều được điểm cao”.
Một phụ huynh có con trai học lớp 5 cũng kể lại cô giáo cho bài tập làm văn về nhà phát biểu cảm nhận về một loài cây em thích. Hôm đó mẹ đi vắng, sách tham khảo không có bài mẫu, bé vào google tra được hai bài văn về cây phượng và tự “chế” thành bài văn của mình.
TS Phạm Phúc Vĩnh, trường ĐH Sài Gòn, cho rằng chuyện các em nhỏ “tham khảo” để làm bài văn chắp nối là kiểu học vẹt có từ xưa, chỉ khác là sách tham khảo được thay bằng internet. Việc tra cứu kiến thức là cần nhưng nếu chỉ dừng ở việc thấy hay và chép lại thì rất nguy hiểm. Kiểu học này không kích thích sự phát triển não bộ và trí thông minh của trẻ, tạo thói quen ỷ lại công cụ, nếu không có những hỗ trợ từ những ứng dụng này, trẻ sẽ không tự tư duy được.
TS. Vĩnh chia sẻ thêm, vào google tra cứu không hẳn không tốt. Giáo viên, phụ huynh nên khuyến khích trẻ đưa ra cảm nhận của mình, khơi gợi ý để bé tự viết thành câu văn, dạy bé đưa ra cấu trúc giải quyết đề bài. Ông cũng nhấn mạnh cách tốt nhất để trẻ có kiến thức về một chủ đề làm văn là được tận mắt nhìn ngắm, trải nghiệm để trẻ tự cảm nhận được và định hướng bài viết của mình.
Theo Đại đoàn kết
Video đang HOT
Sách dạy Văn đang bị dung tục hóa?
Đáp án cho một câu hỏi về bài thơ "Tây tiến" là những câu không liên quan đến cảm thụ văn học: "vì có nhiều chiến sĩ bị sốt rét rụng hết tóc, vì có nhiều chiến sĩ cạo trọc đầu..."
Nhiều hiện tượng trong việc dạy và học môn văn thời gian qua cho thấy môn học này ngày càng mất dần sức hút với học sinh.
Một bài văn hay, viết bằng cảm xúc thực, không giống bất cứ khuôn mẫu nào lập tức được dư luận xôn xao là "văn lạ". Một bài văn miêu tả thực trạng môi trường học đường bị cho là ý thức kém... Những điều ấy đã cho thấy thực trạng đáng buồn trong việc dạy và học văn hiện nay.
HS lớp 12 Trường THPT Lương Văn Can (quận 8, TP.HCM) trong giờ ôn tập môn văn chuẩn bị thi tốt nghiệp
Khiên cưỡng và dung tục hóa
Một giáo viên Trường THCS Đống Đa (Hà Nội) cho rằng trong chương trình dạy môn văn, tác giả biên soạn có vẻ đổi mới, gắn quá khứ với hiện tại để gần gũi với học sinh (HS), nhưng có những yêu cầu hết sức khiên cưỡng, dung tục hóa và làm HS chán ngán.
Ví dụ, sách ngữ văn lớp 6, trang 134, phần luyện tập của bài Kể chuyện tưởng tượng yêu cầu: "Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước".
GS Phong Lê - nhà phê bình, nghiên cứu văn học, chỉ ra rằng trong tài liệu Hướng dẫn dạy văn lớp 12 dùng để bồi dưỡng giáo viên sử dụng phương pháp trắc nghiệm, bài Tây Tiến của Quang Dũng có câu hỏi như sau: "Vì sao tác giả viết: "Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc?".
Câu hỏi trắc nghiệm thì thế, còn các phương án cho học sinh chọn để trả lời hoàn toàn đúng về kỹ thuật nhưng... không có một chút gì liên quan đến cái gọi là cảm thụ văn học: "A. Vì có nhiều chiến sĩ bị sốt rét rụng hết tóc B. Vì có nhiều chiến sĩ cạo trọc đầu C. Vì muốn diễn tả vẻ đẹp oai hùng của đoàn quân".
Tương tự, bài Rừng Xà Nu: "Bọn giặc bắn đại bác theo lệ nào? A. Mỗi ngày một lần B. Mỗi ngày hai lần C. Mỗi ngày ba lần D. Tùy hứng mỗi ngày"?! Hoặc: "Rừng Xà Nu có ý nghĩa như thế nào đối với làng? A. Che chở cho làng B. Cung cấp gỗ cho làng C. Cung cấp củi cho làng D. Cung cấp nước cho làng".
Bỏ qua sự yêu thích của người học
Bà Nguyễn Thị Như Hương - giáo viên dạy văn Trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội, cho rằng: "Đổi thang nhưng không đổi thuốc chính là tình trạng của môn ngữ văn dạy trong trường phổ thông hiện nay".
Theo bà Hương, không ai phủ nhận những tác phẩm đưa vào giảng dạy trong nhà trường hiện nay rất hay nhưng cái khó nhất mà người trực tiếp đứng lớp mới cảm nhận được, là người học có chịu chấp nhận không. Xưa nay chúng ta bỏ qua yêu cầu HS yêu thích cho nên bao nhiêu tác phẩm chúng ta cho là hay đều trượt khỏi tâm trí lớp trẻ. Do vậy, để giới thiệu cho HS về thời kỳ văn học cổ, quá xa xưa với thời kỳ mà HS đang sống, chỉ nên chọn giới thiệu trong sách giáo khoa những tác phẩm thật đặc sắc nhưng cũng phải phù hợp với khả năng cảm nhận, thẩm thấu của người học. Mục đích chính là để người học biết được đặc trưng văn học nước nhà qua từng thời kỳ.
Một giáo viên dẫn chứng: "Học kỳ 1 của lớp 7 chúng tôi phải dạy gần chục bài thơ cổ với văn bản Hán - Việt. Giáo viên khó mà giúp HS hiểu hết được ý nghĩa của những tác phẩm này chỉ trong thời lượng một, hai tiết học. Ví dụ, bài "Hồi hương ngẫu thư" (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của tác giả Hạ Tri Chương, thật sự bài thơ mang triết lý sống hết sức sâu xa của những người già thời xưa, ngay người lớn còn khó chiêm nghiệm hết ý nghĩa của nó, huống hồ là HS lớp 7".
Chính vì vậy, GS Phong Lê đề xuất môn văn trong trường phổ thông cần đề cập tới những vấn đề chung của nhân quần, của con người, chứ không phải chỉ của một bộ phận người hoặc của một thời. "Cách mạng, chiến tranh là chuyện lớn nhưng cũng đã trở thành lịch sử sau nhiều chục năm. Cái đó cần, nhưng phải cân đối một tỷ lệ vừa phải. Sách giáo khoa phải thay đổi bằng những nội dung mới. Nếu không sẽ tiếp tục thảm trạng học trò chán môn văn, mà đã chán thì học chỉ là đối phó", GS Lê phân tích.
Học để đối phó
Chương trình đã vậy, cách giảng dạy của giáo viên, cách thi cử cũng là một yếu tố quan trọng không kém làm cho môn văn trở thành nặng để đối phó với HS.
Nhiều giáo viên cho rằng chỉ có yêu thích thì học trò mới có nhu cầu đọc và muốn được khám phá tác phẩm một cách thực sự. Mọi sự gượng ép chỉ khiến thầy cố thách thức trò và trò đáp lại bằng sự chống đối. Một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội nói: "Thực tế dự giờ, tôi thấy có rất nhiều tiết văn, giáo viên cứ bắt HS đi theo đúng hướng mà mình cho là đúng, là hay".
GS Trần Đình Sử - Tổng chủ biên sách giáo khoa ngữ văn nâng cao THPT, nhận định: "Ở trường THPT phần nhiều vẫn thực hiện lối dạy bắt người học ghi nhớ, học thuộc để ứng phó nhu cầu thi cử bởi cung cách thi cử, ra đề, soạn đáp án, chấm bài, đếm ý vẫn như cũ. Có thể giáo viên ngày nay ít "đọc chép" theo nghĩa đen, nhưng họ vẫn đọc chép dưới nhiều hình thức khác".
Theo Thanh Niên
Quan điểm của thầy cô về 'bài văn bá đạo' Cô giáo trường Chu Văn An cho biết: "Toàn bộ bài viết chỉ lí giải nạn bạo lực học đường trong một nguyên nhân chủ quan, phiến diện", còn TS Nguyễn Kim Dung nói: "Chúng ta cần tránh tô hồng mọi thứ và cần phải trân trọng ý kiến của học sinh". Mấy ngày qua, cư dân mạng đua nhau bình luận về...