Giảng viên trẻ và bí quyết truyền cảm hứng học tập cho sinh viên
Với quan điểm cảm hứng là điều quan trọng cốt lõi, giảng viên trẻ đã khơi nguồn đam mê học tập và nghiên cứu cho nhiều học viên, sinh viên.
Giảng viên trẻ và bí quyết truyền cảm hứng học tập cho sinh viên.
Đổi mới phương pháp giảng dạy
Sau khi tốt nghiệp Đại học nghiên cứu tổng hợp kỹ thuật quốc gia Irkutsk – một trong những trường đại học tổng hợp kỹ thuật lớn nhất của Liên bang Nga, thầy giáo trẻ Trần Quang Quý (SN: 1988) tiếp tục theo học chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Nghiên cứu Quốc gia Kazan và trở về quê hương Thái Nguyên nhận nhiệm vụ giảng dạy tại trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên) vào năm 2020.
Với vai trò là giảng viên bộ môn Khoa học máy tính, Khoa Công nghệ thông tin, giảng viên trẻ Trần Quang Quý mang trong mình nhiều hoài bão, lý tưởng, luôn tìm tòi nghiên cứu và không ngừng đổi mới nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để truyền cảm hứng và niềm đam mê học tập, nghiên cứu cho học viên và sinh viên.
Ngoài việc biên soạn các bài giảng, giáo án điện tử, TS. Trần Quang Quý còn là một trong những người đi đầu trong áp dụng phương pháp dạy học mới, hiệu quả như: Mô hình lớp học đảo ngược, hay phương pháp dạy học nhóm, phương pháp dạy học theo dự án, cùng sinh viên xây dựng và lưu trữ kho học liệu dùng chung…
TS, Trần Quang Quý không ngừng đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy truyền cảm hứng học tập và đam mê nghiên cứu khoa học cho học viên, sinh viên.
Video đang HOT
TS. Trần Quang Quý chia sẻ: Giáo dục và đào tạo là một trong các lĩnh vực được Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các cấp ưu tiên triển khai thực hiện. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông cũng không nằm ngoài dòng chảy đó, với vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, thời gian qua thầy và trò nhà trường đã và đang đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng các phần mềm số trong quản lý, giảng dạy, trong đó việc xây dựng kho học liệu dùng chung là nhiệm vụ cấp thiết.
Từ đó giúp sinh viên phát huy tính chủ động, rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin, giúp người học cá nhân hóa và có thể quyết định việc học tập theo nhu cầu của bản thân. Như vậy, với cách làm này bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.
Song song với việc hoàn thành tốt công tác giảng dạy, giảng viên trẻ Trần Quang Quý còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, trong đó nhiều đề tài, sáng kiến cấp tỉnh, cấp Bộ. Các đề tài đều được đánh giá cao, mang lại giá trị thiết thực, có ý nghĩa lớn nhằm số hóa các dữ liệu, góp phần xây dựng và đưa các đơn vị gắn với quá trình chuyển đổi số.
Ngoài ra anh còn tích cực tham gia viết nhiều bài báo khoa học, các bài tham luận chuyên sâu đăng tải trên các tạp chí khoa học, giáo dục có uy tín và kỷ yếu hội thảo, tọa đàm trong nước và quốc tế.
Sinh viên cần ưu tiên học ngoại ngữ
Thông thạo ba ngoại ngữ là Tiếng Anh, tiếng Pháp và Tiếng Nga, TS. Trần Quang Quý cho rằng, để hiện thực hóa ước mơ, sẵn sàng hội nhập, phát triển bản thân ở môi trường quốc tế bên cạnh các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thì sinh viên cần quan tâm và ưu tiên học ngoại ngữ.
TS Trần Quang Quý (đứng thứ 3 từ trái sang) đưa đoàn sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông tham dự Olympic Tin học.
Lợi ích đầu tiên và sáng giá nhất từ việc học tốt ngoại ngữ đó là cá nhân người học có thể đọc hiểu và nghe hiểu rất nhiều thứ, như phim ảnh, sách vở, tra cứu thông tin, dữ liệu từ bản gốc. Nên việc biết nhiều ngoại ngữ cũng đem lại lợi thế có thể đọc, nghe, hiểu sâu và kỹ hơn những tinh túy trong bản gốc mà đôi khi bản dịch đã “rơi rụng” phần nào. Do đó, vượt qua rào cản ngôn ngữ chính là cơ hội để các bạn chinh phục ước mơ của bản thân.
Hiện nay, Tiếng Anh là một trong những môn học mũi nhọn được đầu tư bài bản, từ giáo trình, chương trình học cho đến đội ngũ giáo viên. Đây là thời điểm và môi trường rất thuận lợi để sinh viên trang bị và tích lũy vốn Tiếng Anh thành thạo ở tất cả các kỹ năng.
Chính vì vậy, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông nói riêng, sinh viên các trường học trên địa bàn Thái Nguyên nói chung ngay từ trên giảng đường bên cạnh việc chủ động tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, chủ động cập nhật kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới, các em hãy trau dồi vốn ngoại ngữ để có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.
Luôn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên.
Bằng sự nhiệt huyết, trách nhiệm, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng viên trẻ Trần Quang Quý đã lan tỏa những năng lượng tích cực, tạo nên cảm hứng, truyền động lực, niềm đam mê học tập cho học viên, sinh viên.
Nữ giảng viên đam mê Toán học, tận tâm với sinh viên
Gương mẫu, tâm huyết, đam mê nghiên cứu về khoa học Toán học, luôn quan tâm đến người học - tất cả vì người học... là nhận xét của đồng nghiệp cũng như nhiều thế hệ sinh viên từng tiếp xúc, làm việc với Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Phương Ngọc (sinh năm 1966), giảng viên cao cấp Trường Đại học Khánh Hòa.
Luôn mặc áo dài khi lên giảng đường - đó là tác phong chuẩn mực mà cô Ngọc muốn truyền dạy cho các thế hệ sinh viên sư phạm của Trường.
Cô Lê Thị Phương Ngọc sinh ra trong một gia đình người Huế, có truyền thống sư phạm. Từ nhỏ, cô được hun đúc tình yêu với nghề và Toán học. Theo học Đại học Sư phạm, Đại học Huế ngành Sư phạm toán 4 năm là từng đó thời gian cô Ngọc đạt nhiều thành tích trong học thuật lẫn kiến thức sư phạm thực tế. Ra trường năm 1987, cô vào Khánh Hòa công tác tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, nay là Đại học Khánh Hòa ở lĩnh vực mình yêu thích. Theo thời gian công tác, cô Ngọc được phân công nhiều công việc như giảng dạy, quản lý tổ, quản lý khoa, quản lý trường với cương vị Phó Hiệu trưởng...
Ở cương vị giảng dạy, cô Ngọc luôn yêu cầu người học không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà phải có kỹ năng nghề nghiệp tốt nhất. Đặc biệt, đối với đào tạo giáo viên, cô luôn chú trọng hình thành phẩm chất cho người học, đạo đức, tác phong sư phạm; yêu cầu người học biết kết hợp quá trình đào tạo và tự đào tạo để không những hoàn thành tốt chương trình học trong trường mà sau này biết tự học suốt đời.
Sinh viên Phạm Thị Minh Thùy, Khoa Sư phạm Toán K4 cho biết, mỗi giờ học với cô Ngọc, các bạn được "nạp" nhiều "năng lượng". Cô Ngọc thường bắt đầu bài giảng Toán học bằng những câu chuyện, hình ảnh, sự việc thực tiễn. Từ đó, chúng em ghi nhớ rất dễ và cảm nhận Toán học rất thú vị, giải quyết nhiều vấn đề ở thực tế.
Cùng có những lời khen ngợi về giờ Toán của cô Ngọc, sinh viên Nguyễn Thị Phương Dung, Khoa Sư phạm Toán K4 cho rằng, chính tình yêu thương học trò và sự tận tâm, niềm đam mê nghiên cứu khoa học, tác phong nhà giáo chuẩn mực của cô đối với mỗi bạn sinh viên sư phạm Toán nói riêng, sinh viên của Trường Đại học Khánh Hòa nói chung khiến các bạn luôn yêu quý cô. Từ bài toán học khó giải đến những giờ tập giảng, kiến tập thực tế ở trường phổ thông các bạn đều không ngần ngại tham khảo ý kiến của cô, thậm chí vào lúc buổi đêm.
Ngoài thời gian đi dạy tại trường, cô Ngọc còn là giảng viên thỉnh giảng của các trường đại học có uy tín về lĩnh vực giảng dạy bộ môn tự nhiên. Tại Trường Đại học Khánh Hòa, cô Ngọc được xem là "cánh chim đầu đàn" trong việc tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành, hội thi nghiệp vụ cho sinh viên. Từ đây giúp các thế hệ sinh viên ra trường có kỹ năng nghề nghiệp vững vàng.
Bận rộn là vậy nhưng cô Ngọc vẫn dành nhiều thời gian cho Toán học. Với những bài toán khó nếu không giải được, cô quyết học hỏi, tìm tòi cho bằng được đáp án, thậm chí có bài toán được giải sau 3 năm trăn trở, tìm phương án.
"Với tôi, được đi giảng là một niềm vui, niềm hạnh phúc lớn. Được giải những bài toán khó thành công - đó là niềm vui nhân đôi. Mỗi khi có những bài toán khó, tôi thường đầu tư tâm sức để giải. Không nhất thiết là ngày nào cũng giải mà chỉ giải vào những khoảng thời gian cố định, tôi cho rằng đó là khoảng thời gian hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề", cô Ngọc chia sẻ bí quyết giải toán khó.
Nhiều công trình toán học cô Ngọc tham gia cùng các giáo sư Toán học đầu ngành đều thuộc các công trình khoa học cơ bản, khoa học trọng điểm cấp quốc gia. Cùng với đó, hàng năm, cô Ngọc còn công bố hàng chục bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế có chỉ số ISI, Scopus, tạp chí khoa học chuyên ngành, tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh, học viên cao học ở các trường Đại học trong nước.
Nói về các đề tài khoa học của mình, cô Ngọc cho rằng, khoa học Toán học cô đang theo đuổi chủ yếu phục vụ cho công tác đào tạo cho sinh viên đại học, sau đại học. Mặc dù rất trừu tượng và khó có thể để hiểu trong một vài câu giải thích nhưng khi thực sự hiểu và yêu Toán học, đó chính là niềm vui, niềm đam mê khám phá bất tận. "Nếu chọn lại cuộc đời mình, tôi vẫn chọn nghề Sư phạm, chọn Toán và cống hiến cho nghề. Tôi yêu Toán học như một tình yêu với gia đình, quê hương, Tổ quốc. Tôi mong bản thân sẽ vẫn khỏe để tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho Toán học trong thời gian tới", cô Ngọc tâm sự.
Bà Lê Thị Mỹ Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Khánh Hòa nhận xét, cô Lê Thị Phương Ngọc là nhà giáo có nhiều đổi mới, sáng tạo trong giáo dục, giảng dạy, quản lý người học đạt chất lượng, hiệu quả cao. Cô Ngọc không ngừng tự học tập, đầu tư nghiên cứu để đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, tích cực tham gia hội giảng cấp tổ chuyên môn, khoa và trường, từ đó chất lượng giảng dạy ngày càng nâng cao. Cô Ngọc đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen từ cấp trường, tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ và hiện đang là giảng viên cao cấp của trường.
Với nỗ lực, cống hiến không ngừng nghỉ trong suốt 35 năm công tác trong ngành Giáo dục và Đào tạo, Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Phương Ngọc là một trong ba nhà giáo của tỉnh Khánh Hòa được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng trong dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) tại Hà Nội.
Hơn 104.200 lượt học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hỗ trợ học tập Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 5 năm, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập. Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 57/2017/NĐ-CP (Nghị định 57) ngày 09/5/2017 của Chính phủ...