Giảng viên than trường quá đông sinh viên
Giảng viên khoa quan hệ công chúng – truyền thông Trường ĐH Văn Lang (TP.HCM) than khoa này quá nhiều sinh viên khiến họ… sợ đứng lớp.
Buổi đối thoại giữa lãnh đạo Trường ĐH Văn Lang với sinh viên khoa quan hệ công chúng – truyền thông hôm 18-11 – Ảnh: Sinh viên cung cấp
Trong khi đó, sinh viên cũng bức xúc lớp học đông nên chất lượng không đảm bảo.
29 giảng viên/4.100 sinh viên
Phản ảnh đến Tuổi Trẻ, các giảng viên khoa quan hệ công chúng – truyền thông Trường ĐH Văn Lang cho hay, trường tăng quy mô tuyển sinh quá “ nóng” trong những năm qua trong khi toàn bộ nhân sự cơ hữu của khoa này tính đến cuối tháng 11-2020 chỉ là 31 người (gồm hai người ban chủ nhiệm khoa, hai thư ký khoa và 27 giảng viên).
Tuy nhiên, trong số giảng viên này có hai giảng viên đang nghỉ không lương dài hạn và hai giảng viên đã nghỉ việc. Do đó, các giảng viên phải lên lớp rất nhiều giờ và một người còn làm chủ nhiệm 3-4 lớp dẫn đến quá tải trong công việc.
“Chúng tôi thấy cách làm của trường hiện rất không ổn nhưng không ý kiến được. Những năm gần đây, tôi và một số giảng viên khác của khoa rất sợ đứng lớp vì sinh viên quá đông. Một người phải dạy đến 500 sinh viên” – một giảng viên nói.
Theo danh sách chủ nhiệm lớp sinh viên học kỳ I năm học 2020-2021 của khoa quan hệ công chúng – truyền thông Trường ĐH Văn Lang mà phóng viên Tuổi Trẻ thu thập được, cả khoa hiện có 4.173 sinh viên (từ khóa 24 đến khóa 26).
Trong đó, theo tư liệu của chúng tôi, số lượng sinh viên khóa tuyển mới năm 2020-2021 của khoa này là 1.847 sinh viên.
Video đang HOT
Các giảng viên cũng cho biết thực tế hiện nay ở một số trường ĐH tư sử dụng nguồn giảng viên thỉnh giảng nhưng ký hợp đồng dài hạn.
Những người này không làm việc toàn thời gian tại trường, không trực thuộc khoa, không làm giáo viên chủ nhiệm… như một giảng viên cơ hữu nhưng được trường đóng bảo hiểm đầy đủ như giảng viên chính thức.
Những người này được tính vào tỉ lệ giảng viên/sinh viên khi nhà trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
Do vậy, giảng viên cơ hữu rất khổ khi phải “gánh” số lượng sinh viên tuyển được từ giảng viên thỉnh giảng quy đổi ra.
Sinh viên bức xúc
Trong khi đó, sinh viên khoa này phàn nàn tình trạng lớp học các môn chuyên ngành gần 100 sinh viên/lớp nên chất lượng giảng dạy và học tập không đảm bảo. Một số môn học giảng viên thỉnh giảng dạy 1-2 buổi rồi đổi giảng viên khác khiến sinh viên ngỡ ngàng.
Bạn B., sinh viên khóa 24 khoa quan hệ công chúng – truyền thông, phản ảnh thêm: “Vừa qua, có giảng viên mâu thuẫn với ban chủ nhiệm khoa. Thay vì nhà trường phải tự giải quyết nhưng thầy cô lại lôi sinh viên vào, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người học.
Trường tập hợp tất cả sinh viên khóa 24 – các bạn có giờ học phải nghỉ – để dự buổi gặp mặt thông tin về việc thay đổi giảng viên đang phụ trách hai môn học”.
Sáng 16-11, sinh viên đến lớp học môn quy trình sản xuất chương trình truyền hình do giảng viên C. phụ trách nhưng phong học khóa cưa, tắt đèn. Sau đó, sinh vien nhạn đuơc email của khoa thong bao ca lơp nghi vơi ly do “phong này đuơc ban giám hiệu dung đê hop”.
“Cung trong ngay 16-11, ban chủ nhiệm khoa gửi email thong bao cho hon 480 sinh vien sáu lơp toi đang day nghi hoc ca hai mon của toi tư ngay 16 đên 21-11…” – giảng viên C. cho biết.
Được biết, giảng viên C. cũng chưa có bằng thạc sĩ, được trường tuyển dụng với chức danh “trợ giảng 2″ nhưng phụ trách dạy sáu lớp với gần 500 sinh viên và còn chủ nhiệm 4 lớp.
Bộ GD-ĐT yêu cầu trường báo cáo
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Trường ĐH Văn Lang báo cáo vụ việc trên. Đại diện nhà trường cũng xác nhận việc này và cho biết hiệu trưởng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đang làm báo cáo để gửi bộ.
Nhà trường nói gì?
Sau khi phóng viên Tuổi Trẻ làm việc với Trường ĐH Văn Lang để làm rõ những vấn đề giảng viên, sinh viên phản ảnh, ngày
30-11, trường gửi văn bản đến báo Tuổi Trẻ. Văn bản đưa ra nhiều nội dung, trong đó có: “…Trường không tuyển vượt chỉ tiêu. Nhà trường đã có số lượng giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng và cơ sở vật chất đáp ứng đủ điều kiện để tuyển sinh…”.
Tuy nhiên, với các câu hỏi liên quan tới việc trường có đáp ứng tiêu chí về đội ngũ giảng viên (cụ thể về số tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên/sinh viên…), chỉ tiêu tuyển sinh và nhiều vấn đề khác mà phóng viên nêu, trường đã không trả lời.
ĐH Văn Lang lên sóng 'Khám phá trường học' lúc 19h tối nay
Trường ĐH Văn Lang (TP.HCM) sẽ lên sóng chương trình 'Khám phá trường học' của Tuổi Trẻ Online lúc 19h tối nay, 3-7.
Diễn viên Lê Tam Triều Dâng tại Trường ĐH Văn Lang - Ảnh: BẢO DUY
Chương trình được thực hiện dưới dạng các kham pha thưc tê với góc quay đẹp mắt, sinh động. Thí sinh, phụ huynh sẽ "theo chân" người dẫn chương trình là diễn viên Lê Tam Triều Dâng khám phá ngôi trường mà thí sinh đang quan tâm. Người dẫn chương trình cũng sẽ tương tác với sinh viên, giảng viên, ban giám hiệu để thí sinh nắm rõ ngành, trường trước khi đặt bút lựa chọn.
Chương trinh được phat trên tuoitre.vn, tv.tuoitre.vn, kênh YouTube va trên hệ thống fanpage cua bao Tuôi Tre. Trên hê thông Tuôi Tre Online se co công cu binh chon, người xem co thê đanh gia theo mưc đô tư 1 sao đên 5 sao.
Các trường ĐH, CĐ và các đơn vị giáo dục có nhu cầu tham gia chương trinh xin vui lòng liên hệ anh Phạm Đình Trung Hiếu (địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; điện thoại: (028) 3997.4587; điện thoại di động: 0909.023.012).
Diễn viên Lê Tam Triều Dâng - Ảnh: BẢO DUY
Diễn viên Lê Tam Triều Dâng tại Trường ĐH Văn Lang - Ảnh: BẢO DUY
Diễn viên Lê Tam Triều Dâng cùng sinh viên Trường ĐH Văn Lang - Ảnh: BẢO DUY
Diễn viên Lê Tam Triều Dâng trong một cảnh quay cùng sinh viên Trường ĐH Văn Lang - Ảnh: BẢO DUY
7 yếu tố cấu thành chất lượng của một chương trình liên kết đào tạo quốc tế Ngày 7/12, Viện Đào tạo quốc tế (Học viện Tài chính) tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (7/12/2010-7/12/2020). Tập thể lãnh đạo, cán bộ, học viện, sinh viên của Viện Đào tạo quốc tế (Học viện Tài chính) Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, PGS.TS Bùi Đường Nghiêu - Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế nhấn mạnh, suốt một...