Giảng viên phải chủ động đổi mới
Được tôn vinh là “Nhà giáo của năm 2019″ và được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen, PGS.TS Trần Ngọc Hiền – Trưởng khoa Cơ khí Trường ĐH Giao thông Vận tải luôn tâm niệm: Nhà giáo có nhiệm vụ “ trồng người”, nghề được xã hội quan tâm bởi tạo ra nguồn nhân lực tương lai cho đất nước nên bản thân mỗi thầy cô luôn tự làm mới mình để hiểu trò, biết trò muốn gì.
Các trường cần cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo gắn với yêu cầu từ thực tiễn, từ doanh nghiệp. Ảnh minh họa/ INT
Đào tạo gắn với yêu cầu thực tiễn
- PGS nghĩ gì về trách nhiệm của mình sau khi được tôn vinh “Nhà giáo của năm 2019″?
- Trước hết, tôi xin được cảm ơn lãnh đạo Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức buổi lễ tôn vinh “ Nhà giáo của năm 2019” nhằm ghi nhận những đóng góp của thầy cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục trong năm học. Đối với lĩnh vực giáo dục đại học, nhiệm vụ là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, là một giảng viên tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ cao cả đó. Đồng thời luôn ghi nhớ, mỗi giảng viên đóng vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà trường.
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, với sự phát triển về khoa học công nghệ và yêu cầu thực tiễn đặt ra, giảng viên cần chủ động trong cập nhật tri thức, nghiên cứu khoa học, thâm nhập thực tiễn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.
PGS.TS Trần Ngọc Hiền phát biểu tại Lễ tôn vinh “Nhà giáo của năm 2019″. Ảnh: T.G
- Thời gian qua, giáo dục đại học đã đạt được những thành tích đáng tự hào, song cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Theo PGS, hạn chế lớn nhất mà chúng ta đang gặp phải là gì? Có cách nào để khắc phục?
- Theo tôi, ngoài những thành tích đạt được: Chất lượng đào tạo được nâng cao, đội ngũ giảng viên có khả năng nghiên cứu tốt, được thể hiện qua một số trường đại học đạt uy tín trong khu vực và thế giới, các chương trình đào tạo đạt được kiểm định quốc tế; Giáo dục đại học vẫn còn một số tồn tại nhất định. Chẳng hạn như: Chương trình đào tạo không sát với yêu cầu thực tế và yêu cầu của doanh nghiệp nên vẫn còn tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động vẫn phải đào tạo lại gây lãng phí về nhân lực và tài chính.
Chính vì vậy, các trường cần cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo gắn với yêu cầu từ thực tiễn, từ doanh nghiệp. Cùng với đó cần kết hợp với doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường thực hành, thực tập tại trường và doanh nghiệp cho sinh viên.
Ảnh minh họa/ INT
Chủ động đổi mới
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực. Một trong những chính sách lớn được các trường quan tâm đó là tự chủ. Đứng ở góc độ giảng viên, PGS thấy khó khăn lớn nhất hiện nay khi áp dụng chính sách này là gì?
- Tự chủ đại học cho phép các trường được tự xác định mục tiêu và cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học. Điều đó cho phép các trường phát huy được thế mạnh nguồn lực cũng như thuận lợi hơn trong triển khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức nhân sự và đầu tư cơ sở vật chất.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ giảng viên, theo tôi, ngoài các vấn đề cần sự đồng bộ của hệ thống luật trong thực hiện tự chủ đại học, khó khăn lớn nhất là vấn đề tài chính. Bởi phần lớn nguồn thu chủ yếu của các trường là từ học phí, rất ít trường có được nguồn thu từ hoạt động khoa học công nghệ. Điều đó ảnh hưởng lớn tới hoạt động của nhà trường trong đầu tư cơ sở vật chất cũng như đầu tư xây dựng đội ngũ và các hoạt động khác.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra thách thức đối với GDĐT nói chung và đối với đào tạo bậc đại học nói riêng. Đối với giáo dục đại học ngày nay, các trường đã cập nhật đổi mới chương trình đào tạo để phù hợp với thực tiễn, chú trọng tới công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên với mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Video đang HOT
Điều đó yêu cầu chúng tôi phải luôn cố gắng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; người thầy ngoài giảng dạy cần tích cực, chủ động trong nghiên cứu khoa học, thâm nhập thực tiễn. Đó là cách tốt nhất để cập nhật kiến thức, công nghệ từ đó truyền đạt tới sinh viên, xây dựng thế hệ tương lai không những vững về trí thức mà tốt cả về nhân cách, phẩm chất.
- Theo cơ chế tự chủ, từng bộ phận, cán bộ, giảng viên cũng phải đổi mới. Vậy tại đơn vị PGS công tác đã và đang đổi mới như thế nào để bắt nhịp với chính sách tự chủ đại học?
- Cơ chế tự chủ đại học cho phép các trường phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong trường. Được nhà trường giao nhiệm vụ quản lý cấp khoa, tôi nhận thấy vai trò quan trọng trong tập hợp nhân lực để thực hiện nhiệm vụ về khoa học công nghệ và đào tạo.
Về nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã hình thành các nhóm nghiên cứu định hướng mũi nhọn; các bộ môn tích cực với các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các giảng viên chủ động trong tìm kiếm đề tài nghiên cứu với các đối tác trong và ngoài nước. Các hoạt động về khoa học công nghệ, thâm nhập thực tiễn làm cho giảng viên nâng cao trình độ, kiến thức thực tế và có hỗ trợ tài chính cho hoạt động nghiên cứu; từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.
- Xin cảm ơn PGS!
Ngoài kiến thức lý thuyết được đào tạo trên lớp, hiện nay sinh viên được rèn luyện kỹ năng thông qua thực hành, thí nghiệm tại trường cũng như thực tập tại các đơn vị sản xuất, tham gia nghiên cứu khoa học, startup khởi nghiệp, vườn ươm công nghệ, tạo cho người học có được kiến thức thực tế sau khi tốt nghiệp. – PGS.TS Trần Ngọc Hiền
Minh Phong (Thực hiện)
Theo giaoducthoidai
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dự khai giảng khóa đào tạo thứ 60 Trường Đại học Vinh
Sáng ngày 21/9, Trường ĐH Vinh tổ chức khai giảng năm học mới 2019 - 2020, kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1959 - 2019) và đón nhận nhiều phần thưởng cao quý.
Trường ĐH Vinh đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường
Cùng đến dự và chung vui với nhà trường có Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đinh Huệ; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ; lãnh đạo một số Bộ, Ban ngành TW, các tỉnh Hà Tĩnh, Hà Nam, Vĩnh Long cùng lãnh đạo của gần 80 trường đại học trong cả nước.
Về phía tỉnh Nghệ An Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh, đại diện lãnh đạo tỉnh và các thế hệ giảng viên, sinh viên, học viên của Trường Đại học Vinh.
Trường ĐH đơn ngành đầu tiên chuyển đổi thành đa ngành
Cách đây 60 năm, Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh (tiền thân của Trường Đại học Vinh ngày nay) được thành lập với nhiệm vụ chính là đào tạo đội ngũ giáo viên phổ thông cho khu vực Bắc Trung bộ và miền Bắc.
Các đại biểu Trung ương, địa phương về dự Lễ khai giảng khóa đào tạo thứ 60 Trường ĐH Vinh
Trải qua hơn nửa thế kỷ, từ một phân hiệu chỉ với 17 cán bộ và 158 sinh viên đầu tiên của 2 ban Toán - Lý và Văn - Sử, Phân hiệu ĐHSP Vinh dần trưởng thành phát triển thành Trường ĐHSP Vinh và Đại học Vinh.
Trong 60 năm qua, đã có hơn 170.000 học sinh, sinh viên, học viên tốt nghiệp, trong đó có 13.366 thạc sĩ và 244 tiến sĩ. Trường Đại học Vinh trở thành trung tâm giao duc, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ lớn của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước; là trung tâm đào tạo sư phạm và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục lớn và có uy tín và là một trong những trường ĐH đầu tiên thực hiện thành công việc chuyển từ mô hình trường đại học đơn ngành thành trường đại học đa ngành...
Chương trình nghệ thuật tái hiện 60 năm xây dựng và phát triển của trường ĐH Vinh
Hiện trường có quy mô gần 40.000 HS, SV, học viên, nghiên cứu sinh đang theo học 55 ngành tại 13 khoa, viện đào tạo với nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Các Trường THPT Chuyên, Trường Thực hành Sư phạm trực thuộc ĐH Vinh cũng là một địa chỉ uy tín về chất lượng giáo dục.
Đến thời điểm này, trường có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có trình độ cao, đồng bộ về cơ cấu, với hơn 1.000 người, trong đó có 63 giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cao cấp, 276 tiến sĩ và 514 thạc sĩ; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên là 45%.
Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, ông Vương Đình Huệ - Phó Thủ tướng chính phủ chúc mừng những thành tự mà Trường ĐH Vinh đã đạt được trong 60 năm xây dựng và phát triển; là một trong ba trường đại học đa ngành đứng đầu miền Trung; là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam và được xếp vào nhóm trường ĐH trọng điểm của quốc gia đồng thời gia thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và chính sách quản lý của khu vực và của cả nước.
Trường ĐH Vinh phải trở thành trung tâm đổi mới, sáng tạo của cả nước
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định hiện nay xu thế toàn cầu hóa cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, giáo dục và đào tạo nói riêng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đánh trống khai giảng năm học mới 2019 - 2020 tại Trường ĐH Vinh
Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao và trình độ phát triển của Khoa học công nghệ sẽ quyết định vị thế của mỗi quốc gia. Những năm qua, Đảng và chính phủ cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học trong cả nước, phát triển và hội nhập quốc tế...
Thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Nghệ An và các địa phương nơi trường có cơ sở đào tạo cần tập trung ưu tiên đầu tư các nguồn lực để phát triển Trường Đại học Vinh và các trường đại học đóng trên địa bàn thành tổ hợp Đại học trọng điểm của khu vực, có đủ tiềm lực để đào tạo nhân lực chất lượng cao và chuyển giao tri thức, công nghệ phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của vùng Bắc Trung Bộ, góp phần đưa thành phố Vinh và Nghệ An trở thành trong tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ
Đối với Trường ĐH Vinh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị nhà trường tập thể cần cụ thể hóa thông điệp trong thư của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào các hoạt động của nhà trương. Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm của Trung ương, Đảng, chính sách và phát luật của nhà nước để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng mô hình phát triển phù hợp để phát huy vai trò đầu tàu cảu hệ thống giáo dục đai học tỉnh Nghệ An và khu vực, đáp ứng yêu cầu hội nhập với giáo dục đại học quốc tế.
Nhà trường cần thường xuyên quan tâm cập nhật chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới để người học luôn tiếp cận và làm chủ tri thức mới, có kỹ năng làm việc toàn cầu, đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp trong mỗi sinh viên. Trường Đại học Vinh phải thực sự trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo của đất nước.
Phó Thủ tướng thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Trường ĐH Vinh
Phó Thủ tướng cũng đặc biệt chúc mừng các tân sinh viên khóa 60 của nhà trường và mong các em không chỉ học tập và rèn luyện tốt để sau khi ra trường có việc làm tốt, khởi nghiệp thành công và tạo thêm nhiều việc làm tốt cho xã hội: "Mỗi một thành công các em đạt được là chinh phục một ngọn núi cao.... để các em nhìn thấy thế giới, tổ quốc đất nước mình. Vì vậy, ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường các em phải nhận thức trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Năm sáng sẽ trôi qua không để lại một dấu vết nào đối với những ai không biết nhìn rõ tương lai bằng bộ óc thông minh và khổ luyện của mình. Nhưng hạnh phúc sẽ đến với những người biết sử dụng thời gian như con kiến biết tha lâu đầy tổ và như cái cây mỗi năm lại dày lên một vòng thân gỗ..."
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo với trách nhiệm là cơ quan chủ quan, cần quan tâm chỉ đạo để Trường Đại học Vinh xây dựng mô hình phát triển theo tinh thần của Luật Giáo dục đại học sửa đổi, phù hợp với thực tiễn nhà trường, góp phần thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo các Nghị quyết của Quốc hội.
Xây dựng thành ĐH Vinh gồm các trường thành viên
Tại buổi lễ, thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xin tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo ngành nói chung và Trường ĐH Vinh. Với riêng ĐH Vinh, Bộ trưởng đề nghị:
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại khai giảng Trường ĐH Vinh
Thứ nhất, rà soát cơ cấu lại các chương trình đào tạo theo hướng bám sát nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An vác các địa phương Bắc Trung bộ. Đổi mới nội dung chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, gắn lý thuyết với thực tiễn, khởi nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.
Bên cạnh củng cố, nâng cao chất lượng các ngành đào tạo truyền thống, nhà trường cần có lộ trình ưu tiên tập trung đầu tư một một số ngành đào tạo mới về CNTT, nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển, du lịch. Các ngành này cùng với những ngành truyền thống hướng tới thành trường của Đại học Vinh trong tương lai.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền trao Cờ thi đua Chính phủ cho ĐH Vinh
Thứ 2, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh để thu hút, quy tụ các nguồn lực nghiên cứu, tạo sự đột phá trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và chuyển giao tri thức của nhà trường. Qua đó, tư vấn thiết thực giải quyết các vấn đề phát triển địa phương và khu vực.
Thứ 3, nghiên cứu thành lập một số doanh nghiệp, hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp để kết nối doanh nghiệp với nhà trưởng, phát triển dịch vụ tạo nguồn thu.
Thứ 4, sắp xếp lại các đơn vị quản lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả, áp dụng CNTT trong quản lý hoạt động nhà trường và sớm kiện toàn hội đồng trường theo Luật GD ĐH, năng cao năng lực quản trị nhà trường và trình độ đội ngũ giảng viên.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao học bổng cho sinh viên trường ĐH Vinh có thành tích xuất sắc
Thay mặt lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân Nghệ An, ông Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư tỉnh ủy tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Trung ương, ngành giáo dục. Đồng thời mong muốn nhà trường, các bạn sinh viên, học viên tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, phát huy truyền thống và góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quê hướng, đất nước.
Lãnh đạo Trung ương và địa phương trao học bổng cho sinh viên xuất sắc trong lễ khai giảng
Tại lễ khai giảng khóa đào tạo thứ 60 và Kỷ niệm 60 thành lập, Trường Đại học Vinh đón nhận phần thưởng cao quý gồm: Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước, Cờ thi đua của Chính phủ.
Dịp này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Bí thư tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh cũng đã trao học bổng cho các sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc, trao quà lưu niệm cho Trường Đại học Vinh.
Hồ Lài
Theo GDTĐ
Đội ngũ giảng viên trẻ, lợi thế trong hội nhập quốc tế Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển rất nhanh và tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo dục đại học cũng không nằm ngoài sự tác động đó, đòi hỏi các trường phải không ngừng đổi mới và thích nghi nhanh chóng nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. LHU được...