Giảng viên đại học cũng… học đối phó
Để được giảng dạy, giảng viên nhiều trường ĐH, CĐ đã và đang phải tìm nhiều cách bổ túc các chứng chỉ theo quy định ngạch giảng viên như chứng chỉ triết học, lý luận giảng dạy…
Tốt nghiệp thạc sĩ ở Bỉ, đã giảng dạy chín năm ở một trường ĐH công lập tại TP.HCM nhưng giảng viên T.M.L. chỉ được hưởng lương… trợ giảng. Lý do: chưa có chứng chỉ triết học theo quy định của ngạch giảng viên. “Thạc sĩ ở Việt Nam phải nộp chứng chỉ triết học sau ĐH mới được bảo vệ luận văn. Tôi làm thạc sĩ ở nước ngoài nên không có chứng chỉ này. Đầu năm học này, nhà trường nói nếu tôi không bổ sung chứng chỉ triết học sẽ không được tiếp tục đứng lớp nữa” – giảng viên T.M.L. lo âu.
Đã đi dạy vẫn phải học
Một nữ giảng viên khác dù đã có bằng thạc sĩ sư phạm tâm lý giáo dục của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng phải đi học để lấy chứng chỉ… lý luận giảng dạy ĐH theo yêu cầu của trường. Nếu không bổ sung, giảng viên này sẽ không được tiếp tục đứng lớp. “Tôi đã học qua phương pháp, kỹ năng giảng dạy ĐH ở trường sư phạm, đã dạy ĐH ba năm vậy mà vẫn phải quay lại trường sư phạm học những cái đã biết để lấy chứng chỉ. Cùng học với tôi có một số giảng viên đã ngoài 40 tuổi…” – cô tâm sự.
Không có một trong hai chứng chỉ này, nhiều giảng viên sẽ không được giảng dạy – Ảnh: Thuận Thắng
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện có nhiều trường ĐH như: Sư phạm TP.HCM, Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Quốc gia Hà Nội, Sư phạm Hà Nội, Học viện Quản lý giáo dục tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ lý luận dạy ĐH và chứng chỉ triết học sau ĐH cho giảng viên. Những khóa học này thường được tổ chức trong 60 tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm với học phí từ 500.000 – 1 triệu đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, một số trường ĐH khác như Tài chính – marketing, Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, ĐH Công nghệ Đồng Nai, ĐH Lâm nghiệp cơ sở 2… cũng tổ chức những khóa lý luận dạy ĐH tại trường theo hình thức phối hợp với trường được cấp chứng chỉ, để dạy và cấp chứng chỉ cho giảng viên trong trường.
Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi theo học các lớp này. Thạc sĩ Nguyễn Duy Hải – Trường ĐH Văn Hiến TP.HCM – cũng đã đăng ký học 60 tiết lý luận giảng dạy ĐH tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Giảng viên Hải nói: “Nếu ngạch giảng viên không quy định, tôi sẽ không học”. Tương tự, thạc sĩ Nguyễn Phương – giảng viên một trường ĐH công lập lớn tại TP.HCM – cũng cho biết: “Tôi học chứng chỉ lý luận dạy ĐH chỉ để đủ điều kiện dự thi công chức”.
Thậm chí, trên một diễn đàn mạng, một người tâm sự: “Ông xã kêu mình đi dạy vì thấy đi làm vất vả quá. Theo yêu cầu bắt buộc, dạy ĐH phải có chứng chỉ triết học và lý luận dạy ĐH. Bạn nào biết nơi nào dạy… đỡ buồn ngủ chỉ giúp mình với. Đi học lấy chứng chỉ thôi nên không có động lực gì hết”.
Để… đối phó
Do xác định học để lấy chứng chỉ nên nhiều giảng viên thừa nhận việc học của mình “chỉ có giá trị đối phó”. Thạc sĩ Hải cho biết lớp lý luận dạy ĐH của ông có 70-80 người. Khi giờ học trùng giờ giảng, nhiều giảng viên nhờ bạn học điểm danh giúp. Khi làm bài tập nhóm chỉ có 1-2 người làm thay cho cả nhóm, tiểu luận có người tự làm nhưng cũng có người “cắt dán” trên mạng.
Tương tự, một thạc sĩ sư phạm tâm lý giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng thừa nhận: “Tâm lý người đi học chỉ muốn lấy chứng chỉ để đủ hồ sơ làm giảng viên nên học cho có thôi. Giảng viên cũng châm chước, muốn dạy cho nhanh để kết thúc nên có ý nghĩa gì đâu. Biết vậy nhưng vẫn phải học, phải dạy”. Cũng với tâm lý đó, giảng viên T.M.L. cho rằng do môn học yêu cầu chỉ 5 điểm là đạt yêu cầu, cấp chứng chỉ nên không phải cố gắng nhiều. “Có bài tiểu luận học viên bốn khóa truyền tay nhau, chỉ thay tên đổi họ nhưng vẫn được chấm 7-8 điểm” – ông L. nói.
Nhiều năm nghiên cứu về giáo dục ĐH, PGS.TS Phạm Xuân Hậu – Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – cho biết chứng chỉ lý luận dạy ĐH thuộc chứng chỉ nghiệp vụ dành cho những người không học trong những ngành sư phạm có nghiệp vụ để đứng lớp.
Ông Hậu nói thêm: “Tôi biết có giảng viên đã giảng dạy lâu năm, rất có uy tín nhưng không có chứng chỉ lý luận dạy ĐH cũng không được ngạch giảng viên. Từ đó sinh ra chuyện người ta phải đi học và học cho có, học để thay đổi thang bậc của mình. Mục đích của quy định là tốt nhưng cách làm lâu nay chỉ theo thủ tục hành chính, mang tính chiếu lệ và không thực chất lắm”.
Theo tuổi trẻ
Em gái Việt 'văn võ song toàn'
Janneinne Lê, hiện đang học lớp 12 tại trường trung học Mater Dei, vừa được bình chọn là học sinh "Scholar-Athlete" trong tuần vừa qua với các thành tích xuất sắc về cả học vấn lẫn thể thao.
"Từ nhỏ tới lớn em luôn siêng năng và tự giác, thay vì đi chơi lúc rảnh rỗi, em đi sinh hoạt các công tác xã hội", chị Anh Tú, mẹ của em Janneinne, tâm sự.
Ngoài thời gian theo học các lớp nâng cao về toán tích phân, vật lý, chính trị, lịch sử nghệ thuật, triết học, Jannienne Lê dành nhiều thời gian để luyện tập bộ môn golf và thi đấu cho trường.
"Hôm nay cháu phải dậy từ 4 rưỡi sáng rồi đi đấu chung kết ở mãi San Clemente (một thành phố ở California, Mỹ)", chị Anh Tú kể vào đầu tuần này. Có được một đứa con gái chăm chỉ như em Janneinne, chắc hẳn người mẹ nào cũng sẽ rất tự hào.
Janneinne Lê trên sân tập golf. Ảnh: Người Việt
Janneinne được bố cho tập môn golf từ lúc 5 tuổi. Học sinh đạt thành tích cao trong lớp học không hiếm trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nhưng số em tham gia thi đấu thể thao ở các giải lớn tương đối ít hơn. Janneinne Lê thành công trong cả hai lĩnh vực, thật là "văn võ song toàn".
"Bé yêu thích môn toán từ năm lớp bốn", chị Tú kể về một trong các sở trường của Jannienne. Lúc 14 tuổi, em giúp cho đội Decathlon của trường thắng giải nhất toàn tiểu bang California. Academic Decathlon, là một cuộc thi dành cho các em học sinh xuất sắc từ các trường, bao gồm mười bài thi khác nhau cho các bộ môn học, và toán học thường là bộ môn được ra đề khó nhất.
Khi hỏi về các sở thích của Janneinne Lê, "Bé thích ăn cơm nhất", chị Anh Tú cười và nói về món ăn yêu thích của em.
Tuy chưa bao giờ về thăm quê mẹ hay được đi học Việt ngữ, em có thể nói và đọc tiếng Việt. Janneinne Lê nói chuyện bằng tiếng Việt với gia đình khi ở nhà và với các cô chú khi đi sinh hoạt cộng đồng tại nhà thờ Tam Biên. Em mơ ước trở thành bác sĩ để giúp các trẻ cô nhi ở Việt Nam. Chị Tú cũng cho biết cả nhà đang sắp xếp một chuyến đi về Việt Nam vào năm sau để ba chị em của Janneinne có thể thăm quê hương và riêng Janneinne có thể tới thăm các cô nhi viện tại đó.
Janneinne Lê đang từng bước biến ước mơ làm bác sĩ của mình thành hiện thực.
Theo VNE
Khâm phục cô gái khuyết tật - Thủ khoa ngành Sư phạm Triết học Không may mắn có được đôi chân lành lặn, Trần Thị Thơm đã vượt lên mọi khó khăn để theo đuổi ước mơ của mình trên con đường học tập. Với điểm tổng kết 8.80/10.0, em đã trở thành thủ khoa đầu ra của ngành Sư phạm Triết học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2012. Trần Thị Thơm - thủ khoa...