Giảng viên đại học công lập: Người hơn 10 triệu, người 200 triệu/tháng
Tùy trường đại học công tác, bằng cấp, vị trí làm việc mà giảng viên có thu nhập khác nhau. Cùng trình độ có người nhận hơn 10 triệu/tháng, nhưng có người nhận hàng trăm triệu/tháng.
Chia sẻ với VietNamNet, một thạc sĩ công tác ở một trường ĐH thành viên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay hiện ở trường ông, mức lương là hệ số nhân với mức lương bản nhà nước quy định. Còn thu nhập thì vô chừng, vì có thu nhập từ nghiên cứu khoa học nhưng năm có, năm không và tiền giảng dạy. Riêng tiền giảng dạy, hiện nhà trường trả 60.000 đồng/tiết.
Có hơn 23 năm công tác, với trình độ thạc sĩ, ông cho biết nếu chỉ tính lương thì hiện nhận được 10,6 triệu/tháng. Khoản 10,6 triệu đồng = Lương phụ cấp chức vụ phụ cấp thâm niên phụ cấp ưu đãi phụ cấp vượt khung = [HS lương HS chức vụ (HS lương HS chức vụ ) x % phụ cấp thâm niên (HS lương HS chức vụ ) x % Phụ cấp ưu đã (HS lương hệ số chức vụ) x % phụ cấp vượt khung] x lương. Đối với tiền giảng dạy, ông được khoảng 5 triệu đồng (1 tiết được trả 60.000 đồng). Như vậy tổng thu nhập 1 tháng thấp nhất được khoảng 16 triệu đồng.
Còn tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cách đây 5 năm (2017), theo một điều tra về thu nhập, trong số 984 giảng viên của trường có khoảng 70 người có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng.
Mức dưới 4 triệu đồng/tháng là mức lương theo quy định, còn ngoài ra giảng viên còn có thêm thu nhập khác như dạy thêm ngoài giờ, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học (trả trực tiếp…).
Giảng viên ở đại học ‘tự chủ’ lương bao nhiêu?
Thu nhập của giảng viên ở những trường đại học đã tự chủ lại “khấm khá” hơn rất nhiều so với những trường còn dựa vào ngân sách nhà nước. Mức thu nhập đảm bảo cho họ đủ cuộc sống, thậm chí còn cao hơn nhiều cán bộ cao cấp.
Cuối năm 2013, thu nhập bình quân của khối viên chức hành chính trong Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã đạt 10,5 triệu đồng/tháng, thu nhập của khối giảng viên và nghiên cứu viên đạt 14 triệu đồng/tháng. Đến cuối 2014 thu nhập trung bình của nhân viên, viên chức hành chính nhà trường này là 10,892 triệu đồng/ tháng. Thu nhập trung bình của khối nghiên cứu viên và giảng viên là 14,96 triệu đồng/ tháng.
Đến tháng 12/2018, thu nhập của giảng viên, viên chức đã được nâng lên hơn 50% so với con số cuối 2013 với mức trung bình là 17 triệu đồng/ tháng. Đến năm 2020, lương bình quân 1 tháng viên chức giảng dạy 23,7 triệu đồng, viên chức hành chính 22,5 triệu đồng, lao động giản đơn 13,4 triệu đồng. Trong khi đó, lương của các lãnh đạo trường này cao hơn rất nhiều thậm chí đến cả hàng trăm triệu.
Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, vào năm 2019, tức chỉ sau 3 năm thực hiện thí điểm tự chủ, ngân sách tự có của trường đã tăng 25%, còn thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên tăng 150%. Thu nhập bình quân của phó giáo sư là 63 triệu đồng/tháng. Còn tiến sĩ, mức thu nhập bình quân khoảng 40 triệu đồng/tháng. Nhiều tiến sĩ có thu nhập từ 70-80 triệu đồng/tháng, thậm chí tới 200 triệu/tháng. Đặc biệt thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên chỉ sau 3 năm tự chủ đã tăng từ 15 triệu/tháng lên 22 triệu/tháng. Nhà trường trả chi phí trả cho người dạy mỗi tiết là 300.000 đồng, như vậy một tiến sĩ nếu dạy một ngày dạy đủ 8 tiết đã có thu nhập hơn 2 triệu đồng/ngày.
Video đang HOT
Một thạc sĩ công tác ở một trường ĐH đã tự chủ ở TP.HCM, nhìn nhận thu nhập ở trường của ông cũng cao hơn các trường đại học khác đó là điều đương nhiên khi thực hiện tự chủ tài chính.
“Cá nhân tôi làm việc khoảng 20 năm, có bằng thạc sĩ, thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng”- ông nói. Tổng mức này bao gồm các khoản lương cơ bản theo quy định của nhà nước (khoảng 9,5 triệu/tháng); thu nhập tăng thêm (khoảng 12,5 triệu/tháng) thu nhập từ trách nhiệm trưởng phòng, các khoản khác (khoảng 8 triệu/tháng).
Theo ông đối với những giảng viên trẻ, khi mới vào trường thì hưởng lương 75% trong những tháng thử việc với mức thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng, hết giai đoạn tập sự thì lên khoảng 15 triệu/tháng. Còn những giảng viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư thì khoảng 25 triệu đồng đến 50 triệu đồng/tháng, tùy vào thâm niên công tác. Còn mức thu nhập bình quân chung ở trường là khoảng 17 triệu đồng/tháng.
Ngoài thu nhập như trên thì giảng viên còn có thu nhập khác từ nghiên cứu khoa học, các công tác hỗ trợ sinh viên, (theo dõi việc học hành của sinh viên, theo dõi quá trình thực tập,….), tiền vượt giờ…
Nhà trường quy định một giảng viên sẽ phải dạy khoảng 280 tiết – 300 tiết/ năm, còn nếu dạy quá thì được tính là vượt giờ. Đối với tiền dạy vượt giờ, thạc sĩ được trả 90.000 đồng/ tiết, tiến sĩ là 120.000 đồng/tiết, phó giáo sư là 160.000 đồng/tiết. Như vậy nếu làm việc hiệu quả thì thu nhập ở trường hoàn toàn đảm bảo mức sống ở TP.HCM hiện nay.
Học phí nhiều trường đại học tăng mạnh từ năm 2022
Mức học phí dự kiến của nhiều đại học tăng cao so với năm học trước, đặc biệt các trường khối ngành y dược. Một số trường có mức tăng hơn 40%.
Ngành Y dược hiện nay có học phí tăng cao nhất so với các ngành nghề khác. Đề án của khoa Y ĐH Quốc gia TP.HCM công bố mức thu học phí giai đoạn 1 (2021-2023), dự kiến được triển khai tăng theo lộ trình.
Theo đó, học phí ngành Y khoa năm 2022 là 66 triệu đồng/năm, năm 2023 là 72,6 triệu đồng/năm. Ngành Dược học có mức học phí năm 2022 là 60,5 triệu đồng/năm, năm 2023 là 66,55 triệu đồng/năm. Sinh viên ngành Răng Hàm Mặt đóng 96,8 triệu đồng năm 2022 và 106,48 triệu đồng năm 2023.
Học phí khoa Y ĐH Quốc gia TP.HCM tăng theo lộ trình. Ảnh: MedVNU.
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng tăng học phí. Trường dự kiến tăng hơn 12 triệu đồng so với năm ngoái. Học phí chưa bao gồm 2 học phần bắt buộc, Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh được thu theo quy định hiện hành.
Với mức thu mới, học phí cả năm 2022 cao nhất khoảng 44,5 triệu đồng/sinh viên đối với ngành Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt. So sánh với mức học phí 32 triệu đồng/năm/sinh viên của năm 2021, năm nay, học phí của trường tăng 40%.
Ở nhóm trường khối ngành tự nhiên, mức học phí dự kiến trong năm học 2022-2023 của ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội là 42 triệu đồng, năm học 2023-2024 là 44 triệu đồng, năm học 2024-2025 là 46 triệu đồng và năm học 2025-2026 lên 48 triệu đồng.
Tính riêng học phí năm học 2022-2023 khi so sánh với mức 35 triệu đồng/năm cho khóa tuyển sinh năm 2021, học phí của trường tăng thêm 24%.
ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến học phí năm 2022-2023 của chương trình đào tạo chuẩn dao động trong khoảng 22-28 triệu đồng/năm, chương trình ELiTECH nằm trong mức 40-45 triệu đồng/năm.
Chương trình đào tạo Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Công nghệ thông tin Việt - Pháp, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có học phí 50-60 triệu đồng/năm, chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế 45-50 triệu đồng/năm; chương trình đào tạo quốc tế 55-65 triệu đồng/năm, chương trình TROY (học 3 kỳ/năm) khoảng 80 triệu đồng/năm.
Theo lãnh đạo nhà trường, đề án học phí của trường theo cơ chế giá, căn cứ vào chi phí đào tạo. Chương trình riêng lẻ học phí tăng không quá 10% một năm so với chương trình hiện hành và mọi thu chi đều được nhà trường thông báo tới người học.
Năm học 2022-2023, học phí Học viện Tài Chính hệ đại học chính quy là 15 triệu đồng. Cũng trong năm học tới, học phí được điều chỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước nhưng không vượt quá 10% mỗi năm học. Chương trình chất lượng cao là 45 triệu đồng/sinh viên/năm học.
Tại ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, học phí cho khóa tuyển sinh năm 2022 dự kiến 70-72 triệu đồng/năm (tùy ngành) - tăng 2 triệu đồng so với khóa tuyển sinh năm 2021.
Mức học phí năm 2022 tại ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM với chương trình đại học hệ đại trà là 19,5 triệu đồng/năm (các ngành Kinh tế, Ngoại ngữ, Luật) và 21,5 triệu đồng/năm (các ngành Công nghệ).
Chương trình chất lượng cao dạy bằng tiếng Việt có học phí 31-32 triệu đồng/năm. Mức thu đối với chương trình chất lượng cao dạy bằng tiếng Anh là 34-35 triệu đồng/năm.
Sinh viên chương trình chất lượng cao Việt Nhật học như chương trình chất lượng cao tiếng Việt, có thêm 50 tín chỉ tiếng Nhật đóng học phí 33 triệu đồng/năm. Như vậy, mức thu này đều cao hơn so với năm học trước.
Tại ĐH Hoa Sen, học phí năm học 2022-2023 đối với 33 ngành và 10 chương trình đào tạo bậc đại học chính quy nằm trong khoảng 80-85 triệu đồng/năm học. Riêng chương trình song bằng có mức phí trung bình 85,5 triệu đồng/năm; Hoa Sen Elite thu học phí 115-120 triệu đồng/năm.
Đối với khối ngành xã hội, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tăng học phí ngành Khoa học xã hội lên 16-20 triệu đồng/sinh viên/năm học. Học phí nhóm ngành Ngôn ngữ và Du lịch là 21-24 triệu đồng.
Mức học phí chương trình chất lượng cao (theo chi phí thực tế) gấp 3 lần mức trần học phí chương trình đào tạo hệ chuẩn trình độ ĐH, dự kiến 60 triệu đồng/sinh viên/năm.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa ra dự kiến mức học phí năm 2022. Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn học phí.
Học phí hệ đại trà của trường tăng từ 276.000 đồng/tín chỉ lên 440.559 đồng/tín chỉ; hệ chất lượng cao tăng từ 771.200 đồng/tín chỉ lên 1.321.677 đồng/tín chỉ.
Theo Nghị định 81 về cơ chế thu, quản lý và chính sách miễn, giảm học phí, từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025- 2026, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự chủ tăng (trừ khối ngành II, Nghệ thuật). Đặc biệt, khối ngành VI.2 (Y Dược) tăng 71,3% (từ 1,43 triệu đồng/tháng lên 2,45 triệu đồng/tháng).
Theo quy định của Nghị định 81/2021/NĐ-CP, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ có các mức khác nhau tùy thuộc vào từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập được tự chủ mức 1 (tự bảo đảm chi thường xuyên), mức học phí với khối ngành Y dược cao nhất có thể lên đến 4,9 triệu đồng/tháng/sinh viên.
Các trường tự chủ mức 2 (đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư), học phí nhóm ngành Y dược tối đa có thể lên đến trên 6 triệu đồng/tháng.
Cần góc nhìn tích cực, toàn diện Trong một lớp đại học, giảng viên lấy tờ giấy A4, chấm vào một chấm mực rồi nói: Các anh chị hãy nhìn vào tờ giấy và nói xem chúng ta thấy gì?. Các sinh viên ra chiều nghĩ ngợi nhưng cũng trả lời rất nhanh, với khá nhiều câu: Một tờ giấy có một dấu chấm, Một tờ giấy có một dấu...