Giảng viên: Cảm thấy bản thân đa nhân cách khi vừa la học trò xong đã phải bật chế độ tươi cười
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, giảng viên Hồ Yên Thục chia sẻ tự sự về nghề qua tập tập tản văn “Nhật ký cô giáo – Học kỳ Xuân”- cuốn sách mang phong cách “ social network”.
Tác giả Hồ Yên Thục với cách viết khá lạ so với các dòng sách về nghề giáo vì bên ngoài sôi nổi, hài hước nhưng ẩn sâu bên trong lại trầm ngâm, suy nghĩ về nghề nghiệp và giáo dục thời hiện đại. Chị hiện là giảng viên đại học, Thạc sĩ quản lý giáo dục, Đại học Portsmouth (Anh); đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh.
Nhật ký cô giáo – Học kỳ xuân có thể xem là cuốn sổ ghi chép đầy ngẫu hứng của tác giả Hồ Yên Thục khi mỗi ngày “lên lớp” nếu không phải là một ngày “lên thẳng trên mây” thì hẳn là một ngày “tuột mood ngay xuống đất”. Sinh viên là nhân vật trung tâm của mỗi chuyện, nhưng xem lẫn vào lối dẫn chuyện khéo léo, sự sắp xếp các đoạn tự sự và hội thoại đa tuyến (nhân vật) lại chính là nỗi niềm của một nữ giảng viên đại học trẻ trung – đại diện cho nghề giáo – luôn tự rèn giũa mình (về tác phong lẫn kinh nghiệm) trong nghề nghiệp và đứng trước bộn bề lo toan cuộc sống, công việc.
Cuốn sổ ghi chép đầy ngẫu hứng của tác giả Hồ Yên Thục khi mỗi ngày “lên lớp”
Đọc Nhật ký cô giáo – Học kỳ Xuân, bạn sẽ hiểu, có chí ít một nghề, mà chủ thể thực hiện nhiệm vụ và chủ thể được phụng sự/cung cấp dịch vụ, không được đi trễ, dù chỉ là vài phút, bởi ngay sau tiếng trống báo tiết, là giáo viên – giảng viên đã phải sẵn sàng triển khai chương trình đào tạo (syllabus).
Giảng dạy ở bậc đại học, khách thể của tác giả Hồ Yên Thục là các bạn sinh viên, đến từ nhiều vùng miền của dải đất hình chữ S, họ có đủ loại tính cách, sở trường, sở đoản, thói quen và cả hoàn cảnh riêng. “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, câu nói ấy quả đúng, khi mà qua lời kể của Hồ Yên Thục, chỉ riêng câu chuyện điểm danh, kế sách khất làm bài tập nhóm cũng muôn màu muôn vẻ, thậm chí là trăm phương nghìn kế, và thi thoảng có những sự ngơ ngác đến không thể nào tưởng tượng nổi.
Video đang HOT
Có những sự trớ trêu mà cô giáo cũng hoang mang và phải tập điềm tĩnh hết sức có thể như: “Đọc bài của một đứa sinh viên, một đứa sai thì sửa dễ thôi, cơ mà hơn năm mươi đứa cùng sai một kiểu thì hóa ra mình sai chúng đúng???”; cảm thấy bản thân đa nhân cách khi vừa la xối xả đám học trò không chuẩn bị bài và xoay sang bật chế độ tươi cười năm phút sau khi giảng bài mới vì “lúc dạy học thì vui tươi phấn khởi, khi chấm bài thì nghiêm như Bao Công”.
Nhưng rồi, ở trong môi trường giáo dục ấy, thi thoảng, người nữ giảng viên vẫn đón nhận được sự chân thành từ các học viên của mình, những người anh chị đồng nghiệp có lúc chia sẻ những giải pháp nghề nghiệp trước cô đồng nghiệp trẻ còn hoang mang để bắt nhịp, và cảm xúc ấy càng vỡ òa, càng thăng hoa, khi những anh chị bạn đồng nghiệp ấy hoàn thành chương trình đào tạo ở trường, sẵn sàng vào đời để kiếm tiền, chi trả các hóa đơn cuộc sống hệt như cách mà tác giả đang thực hiện một cách nghiêm túc, căng tràn nhiệt huyết.
Nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật – họa sĩ Nguyễn Quân hóm hỉnh nhận định về giọng văn của Hồ Yên Thục có chất tưng tưng pha lẫn nhiều tình huống khó đỡ của hình ảnh thầy cô giáo vừa thương vừa nghiêm khắc trước những học trò ngô nghê quá mức hay lười phấn đấu trong học đường.
Thầy cô dẫu có “lúc nắng lúc mưa” hay có lúc “gào thét” nghiêm khắc cũng là cảnh tỉnh mong các em tự thân tự giác rèn giũa tinh thần tự học, từ học sinh cá biệt đến trò ngoan trò giỏi, ai cũng có cơ hội để thành thành nhân – thành công trong tương lai cả. Nhiều lúc, thầy cô cũng thầm cảm ơn những em học trò đã giúp mình khẳng định lại ý nghĩa công việc của mình, là người đi gieo kiến thức trên cánh đồng học tập mênh mông đến vô tận của các em.
Ai trong chúng ta rồi sẽ trưởng thành giữa bộn bề xoay quanh việc mưu cầu với cuộc sống thường ngày. Sẽ có một lúc nào đó, mình thành công hay giàu có, chí ít là ổn định cuộc sống, thì thầy cô đã yên tâm lắm rồi. Tuy không đưa học trò đi hết cuộc đời nhưng ở một thời điểm nào đó, “người đưa đò” thầm lặng ấy đã đóng dấu hành trình đi học của tất cả chúng ta không chỉ là điểm số hay tốt nghiệp, đó là tinh thần cố gắng để hoàn thành mỗi chặng đường. Có lẽ, đọc đến đây chúng ta và các em học trò sẽ thấy hình ảnh của mình thấp thoáng trong sách.
Nhật ký cô giáo – Học kỳ Xuân do Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh ấn hành, là món quà quý trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
“Giáo dục và đào tạo hiện muốn lấy người học làm trung tâm mà quên cái tâm thứ hai là người dạy chăng! Người học của cô giáo ưu tú gồm đủ thập loại chúng sinh từ con tý đến con hợi và rất nhiều nhân vật đặc sắc, cả một xã hội thu nhỏ mà cô giáo ưu tú tương tác, yêu ghét gọi là đồng nghiệp. Một tập tản văn thú vị, sắc sảo và cả hài hước về tâm lý giáo dục và khủng hoảng giáo dục hiện nay”.
Họa sĩ Nguyễn Quân
Vân Khánh
Theo toquoc
Chú trọng đánh giá năng lực trong giảng dạy ngoại ngữ
Hội nghị Khảo thí Ngoại ngữ Việt Nam lần thứ II (VLAS) 2019 diễn ra trong hai ngày 16-17/11, tại Hà Nội với chủ đề "Đánh giá trên lớp học" với sự tham gia của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Anh Việt Nam và hơn 250 đại biểu gồm các nhà quản lý giáo dục, giáo viên trung học phổ thông, giảng viên đại học, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia.
Ảnh minh họa
Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia cho biết: Hội nghị nhằm chia sẻ chuyên môn trong việc kết nối kiểm tra đánh giá với dạy học bằng các phương thức đánh giá thường xuyên, định kỳ và bài thi cuối cấp, hướng tới hỗ trợ giáo viên cấp Trung học phổ thông, giảng viên đại học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý có cách nhìn sâu hơn và đẩy mạnh việc áp dụng kiểm tra đánh giá định kỳ, thường xuyên - xu hướng mới trong kiểm tra đánh giá bên cạnh đánh giá bằng bài thi cuối kỳ.
Theo bà Donna McGowan- Giám đốc quốc gia của Hội đồng Anh tại Việt Nam, VLAS 2019 đánh dấu năm thứ hai hợp tác của Hội đồng Anh và Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia trong việc tạo một diễn đàn chuyên nghiệp và dễ tiếp cận cho các giáo viên, các nhà chuyên môn giáo dục trao đổi quan điểm về một chủ đề quan trọng - Đánh giá trong lớp học. Trọng tâm là kết nối hoạt động kiểm tra đánh giá và giảng dạy trên cả hai phương diện: đánh giá trong quá trình học và đánh giá bằng bài thi.
Tại phiên toàn thể chủ đề "Thực tiễn kiểm tra đánh giá ngoại ngữ cấp Trung học phổ thông: Xu thế và phương hướng phát triển trong tương lai", các diễn giả là các chuyên gia hàng đầu về khảo thí trong và ngoài nước đã phân tích các bài thi, xu hướng tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn tiếng Anh ở châu Á và các quốc gia có bối cảnh giáo dục tương tự Việt Nam cũng như phân tích ảnh hưởng của những kỳ thi quan trọng này với việc giảng dạy và học tập.
Theo các chuyên gia, môn Ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) được coi là môn thi bắt buộc trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia từ năm 2015 và cấu trúc bài thi được giữ cố định từ năm 2016. Cùng với đó, chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành ở Việt Nam năm 2018 quy định môn Tiếng Anh là môn bắt buộc từ lớp 3 tới lớp 12 (kéo dài 10 năm) và được sử dụng song song với chương trình cũ kéo dài 7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12). Hai chương trình này khác nhau nhiều về phương pháp và mục tiêu dạy học tiếng Anh, nhưng học sinh theo học cả hai chương trình đều tham dự một kỳ thi trung học phổ thông môn tiếng Anh. Vì thế, nhất thiết cần có thêm nghiên cứu về những ảnh hưởng của kỳ thi hiện nay đối với việc dạy và học tiếng Anh, về sự phù hợp của kỳ thi này trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành và khả năng cần thiết kế một hình thức đánh giá mới trong môn tiếng Anh.
Bên cạnh đó, chương trình giảng dạy tiếng Anh chuẩn mới cho học sinh tập trung vào phát triển năng lực ngôn ngữ của người học, từ đó đòi hỏi giáo viên cần chuyển hướng từ tập trung đánh giá kiến thức ngôn ngữ sang đánh giá năng lực ngôn ngữ trong giảng dạy.
Cũng tại Hội thảo, nhiều chuyên gia đã chia sẻ về một số chủ đề đang được quan tâm hiện nay như giáo viên trong công tác đánh giá, công cụ đánh giá quá trình nhằm thúc đẩy hợp tác và sáng tạo về thực hành giảng dạy tiếng Anh, hiệu quả của hồ sơ điện tử trong đánh giá quá trình kỹ năng nói ở bậc đại học, thực hành đánh giá ngôn ngữ trên lớp.
Vũ Hà
Theo daidoanket
Khi có đủ nhiệt tâm, bạn có thể thay đổi cả một con người Chính cậu bé học sinh bị coi là "cá biệt" là người đã truyền cảm hứng và đánh thức tình yêu nghề trong tôi, để tôi nhận ra rằng "khi bạn thực sự có tình yêu với con trẻ, khi bạn có đủ nhiệt tâm và nhiệt tình bạn có thể thay đổi cả một con người". Để thay đổi một đứa trẻ...