Giảng đường từ năm 2021 không còn như trước?
Năm 2020, vì dịch Covid-19 nên hình thức học trực tuyến được áp dụng trên toàn thế giới. Nhiều sinh viên đã hoàn toàn chuyển qua học trực tuyến để lấy bằng tốt nghiệp. Vậy năm 2021, học trực tuyến sẽ như thế nào?
Sinh viên học trực tuyến tại nhà khi nghỉ học tập trung năm 2020 – ẢNH: THẾ NGUYÊN
Người học đã sẵn sàng và thích nghi
Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, người sáng lập và điều hành Thinking School, cho biết trong năm 2020, khi việc học trực tuyến trở thành câu chuyện quan trọng của giáo dục, Thinking School có tổng hợp thành các mô hình giảng dạy tại VN và trên thế giới trong thời gian qua.
Sẽ công nhận dạy học trực tuyến
Năm 2020, vì đại dịch Covid-19, gần 24 triệu học sinh, SV của khoảng hơn 53.000 cơ sở GD-ĐT cả nước không thể đến trường. Xác định chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”, Bộ đã ban hành các văn bản chỉ đạo các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục ĐH tăng cường hình thức dạy học qua internet, trên truyền hình. Đây là lần đầu tiên việc dạy học trực tuyến được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể, VN có gần 80% học sinh được học trực tuyến. Dựa vào kinh nghiệm và đòi hỏi thực tiễn của hình thức dạy học này, Bộ đã xây dựng dự thảo thông tư ban hành quản lý dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, dự kiến sẽ hoàn thiện và ban hành trong năm 2021.
Theo đó, dự thảo quy định có 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến: dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp. Khi học sinh không thể đến trường do dịch bệnh, thiên tai hoặc một điều kiện cụ thể nào đó thì theo quy định, học sinh vẫn có thể học trực tuyến hoàn toàn.
Một là học trực tiếp. Mô hình thứ hai là kết hợp giữa học trực tiếp và học trực tuyến, nội dung bài giảng có sẵn trên các nền tảng trực tuyến và sinh viên (SV) đến lớp học chỉ thực hành, thảo luận. Chúng ta thường gọi đây là “lớp học đảo ngược”, nghĩa là SV, học sinh học bài trước và đến lớp gặp thầy thực tập, học nâng cao. Ba là học trực tuyến bậc cao, vừa có nội dung trực tuyến vừa tương tác. Mô hình thứ tư và thứ năm chất lượng thấp hơn, chỉ có nội dung trực tuyến trên mạng mà không có nội dung tương tác.
Theo tiến sĩ Dũng, trong các mô hình trên, mô hình thứ ba khá hiện đại và có thể là mô hình học tập cho năm 2021 và sau đó nữa. “Quan sát từ góc độ của doanh nghiệp và trường ĐH mà tôi tham gia giảng dạy trực tuyến trong năm qua, tôi cho rằng năm 2021 sẽ có chuyển biến rất lớn trong việc học trực tuyến.
Năm 2020, người học bắt đầu từ bỡ ngỡ chuyển sang bắt buộc phải sử dụng hình thức dạy học trực tuyến. Còn hiện nay đã có sự chuẩn bị sẵn sàng từ phía lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý nhân sự, ban giám hiệu các trường ĐH. Các thầy cô giáo cũng đã có kỹ năng hơn. Người học cũng đã sẵn sàng hơn.
Các hệ thống công nghệ hiện nay cũng ngày càng hoàn chỉnh hơn. Khi học trực tuyến, hệ thống có thể chỉ ra được người học phát biểu bao nhiêu phút, tương tác ra sao, ghi nhận được người học tham gia học như thế nào. Trong năm 2020, sau khi triển khai việc học trực tuyến, doanh nghiệp và trường học cũng đã cảm thấy hình thức này tạo nhiều hứng thú và có hiệu quả. Vì vậy, sự sẵn sàng và thích nghi với việc học trực tuyến của xã hội đang rất tốt, đến năm 2021 sẽ còn phát triển”, tiến sĩ Dũng nhận định.
Nguyễn Phương Tính, SV năm 2 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết trong những tháng dịch Covid-19 kéo dài trong năm 2020, Tính học trực tuyến theo 2 hình thức: qua các ứng dụng và qua các video thầy cô quay sẵn.
“Sau khoảng thời gian học trực tuyến vừa qua, mình đã dần thích nghi với hình thức học này và cảm thấy vài lợi ích mà cách học này mang lại. Chẳng hạn như có thể xem lại bài giảng để củng cố kiến thức. Vì thế, trường hợp xấu nhất nếu phải tiếp tục học trực tuyến do dịch bệnh chuyển biến lại, mình cũng sẵn sàng”, Tính cho biết.
Mô hình đào tạo tập trung sẽ trở thành quá khứ ?
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết năm vừa qua, lần đầu tiên các trường tiếp cận việc giảng dạy trực tuyến một cách bài bản với những bỡ ngỡ ban đầu. Nhưng năm nay sẽ có nhiều thay đổi hơn trước.
Video đang HOT
Bất lợi lớn nhất hiện nay là thiếu điều kiện áp dụng công nghệ
Tổng cộng năm 2020, tôi đã dạy trực tuyến 4 đợt. Cho đến hiện tại, giảng viên và SV đã quen thuộc và thích nghi tốt hơn với việc học trực tuyến. Tuy nhiên, tất cả vẫn chưa sẵn sàng hoàn toàn nếu học trực tuyến 100%. Học trực tuyến có hiệu quả hơn với một nhóm nhỏ, hơn là một nhóm SV lớn. Điều bất lợi lớn nhất hiện nay là thiếu điều kiện áp dụng công nghệ, việc học trực tuyến ở nhiều trường thiếu sự tương tác hai chiều nên SV chưa tập trung trong việc học. Bên cạnh đó, nhiều trường áp dụng công nghệ tốt, có sự tương tác hai chiều tốt hiện nay đang đẩy mạnh việc học trực tuyến kết hợp với học trực tiếp trong đào tạo.
Thạc sĩ Lê Thị Thu Cúc (Giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM)
“Các trường đã có nền tảng, công cụ, kinh nghiệm nên sẽ triển khai tốt việc học trực tuyến. Riêng tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, sau đợt dịch Covid-19 vừa qua, trường nhận thấy học trực tuyến phù hợp xu hướng, vì vậy năm nay sẽ tiếp tục triển khai dạy trực tuyến với một số học phần đào tạo và sẽ kéo dài trong thời gian tới”, tiến sĩ Nhân chia sẻ.
Theo GS Trương Nguyện Thành (ĐH Utah, Mỹ), năm 2020 có nhiều chuyện thú vị trong giáo dục, trong đó là câu chuyện toàn cầu chuyển qua dạy và học trực tuyến. Dự kiến đào tạo trực tuyến thậm chí sẽ khiến mô hình đào tạo tập trung có khả năng trở thành quá khứ.
Theo GS Thành, các giáo sư Mỹ đang thu thập rất nhiều thông tin hữu ích từ SV nhằm giúp việc đào tạo trong môi trường giãn cách xã hội được hiệu quả hơn. Đại dịch Covid-19 và thói quen học tập của SV đang tạo áp lực cho các ĐH chuyển qua nền giáo dục 4.0 sớm hơn dự tính. Kinh nghiệm cho thấy SV mong muốn có cơ hội tương tác với giảng viên, do đó nhiều trường ĐH khuyến khích giảng viên dạy trực tuyến đồng bộ qua phần mềm Zoom hay các công nghệ khác, thay vì chỉ cho SV tiếp cận video bài giảng đã thu trước.
Sự thích nghi vẫn chưa đồng đều
Tương tác là điều kiện cần thiết nhất quyết định sự hiệu quả của việc học trực tuyến. Thời gian vừa qua, cả giảng viên và SV đã có sự thích nghi với tình hình thực tế. Tuy nhiên, sự thích nghi này vẫn chưa đồng đều. Giảng viên trẻ tuổi thích nghi và sẵn sàng nhanh hơn giảng viên lớn tuổi. SV cũng có người chủ động và người ít chủ động. Đợt dịch vừa qua, học trực tuyến có thể là giải pháp lâu dài cho các môn học để kết hợp với việc học trực tiếp. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ phải đủ tốt mới phát huy được hiệu quả. Giáo viên cũng cần có phương pháp và cách thức hướng dẫn dễ hiểu, hỗ trợ SV. SV cần phải chủ động hơn trong việc học. Cả hai phía cần có sự sẵn sàng thích nghi trước mọi thay đổi bất ngờ xảy ra với tư duy tích cực.
Nguyễn Bích Thủy (Giảng viên Trường ĐH Văn Lang)
Cũng theo ông Thành, thói quen học tập của thế hệ Z cho thấy SV sẽ chọn lọc dự lớp dạy trực tuyến đồng bộ, coi video bài giảng của giảng viên khác từng dạy lớp đó, hay tìm thông tin về những kiến thức trong bài giảng trên YouTube. Có trường hợp hơn 70% SV đăng ký lớp học nhưng không tham dự các bài giảng trực tuyến đồng bộ của giảng viên đang dạy vì cho là khó hiểu và đi xem video bài giảng của giảng viên khác.
GS Thành cho rằng từ thực tế, từ thói quen của SV, dẫn đến các trường ĐH cũng phải thay đổi. Trường ĐH sẽ trở nên rất khác so với mô hình đào tạo tập trung hoàn toàn như trước.
Thí sinh đang phân vân chọn học Ngôn ngữ Anh ở đâu, đây là review 7 trường đại học danh tiếng ở TP. HCM không thể bỏ qua
Học Ngôn ngữ Anh, sinh viên dễ dàng được đi giao lưu, chương trình trao đổi, tình nguyện viên với sinh viên nước khác.
Ngôn ngữ Anh - ngành học chưa bao giờ hết hot
Lý do Ngôn ngữ Anh luôn nằm trong top ngành sinh viên muốn theo học khá đơn giản: tiếng Anh ngày càng trở nên quá phổ biến và cần thiết trong thời đại kinh tế toàn cầu. Cho dù bạn có đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, bạn cũng có thể tìm thấy một ai đó nói tiếng Anh.
Đi nước ngoài là chuyện khá bình thường, nhưng xuất ngoại để học và nhất là học bằng học bổng, kiểu như được tài trợ toàn phần hoặc bán phần thì sẽ khá khó khăn. Chưa hết, thời sinh viên mà được đi giao lưu, chương trình trao đổi, tình nguyện viên này nọ với sinh viên nước khác thì còn gì tuyệt vời hơn, phải không? Ngành Ngôn ngữ Anh sẽ mang lại cho bạn những cơ hội đó.
Sinh viên học Ngôn ngữ Anh có cơ hội việc làm rất rộng mở. (Ảnh minh họa)
Sau khi tốt nghiệp, cần đi nước ngoài theo các mục đích khác nhau: làm việc, cao học, tu nghiệp, sinh viên ngành này lúc nào cũng có sẵn vốn tiếng Anh để nhanh chóng đạt được điều kiện cần là IELTS, TOEFL... Họ cực kỳ có lợi thế về tốc độ học và thời gian chờ đợi vì thế cũng được rút bớt xuống.
Chưa hết, sinh viên học Ngôn ngữ Anh có cơ hội việc làm rất rộng mở. Họ có thể lựa chọn rất nhiều công việc trong những ngành nghề khác nhau: Phiên - biên dịch; Hướng dẫn viên du lịch; Trợ lý hành chính; Thư ký và nhân viên văn phòng cho các công ty có yếu tố nước ngoài; Báo chí; Tài chính; Marketing; Logistics, kể cả hàng không... Đây là ngành học mang đến nhiều cơ hội việc làm tại doanh nghiệp nước ngoài. Mức lương của ngành này cũng thường là "trên cả mơ ước".
Học Ngôn ngữ Anh có nhất thiết phải là Đại học Ngoại ngữ?
Tất nhiên, đây là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của sinh viên khi muốn theo học ngành Ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm một số trường uy tín, được sinh viên đánh giá khá tốt về chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất...
ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (Điểm chuẩn 2020: 36, 50 điểm. Điểm Tiếng Anh nhân hệ số 2)
Ngành Ngôn ngữ Anh thuộc khoa Ngoại ngữ của ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM. Ngành này của trường có các chuyên ngành cụ thể là Biên-Phiên dịch; Nghiệp vụ văn phòng; Sư phạm; Tiếng Anh thương mại và Song ngữ Anh-Trung.
Ngành Ngôn ngữ Anh thuộc khoa Ngoại ngữ của ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM.
Tất cả các môn học thuộc ngành tiếng và chuyên ngành được giảng dạy bằng ngoại ngữ, nên sinh viên có cơ hội trau dồi tiếng Anh tổng quát, tiếng Anh học thuật và tiếng Anh chuyên ngành suốt 4 năm học. Sinh viên được thực hành kỹ năng giao tiếp với giảng viên bản ngữ. Có cơ hội thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo ngoại ngữ lớn khi còn đang trong quá trình đào tạo.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (Điểm chuẩn 2020: 26.17 điểm)
Ngôn Ngữ Anh là ngành thuộc hệ đào tạo của khoa Ngữ Văn Anh tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh. Hướng chuyên ngành gồm: ngành Biên phiên dịch, Văn hóa và Văn học Anh-Mỹ, và Ngữ học-Giảng dạy tiếng Anh.
Tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, sinh viên sẽ được nâng cao nghe - nói - đọc - viết và đào sâu vào kiến thức chuyên ngành ngay từ đầu thông qua các môn học chuyên ngành được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh. Đặc thù của trường là dạy tiếng Anh trong các phòng lab nghe - nhìn. Bên cạnh phòng multimedia có chức năng hỗ trợ việc học ngoại ngữ.
Các phòng thiết kế chuyên biệt, đặc thù. Bàn ghế dễ di chuyển tiện lợi cho việc thảo luận. Giao tiếp trong giờ học, âm thanh chuẩn, máy lạnh... Khoa còn có trung tâm tư liệu Anh ngữ, thư viện để phục vụ sinh viên và giảng viên.
Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM (Điểm chuẩn 2020: 25, 25 điểm)
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM không chỉ là nơi đào tạo những giáo viên cho tương lai, mà còn được biết đến như là ngôi trường đi đầu trong công tác giảng dạy ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.
Đến với ngành này, bạn sẽ được học tiếng Anh chuyên sâu. Không chỉ thông thạo các kỹ năng cơ bản mà còn cung cấp kiến thức phù hợp. Việc nghiên cứu ngôn ngữ, đào tạo nghiệp vụ biên, phiên dịch chuyên nghiệp, nghiệp vụ công tác đối ngoại. Đảm bảo cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (Điểm chuẩn 2020: 33.25 điểm. Điểm Tiếng Anh nhân hệ số 2)
Hiện nay, khoa Ngoại Ngữ trường ĐH Tôn Đức Thắng đang đào tạo ngành Ngôn Ngữ Anh với 2 chuyên hướng định hướng Sư Phạm và Thương Mại. Tại đây, sinh viên sẽ được trang bị toàn diện về cả kiến thức chuyên môn, ngôn ngữ và văn hóa Anh, Mỹ lẫn các kỹ năng tiếng Anh; được bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và tác phong chuyên nghiệp.
Ngành Ngôn ngữ Anh Chất lượng Cao Trường Đại học Tôn Đức Thắng chú trọng tính thực tiễn.
Từ năm 2015, Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Tôn Đức Thắng bắt đầu tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh Chất lượng Cao chú trọng tính thực tiễn và trang bị cho sinh viên những kĩ năng, phản xạ cả về ngôn ngữ lẫn tác phong làm việc rất phù hợp cho việc cạnh tranh trong môi trường Quốc tế sau này.
Tòa nhà dạy học ngoại ngữ với 6 tầng được trang bị đầy đủ trang thiết bị, không gian mô phỏng nước ngoài. Bước vào đây, tất cả phải sử dụng ngoại ngữ để rèn luyện kỹ năng.
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (Điểm chuẩn 2020: 24.44 điểm)
Khoa ngoại ngữ Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM là nơi đào tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Anh có chất lượng đầu ra rất tốt.
Đến với ngành Ngôn Ngữ Anh của trường, các sinh viên sẽ được: Rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp và chuyên môn thông thường; Được trang bị những kỹ năng cơ bản về phương pháp học tập hiệu quả. Tạo cơ sở cho sinh viên tiếp tục học cao hơn với các chương trình sau đại học. Chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh , tài chính ngân hàng, phiên - biên dịch tiếng Anh, quản trị kinh doanh...
Đại học Sài Gòn (Điểm chuẩn 2020: 24.29)
Khoa ngoại ngữ - Trường Đại Học Sài Gòn (tiền thân là ban ngoại ngữ - trường cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập vào những ngày đầu tiên thành lập trường.
Khoa ngoại ngữ hiện nay đang đào tạo trình độ cử nhân đại học và cao đẳng ở hai chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh (Thương mại - Du lịch) đào tạo cử nhân đại học và cao đẳng chuyên ngành ngôn ngữ và Sư phạm tiếng Anh đào tạo cử nhân đại học và cao đẳng chuyên ngành sư phạm, cung cấp đội ngũ giáo viên tiếng Anh chất lượng cao cho các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở ở khu vực phía Nam cũng như cả nước.
Ngoài những trường dưới đây, các bạn cũng có thể tham khảo một số trường như Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, Đại học Mở, Đại học Kinh Tế - Tài Chính...
Sinh viên với nỗi lo tốt nghiệp mùa Covid-19 Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, một số sinh viên năm cuối khối ngành dịch vụ, du lịch gặp khó khăn trong việc thực tập. Buổi thuyết trình kết thúc môn của sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - U.Q Hoãn thực tập vì dịch Hiện nay, với các bạn học khối ngành tổ chức sự kiện...