Gian nan tìm nơi gửi trẻ
Tại TP Hồ Chí Minh, qua gần sáu tháng giãn cách xã hội đã khiến nhiều gia đình có con nhỏ ở lứa tuổi mầm non không biết gửi con vào đâu để thu xếp đi làm trở lại.
Việc làm của phụ huynh bị ảnh hưởng, trẻ thụ động vì thiếu môi trường vui chơi, giáo viên mầm non mất việc là những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đang rất cần được ngành giáo dục sớm có giải pháp khắc phục.
Các trẻ Trường mầm non Phan Văn Cội 2, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh trong giờ học (Ảnh chụp trước khi dịch Covid-19 bùng phát). Ảnh: NGUYỄN NAM
Ước muốn có chỗ trông trẻ
Nhìn đứa con nhỏ chập chững đi, cất tiếng bi bô, chị Nguyễn Thị Trang, ngụ tại khu nhà trọ thuộc khu phố 8, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 ước muốn có chỗ trông trẻ để đi làm trở lại. Trang cho hay, con gái đã được 20 tháng tuổi, đó cũng là khoảng thời gian chị ở nhà nghỉ thai sản, rồi nghỉ việc hẳn để trông con, sau đó dịch bệnh ập đến. Giờ đây, chị trông ngóng được đi làm từng ngày. Khi thành phố dần ổn định trở lại, chủ xưởng may nơi chồng chị làm việc có nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ, Trang lại không biết gửi con ở đâu để đi làm trong tình cảnh 5 tháng qua, chồng chị cũng thất nghiệp, không có tiền, nợ nần chồng chất.
Giống như Trang, anh Nguyễn Văn Thiên, ngụ phường Linh Đông, TP Thủ Đức cũng cần tìm chỗ giữ trẻ có camera để tiện theo dõi và yên tâm đi làm. Sau khi đăng trên Facebook, tin tìm người giữ trẻ của anh Thiên lập tức được một số cư dân của phường phản hồi nhận trông, nhưng mức giá khá cao, lại không có camera giám sát. Thực tế nhu cầu tìm chỗ gửi trẻ, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non ở TP Hồ Chí Minh thật sự cấp bách sau một thời gian dài giãn cách xã hội. Để tìm được một chỗ gửi trẻ hết sức nan giải, thậm chí bế tắc do tình hình dịch bệnh chưa biết khi nào được kiểm soát hoàn toàn và thành phố cũng chưa có kế hoạch, giải pháp để trẻ mầm non quay lại trường.
Video đang HOT
Vì vậy, hầu hết cha mẹ phải “phân vai” trông con, thậm chí có người phải nghỉ làm. Cũng có trường hợp bấm bụng gửi con ở các điểm trông giữ trẻ tự phát hay gửi hàng xóm như chị Lê Thị Thu Hương, ngụ tại phường Linh Xuân, TP Thủ Đức, chị may mắn gửi được hai con ở nhà cô giáo trường mầm non trước đây từng dạy hai cháu để vợ chồng đi làm. Hay vợ chồng anh Lê Công Ngôn, công nhân Khu chế xuất Linh Trung 1, gửi con cho một người nhận giữ trẻ ở khu nhà trọ với giá 3 triệu đồng/tháng. Để yên tâm hơn, vợ chồng anh Ngôn nấu sẵn thức ăn cho con gửi người giữ trẻ, hết ca làm chiều vợ chồng anh thu xếp đón con về nhà.
Cần tính toán lộ trình mở cửa
Từ khi trường đóng cửa từ ngày 10/5 đến nay, cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Mây Hồng, phường Linh Đông, TP Thủ Đức lo lắng từng ngày vì dịch bệnh kéo dài nhưng chưa có thông tin được hoạt động lại. Trường có 11 lớp, gồm nhóm nhà trẻ và mẫu giáo với 20 giáo viên. Cô Hạnh cho biết, nhiều phụ huynh đã gọi điện hỏi liệu trường có thể linh hoạt tổ chức giữ trẻ với số lượng hạn chế, nhưng nhà trường vẫn phải tuân thủ các quy định của thành phố.
Theo cô Hạnh, đối chiếu Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Bộ tiêu chí), với các giáo viên đã tiêm đủ hai mũi vắc-xin thì thành phố nên có lộ trình cho trẻ đi học trở lại theo từng nhóm tuổi. Chẳng hạn, như đợt dịch năm 2020, nhóm trẻ 4, 5 tuổi đi học trước, sau đó, đến nhóm tuổi nhỏ hơn để đánh giá từng bước việc trẻ thích nghi khi trở lại trường học và khả năng tuân thủ phòng dịch của các trường mầm non.
Trong khi đó, để sẵn sàng đón trẻ trở lại trường học, những ngày qua, Trường mầm non Thành Mỹ Lợi (TP Thủ Đức) đang tất bật tiến hành các công việc tiêu độc, sát khuẩn, dọn dẹp vệ sinh phòng học, dụng cụ học tập, khuôn viên nhà trường. Cô Đoàn Thị Thu Ngân, Hiệu trưởng cho biết: “Căn cứ vào 10 tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí, nhà trường đã triển khai đến tất cả giáo viên, nhân viên của trường nghiêm túc thực hiện. Đối chiếu với các tiêu chí thành phần mà Bộ tiêu chí quy định thì nhà trường đều đạt. Với sự chuẩn bị này, nếu TP Hồ Chí Minh và ngành giáo dục cho các trường mầm non ở “vùng xanh” mở cửa trở lại, Trường mầm non Thành Mỹ Lợi sẵn sàng đón các cháu đi học trở lại”.
Tại quận Bình Tân, nơi có số dân đông nhất thành phố, trong đó, rất nhiều người lao động làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp nên nhu cầu gửi con nhỏ để đi làm luôn cấp thiết. Theo Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, Lê Thị Ngọc Dung, thành phố đang tổ chức tiêm vắc-xin cho trẻ từ 12-17 tuổi để các em có điều kiện sớm quay lại trường học. Trong khi đó, trẻ dưới 12 tuổi, nhất là trẻ mầm non là độ tuổi hiếu động, rất cần môi trường học tập và vui chơi thì chưa có phương án cho đi học trở lại nên việc tiêm vắc-xin cho lứa tuổi này cần được ngành giáo dục và chính quyền thành phố sớm tính đến.
Được biết, năm học 2021 – 2022, số trẻ bậc mầm non toàn thành phố tăng thêm 5.140 trẻ, nâng tổng số trẻ lên gần 340 nghìn trẻ. TP Hồ Chí Minh có hơn 1.390 cơ sở mầm non, số trường công lập là 475, còn lại là trường ngoài công lập. Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh Lương Thị Hồng Điệp cho hay: “Căn cứ theo Bộ tiêu chí, các trường mầm non công lập và ngoài công lập đang khẩn trương đánh giá lại các công đoạn, từ đó đối chiếu với các tiêu chí thành phần để điều chỉnh.
Các địa phương cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non khẩn trương thực hiện theo Bộ tiêu chí”. Bà Điệp thừa nhận, thời gian qua những người có con nhỏ gặp khó khăn, khi họ quay lại nhà máy, văn phòng làm việc mà không có nơi trông trẻ. Tuy vậy, tất cả vẫn phải đợi quyết định của UBND thành phố Hồ Chí Minh mới xác định được thời điểm mở cửa trường mầm non.
Để chuẩn bị cho học sinh trở lại trường học, mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có tờ trình gửi UBND thành phố dự thảo kế hoạch tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, trong đó có giáo dục mầm non. Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất, đối với các địa bàn được xác định ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình) cho tổ chức dạy học trực tiếp, không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường. Đối với các địa bàn được xác định ở cấp 3 (nguy cơ cao), tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình, không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài lớp học. Các địa bàn được xác định ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao) vẫn tổ chức hình thức dạy học trực tuyến.
Stress làm bùng phát vảy nến
Anh Minh, 42 tuổi, sau một thời gian căng thẳng vì mất việc do ảnh hưởng của đại dịch, da xuất hiện nhiều mảng đỏ, sần sùi trên tay, chân, thân người.
Da đầu anh ngứa ngáy, khó chịu, có những lớp vảy trắng, bong tróc. Năm trước, tình trạng này đã xuất hiện nhưng nhẹ, bác sĩ ở bệnh viện gần nhà kết luận bị gàu, viêm da đầu. Trong những tháng TP HCM giãn cách, anh là lao động chính lại đột ngột mất việc nên thường xuyên căng thẳng, stress, mất ngủ, khiến da xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Cũng đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM, tình trạng vảy nến chị Thanh (22 tuổi, ngụ Tiền Giang) bùng phát nặng nề. Chị Thanh phát hiện vảy nến vài năm nay, điều trị đã ổn. Trong thời gian dịch bệnh, chị rất lo sợ bị nhiễm nCoV, thường xuyên sát khuẩn tay, chân bằng cồn. Một thời gian sau, da tay, chân bong tróc, vảy nến bùng lên.
Vảy nến bùng phát ở nữ bệnh nhân 22 tuổi đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM. Ảnh: Lan Anh.
Bác sĩ Phạm Thị Uyển Nhi, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết sau giãn cách xã hội, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám vì khởi phát vảy nến hoặc bệnh bùng phát nặng hơn. Nhiều bệnh nhân chia sẻ do không được đi ra ngoài, bị mất việc làm, mất thu nhập, gia đình có người thân mất vì Covid-19... khiến tâm lý không ổn định.
Theo bác sĩ Nhi, nỗi lo lắng, sợ hãi liên quan dịch bệnh khiến nhiều người bị stress, từ đó làm khởi phát vảy nến hoặc làm bệnh bùng phát. Ngoài ra, giãn cách xã hội cũng làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ y tế, nhiều người không đi khám được, phải ngưng điều trị. Việc sử dụng chất tẩy rửa, sát khuẩn nhiều khiến da bị khô cũng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Để phòng ngừa bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ Uyển Nhi khuyến cáo bệnh nhân nên tiếp tục điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Trường hợp không thể đến khám bệnh, nên nhờ hỗ trợ tư vấn của bác sĩ bằng các hình thức trực tuyến để có những lời khuyên đúng.
Lựa chọn xà phòng dành cho da nhạy cảm, không có chất tẩy rửa mạnh nhằm giúp kiểm soát, không làm bùng phát vảy nến cũng như lây lan Covid-19. Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô da. Nghỉ ngơi thoải mái, tránh stress bằng cách tạm dừng đọc, xem tin tức về dịch bệnh. Dành thời gian cho các hoạt động thư giãn như đi bộ, tập thở sâu, ngồi thiền. Cố gắng ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tránh lạm dụng chất chứa cồn, thuốc lá hoặc các chất khác.
Vảy nến là bệnh viêm da lành tính, không lây, hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị sớm, đúng cách, bệnh nhân vẫn có cuộc sống sinh hoạt gần như người bình thường. Một số yếu tố khởi phát bệnh là stress, viêm họng, sử dụng thuốc chứa lithium, thuốc kháng sốt rét, khí hậu khô, lạnh, một vết cắt, trầy xước, bỏng nặng...
Người bệnh cần tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu và chữa bệnh ngay từ giai đoạn đầu mới khởi phát, giúp kiểm soát và duy trì ổn định, tránh các nguy cơ bị biến dạng các khớp và tàn phế.
Mẹ ốm nặng, tôi mở két lấy sổ tiết kiệm đi rút tiền chữa bệnh cho bà thì vợ gọi lại nói những điều khiến tôi ớn lạnh Tôi trách vợ máu lạnh và tàn nhẫn thì cô ấy bảo tất cả vì nghĩ cho con cái mà thôi. Nghe tin mẹ đi khám bị kết luận mắc ung thư gan giai đoạn 1 mà tôi lo lắng vô cùng. Cũng may mới là giai đoạn đầu, vẫn còn nhiều khả năng có thể chữa khỏi. Tôi thông báo với vợ...