Gian lận xuất xứ là chết !
Các chuyên gia cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải tuân thủ quy tắc xuất xứ được quy định rất khắt khe trong CPTPP và EVFTA, nếu phát hiện gian lận sẽ bị phạt rất nặng
Tại TP HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp Tổng cục Thủy sản tổ chức hội thảo “Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)”. Hội thảo giúp doanh nghiệp (DN) nắm rõ các cam kết có tác động đến ngành thủy sản.
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần chú ý quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi trong khối CPTPP và EU
Theo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ thời gian qua, với những ngành hàng lớn có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỉ USD/năm như tôm, cá tra. Nhờ vậy, ngành thủy sản được đánh giá là có lợi thế trong CPTPP đã có hiệu lực và sắp tới đây là EVFTA. Tuy nhiên, ông Luân khuyến cáo: “Lợi thế, cơ hội là rất lớn nhưng nếu chuỗi liên kết từ người nuôi trồng đến thu mua, chế biến, xuất khẩu không chuẩn bị tốt từ bây giờ thì các lợi thế chỉ nằm trên giấy”.
Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm ào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP (VASEP PRO), cho biết với 11 nước tham gia CPTPP, thủy sản Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu sang 10 thị trường vốn đang chiếm 25% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhờ hầu hết được cắt giảm thuế về 0%. Ngoài ra, các quốc gia thành viên CPTPP đang chiếm gần 16% nguyên liệu nhập khẩu của thủy sản Việt Nam, giúp DN đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu từ việc gia tăng nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu và gia công nhờ thuế nhập khẩu giảm hoặc về 0%. Còn EU là thị trường lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam, chiếm hơn 17% thị phần xuất khẩu. Tuy nhiên, bà Hằng cũng chỉ ra nhiều thách thức khi những rào cản phi thuế quan vẫn thuộc quyền của các nước nhập khẩu cũng như các tiêu chuẩn về lao động, môi trường ngày càng quy định chặt chẽ.
Video đang HOT
“Đặc biệt, về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế, các DN phải tìm hiểu kỹ, áp dụng linh hoạt và trung thực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản nên sớm chỉ đạo và cho áp dụng việc cấp mã số vùng nuôi cho 2 mặt hàng tôm và cá tra để áp dụng tốt quy tắc xuất xứ” – bà Hằng kiến nghị.
Đáng chú ý, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), quy tắc xuất xứ đối với CPTPP và EVFTA là rất khắt khe, nhằm xác định hàng hóa đó đúng là của nước tham gia hiệp định, được ưu đãi. “Trước đây, ngành nông lâm thủy sản ít quan tâm đến xuất xứ do hầu hết các mặt hàng thuần túy nuôi trồng trong nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều ngành hàng phát triển quy mô chế biến lớn, DN phải nhập khẩu nguyên liệu nên phải làm quen đến khái niệm xuất xứ nội khối, xuất xứ một phần như các ngành hàng công nghiệp khác. CPTPP và EVFTA mở ra cơ chế cho DN Việt Nam có thể tự chứng nhận xuất xứ nhưng phải lưu hồ sơ ít nhất 5 năm. Trong thời gian trên, phía nước nhập khẩu kiểm tra, nếu phát hiện gian lận xuất xứ sẽ bị phạt rất nặng” – bà Trang cảnh báo.
Cũng theo bà Trang, một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU đang được hưởng ưu đãi thuế, khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu thực tế có thể tăng so với hiện hành, sau đó mới được giảm theo lộ trình. Đây là sự đánh đổi lợi ích trước mắt vì ưu đãi thuế hiện tại của EU là đơn phương, EU có thể dừng bất cứ khi nào trong khi ưu đãi trong EVFTA mang tính ổn định, lâu dài.
“Một trong những cơ hội lớn của DN khi gia nhập CPTPP và EVFTA là các đối tác sẽ mở cửa thị trường mua sắm công cho Việt Nam. Số liệu nghiên cứu cho thấy ở ngành đồ gỗ và nội thất, khối mua sắm công của EU chiếm thị phần hơn 30%. DN thủy sản cũng nên lưu ý để không bỏ qua cơ hội này” – bà Trang chia sẻ.
Theo người lao động
Vì sao Trung Quốc chỉ mua vải thiều... không lá của Việt Nam?
Khi xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc phải cắt cuống ngắn dưới 15 cm, không được để lá, để tránh nguy cơ gian lận thương mại...
Ngày 5-6, ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang cho biết tính từ đầu mùa đến nay, sản lượng vải tiêu thụ khoảng 32.000 tấn.
Hiện vải thiều chính vụ đang bước vào thu hoạch. Giá vải bán tại vườn những ngày này đang tăng cao, dao động trong khoảng 70.000 đồng/kg, tăng hơn 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian này thương nhân đến thu mua trái vải rất đông và thường chọn mua đúng trái vải đạt các điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc
Theo ông Tấn, trước đó, trong hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang năm 2019 (Trung Quốc) tỉnh Bắc Giang và phía Trung Quốc đã có những thỏa thuận nhằm tạo điều kiện cho vải thiều Bắc Giang sang Trung Quốc thuận lợi.
Trái vải có mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, tem truy xuất nguồn gốc dán trên bao bì sản phẩm... Việc yêu cầu trái vải theo tiêu chuẩn như phải cắt cuống dài không quá 10 phân và không buộc theo lá, Bắc Giang đã chuẩn bị từ sớm và đáp ứng được các điều kiện này.
Vải thiều được bán tại hệ thống siêu thị Co.opmart với giá 49.900 đồng/kg.
"Cùng với việc giữ vững ổn định thị trường xuất khẩu, chúng tôi luôn xác định thị trường nội địa là trọng điểm nên đã chủ động kết nối với các hệ thống bán lẻ, trung tâm thương mại để cung cấp trái vải đạt chất lượng cao nhất. Hiện giá vải thiều loại cao cấp có giá 60.000-70.000 đồng/kg và đang tiêu thụ thuận lợi", ông Tấn nói.
Trao đổi với Pháp luật TP.HCM, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận, từ ngày 1-5 có một số quy định mới đã áp dụng với hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ví dụ như đối với quả vải, khi xuất khẩu sang Trung Quốc phải cắt cuống ngắn dưới 15 cm, không được để lá, để tránh nguy cơ gian lận thương mại. Bên cạnh đó, sản phẩm phải được đóng bao bì, có nhãn mác đầy đủ. Các thùng đựng vải có chiều cao không quá 38cm, có đủ nhãn mác thông tin về sản phẩm, cơ sở đóng gói, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, hiện mỗi ngày tại chợ đầu mối Thủ Đức có khoảng 2.000 tấn vải từ Bắc Giang đưa về để phân phối cho thị trường phía Nam.
Năm nay, tổng sản lượng vải thiều ước đạt 150.000 tấn; sản lượng vải thiều tiêu thụ trong nước khoảng 75.000 tấn chiếm 50%; xuất khẩu 75.000 tấn, chiếm 50%. Thời gian vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 05-6 đến ngày 05-7.
Tỉnh Bắc Giang đã có công văn chỉ đạo các sở ban ngành, trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động quảng bá, thông tin đến các đơn vị kinh doanh lữ hành, kết nối các tour du lịch đến các điểm danh lam, thắng cảnh, các nhà vườn... Hướng dẫn, các địa phương đảm bảo điều kiện để tổ chức đón các đoàn khách đến tham quan, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch.
Theo 24h
Cách nhận biết bóng đèn điện quang chính hãng và hàng nhái Hiện nay các sản phẩm giả, nhái thương hiệu bóng đèn huỳnh quang Double Wing của Công ty Điện Quang xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Để tránh mua phải bóng đèn điện quang nhái dưới đây là một số cách nhận biết hàng chính hãng. Phân biệt qua bao bì sản phẩm - Trên bao bì sản phẩm bóng đèn huỳnh...