Giảm thời lượng tiếp xúc thiết bị trong học trực tuyến bằng cơ chế “giao việc”

Theo dõi VGT trên

Tinh giản chương trình, linh hoạt phương thức giảng dạy để tăng hứng thú, tránh căng thẳng, giảm thời gian học sinh tiếp xúc thiết bị… là cách được các trường học trên địa bàn TP Hà Nội tích cực thực hiện nhằm nâng cao chất lượng học trực tuyến.

Khối 1 học tối đa 15 tiết/tuần

Xác định học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để duy trì việc học trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp nhưng các phụ huynh không tránh khỏi tâm lý sốt ruột khi thấy mỗi sáng ra là con ngồi máy tính học đến nửa trưa, thậm chí cả chiều. Nếu thời gian, thời lượng, phương pháp, cách thức học trực tiếp thế nào “bê nguyên” vào dạy trực tuyến như vậy sẽ lộ rõ nhiều bất cập.

Thấu rõ vấn đề trên, Bộ GD&ĐT đã có Công điện 905/CĐ- BGDĐT về việc tổ chức dạy học trực tuyến ứng phó với diễn biến dịch Covid- 19; hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học; trung hoc năm học 2021-2022; trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố như: Ưu tiên tổ chức dạy học các nội dung hình thành kiến thức mới, các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc; Sử dụng hiệu quả sách giáo khoa và học liệu dạy học trực tuyến; Tổ chức dạy học những nội dung kiến thức cơ bản theo yêu cầu cần đạt của chương trình; Không kiểm tra, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; Thời gian thực hiện chương trình phải bố trí đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với từng hình thức dạy học và không gây áp lực đối với học sinh…

Giảm thời lượng tiếp xúc thiết bị trong học trực tuyến bằng cơ chế giao việc - Hình 1

Linh hoạt về phương pháp, giảm về thời lượng… là những yêu cầu khi dạy trực tuyến

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã xây dựng, lựa chọn hệ thống bài giảng đảm bảo chất lượng, tổ chức dạy học trực tuyến và phát sóng trên truyền hình theo môn học, cấp học để các cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh học tập phù hợp với kế hoạch dạy học của địa phương; duy trì phát trên 3 kênh VTV1, VTV2, VTV7 của Đài Truyền hình Việt Nam.

Theo hướng dẫn và yêu cầu nêu trên, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có các hướng dẫn tương ứng liên quan giảm tải chương trình, gửi đến các trường học trên địa bàn để nghiên cứu, thực hiện tinh giản, sắp xếp linh hoạt theo yêu cầu; trong đó có lưu ý khối 1 dạy thời lượng tối đa 3 tiết/ngày (tương đương 15 tiết/tuần).

Cô Mai Tú Quyên, Hiệu trưởng trường Tiểu học Bế Văn Đàn, quận Đống Đa cho biết: Chủ động kế hoạch học trực tuyến; các trường học trên địa bàn quận Đống Đa đã xây dựng thời khóa biểu phù hợp với từng khối lớp, từng lứa tuổi; trong đó khối 1: 15 tiết/tuần; khối 2: 16 tiết/tuần; khối 3: 18 tiết; khối 4- 5: 20 tiết; tránh việc học sinh tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài; quan tâm tương tác giữa thầy và trò. Tuy thời gian của mỗi tiết học rất ngắn nhưng để tạo hứng thú và năng lượng tích cực cho các em, trước mỗi giờ học luôn có phần khởi động bằng các trò chơi; giữa tiết học lại lồng ghép nhiều hoạt động vui nhộn, bổ ích.

“Tiết học của con tôi rất vui vẻ như điểm danh bằng trò chơi; giữa những tiết Tiếng Việt, học sinh được nghe câu chuyện bằng tài liệu khai thác ở kho học liệu dùng chung; ôn tập kiến thức các môn học vào đầu tiết cũng được thực hiện thông qua trò chơi vui nhộn trên phần mềm Classkick; Quizizz, Powerpoint… Việc lồng ghép nội dung môn học bằng các ứng dụng công nghệ đã mang lại hiệu quả tích cực, giảm áp lực, căng thẳng cho học sinh cũng như làm tăng sự hài lòng của phụ huynh với chương trình dạy trực tuyến của nhà trường”- chị Hoàng Thị Mai Hương, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết.

Video đang HOT

Tiếp tục tính toán để giảm thời lượng

Việc giảm tải chương trình đã và đang được thực hiện nhưng “thời gian con ngồi trước máy tính vẫn quá dài” là nhận xét của chị Vũ Thị Thoa, phụ huynh trú tại quận Hà Đông. Theo chị Thoa, chị có 2 con đang học lớp 8 và lớp 2. “Thời khóa biểu của con trai lớp 8 của tôi là 5 tiết/ngày; riêng thứ 7 học 4 tiết. Với lịch này, con ngồi máy tính từ khoảng 7 giờ 15 đến 11 giờ 40. Học xong ăn uống, nghỉ ngơi; buổi chiều con tự tìm hiểu tài liệu, đọc sách và làm bài tập. Vì kiến thức lớp 8 nhiều nên tôi thấy thời gian học như vậy tuy dài nhưng chấp nhận được. Điều tôi mong giảm tải hơn nữa là chương trình của con học lớp 2″.

Giảm thời lượng tiếp xúc thiết bị trong học trực tuyến bằng cơ chế giao việc - Hình 2

Các tiết học trực tuyến cần sáng tạo để tăng hứng thú cho học sinh

“Con học từ 8 giờ kém đến 11 giờ kém; nghĩa là học 3 tiếng/ngày. Theo lịch, con chủ yếu học các môn chính như Toán, Tiếng Việt nhưng việc ngồi miết 3 tiếng như vậy tôi thấy quá dài và mong giảm còn 2 tiếng/ngày để các con được thoải mái và thư giãn mắt nhiều hơn. Có thể thời khóa biểu chỉ 3-4 tiết nhưng dường như ngày nào cô cũng dạy quá giờ”- chị Thoa nói.

Sau khi trực tiếp dự giờ tiết học của học sinh lớp 5 và lớp 6 tại quận Đống Đa, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài nhận thấy các trường đã có cách tiếp cận với hình thức dạy học trực tuyến đúng hướng nhưng cần chuyển đổi mạnh về phương pháp để bài giảng hấp dẫn, lôi cuốn; tận dụng nhiều tính năng giao tiếp của phần mềm hơn; muốn vậy cần tăng cường công tác tập huấn phần mềm dạy học trực tuyến đối với giáo viên với mong muốn các cô sử dụng công nghệ thông tin và các phần mềm dạy học linh hoạt, thành thạo. Thêm nữa, nên đầu tư gói cước tốt hơn cho dạy và học trực tuyến; như vậy hiện tượng lỗi mạng sẽ không xảy ra; tiến tới xóa đi khoảng cách giữa dạy- học trực tuyến và dạy- học trực tiếp.

“Đối với dạy học trực tuyến của cấp trung học hiện chủ yếu vẫn là 5 tiết/buổi; thời lượng 45 phút/tiết. Khi ngồi lâu, học kéo dài dễ dẫn đến hiện tượng học sinh mỏi mắt, mệt mỏi, căng thẳng. Do vậy, đề nghị các trường tiếp tục nghiên cứu để giảm bớt thời lượng học trực tuyến. Thời khóa biểu và thời lượng học cần linh hoạt hơn bằng cách tăng cường cơ chế giao việc, giao nhiệm vụ cho học sinh làm để giảm thời lượng tương tác máy tính/ngày của các em…”- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) Võ Đức Quế đề xuất.

Trong tháng 9/2021, Bộ GD&ĐT đã tổ chức các khoá tập huấn về dạy học trực tuyến/qua truyền hình cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cấp Tiểu học; đan xen với đó là các khoá tập huấn cho đội ngũ nhà giáo cấp THCS, THPT của 63 tỉnh, TP trên cả nước. Khóa tập huấn đã cung cấp, trang bị kiến thức công nghệ thông tin và nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ cốt cán dạy học trực tuyến và trên truyền hình; mặt khác, giúp giáo viên có thể tiến hành dạy học trực tuyến trong điều kiện thực tiễn tại đơn vị công tác trên quan điểm kiên trì mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học.

Xây dựng kịch bản dạy học theo từng tháng, phù hợp với từng vùng

Sau gần 1 tháng bước vào năm học mới, các tỉnh, thành phố trên cả nước đã tổ chức nhiều phương thức dạy và học linh hoạt, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Các địa phương cơ bản kiểm soát được dịch đã tận dụng thời gian "vàng" để dạy học trực tiếp; một số địa phương đang thực hiện giãn cách thì dạy học trực tuyến hoặc kết hợp trực tuyến với học qua truyền hình. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sát sao, đồng hành cùng địa phương để thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ năm học, trong điều kiện có thể.

Xây dựng kịch bản dạy học theo từng tháng, phù hợp với từng vùng - Hình 1

Học sinh học trực tuyến. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Linh hoạt dạy học nhiều hình thức

Thống kê từ báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 20/9, cấp Tiểu học có 25 tỉnh, thành phố chưa tổ chức dạy học trực tiếp. Cả nước có 7.478 cơ sở giáo dục cấp Tiểu học đã tổ chức dạy trực tiếp; 5.047 trường dạy trực tuyến và 8.967 trường tổ chức cho học sinh học qua truyền hình.

Cấp Trung học có 23 tỉnh, thành phố chưa tổ chức dạy học trực tiếp; 40 tỉnh, thành phố đã dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến; một số địa phương kết hợp cả 2 hình thức này. Trong đó, cấp Trung học Cơ sở có 5.873/9.763 trường (bao gồm trường có nhiều cấp học và cấp học cao nhất là Trung học Cơ sở) đã tổ chức dạy học trực tiếp (chiếm 60,16%); 4.509 trường dạy học trực tuyến (chiếm 46,18%); 571 trường dạy học qua truyền hình (chiếm 10,37%) và 466 trường chưa tổ chức triển khai dạy học.

Cấp Trung học Phổ thông có 1.207/2.876 trường tổ chức dạy học trực tiếp (chiếm 41,97%); 1.639 trường dạy học trực tuyến (chiếm 56,99%); 102 trường dạy học qua truyền hình (9,27%) và 48 trường chưa triển khai tổ chức dạy học.

Là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Trong đó, các lớp 1, 2 và 6, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với đài truyền hình ghi hình các tiết dạy để hỗ trợ thêm kho học liệu cho giáo viên.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu cho biết: Hiện thành phố có khoảng 95% học sinh cấp Trung học và hơn 92% học sinh cấp Tiểu học đang tham gia học tập theo các hình thức này. Với hơn 70.000 học sinh không có điều kiện học trực tuyến và trên truyền hình, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ và hiện đã giảm được số này xuống mức 42.000. Bên cạnh đó, gần 3% học sinh cấp Tiểu học của TP Hồ Chí Minh đã đăng ký học tại các tỉnh, thành phố mà các em cư trú trong thời gian phòng, chống dịch.

Dù còn nhiều khó khăn khi thực hiện công tác dạy học trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, một bộ phận thầy cô đang tham gia chống dịch, nhiều học sinh đã trở thành bệnh nhân, thậm chí mất cả người thân... Với sự chung tay hỗ trợ của các bộ, ngành, đơn vị, tổ chức..., Thành phố đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để dạy học đảm bảo an toàn, chất lượng.

Bình Dương cũng là địa phương bị ảnh hưởng nặng của dịch bệnh, hiện có 6/9 huyện, thị xã bước vào "trạng thái bình thường mới", 3 địa bàn còn là "vùng đỏ". Gần 200 trường học được sử dụng làm khu cách ly, khu điều trị tập trung, phải đến ngày 15/10 mới bàn giao được hết về cho ngành giáo dục; nhiều giáo viên còn tham gia phòng, chống dịch. Ngày 16/9 vừa qua, sau khai giảng năm học mới, 500.000 học sinh các cấp của địa phương này đã bắt đầu học tập trực tuyến. Tuy nhiên, cấp Tiểu học mới chỉ làm quen nền nếp, nội quy, phương pháp học tập và kỹ năng đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị học trực tuyến. Vào đầu tháng 10/2021, Bình Dương mới tổ chức học qua truyền hình và dạy học trực tuyến một số môn học của các khối lớp với thời lượng không quá 35 phút/tiết, không quá 2 tiết/buổi và 3 buổi/tuần.

Do còn những điểm đỏ trong "vùng xanh" và số ca mắc mới mỗi ngày vẫn cao, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương đã xây dựng 4 phương án dạy học tương ứng với 4 cấp độ kiểm soát dịch để các nhà trường linh hoạt thực hiện. Theo đó, các "vùng đỏ" sẽ tiếp tục học trực tuyến. Vùng có nguy cơ cao học trực tuyến kết hợp trực tiếp với tỷ lệ thời lượng mỗi hình thức là 50-50%. Vùng có nguy cơ ở mức "vàng" có thể học trực tiếp 70% và trực tuyến 30%. Và "vùng xanh", học sinh sẽ tới trường học trực tiếp trong điều kiện đảm bảo phòng, chống dịch.

Chủ động lùi thời gian bắt đầu năm học mới, nhưng lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương cho biết, địa phương sẽ linh hoạt tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với tình hình kiểm soát dịch, sử dụng hiệu quả thời gian "vàng" khi học sinh đi học trực tiếp để đảm bảo hoàn thành chương trình đúng tiến độ, chất lượng.

Sẽ tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến cho giáo viên

Đánh giá cao công tác tổ chức dạy học linh hoạt, chủ động của các địa phương, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ lưu ý, từng tỉnh, thành phố cần tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế theo từng thời điểm, từng vùng. Theo đó, xây dựng phương án, kịch bản tổ chức dạy học không chỉ tính bằng năm mà theo học kỳ, thậm chí là từng tháng. Tuỳ điều kiện thực tế diễn biến dịch, các địa phương, địa bàn cần linh hoạt áp dụng phương thức dạy học trực tiếp, trực tuyến, dạy học qua truyền hình. Trong đó, với những vùng học sinh không thể tới trường, ưu tiên dạy học trên truyền hình với lớp 1, lớp 2; học sinh lớp 3 đến lớp 12 sẽ chủ đạo là học trực tuyến, bổ trợ là học trên truyền hình.

Với sự đóng góp của các Sở Giáo dục và Đào tạo cho kho bài giảng truyền hình, học liệu dùng chung và Hội đồng tuyển chọn của Bộ thông qua, dự kiến tháng 10/2021 sẽ có hệ thống bài dạy trên truyền hình phục vụ học sinh các lớp 1, 2 và 6 trên cả nước học tập.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng cho biết, trong tuần này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến cho giáo viên. Thứ trưởng chia sẻ, đây là chương trình dùng chung trên cả nước, không phải chỉ dành cho nơi có dịch, nên các nhà trường cần triển khai thực hiện. Những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm không được tổ chức kiểm tra, đánh giá định kì. Những nội dung này cũng sẽ không có trong bài thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch ôn tập hiệu quả cho học sinh khi các em quay trở lại trường. Đồng thời, tạo thuận lợi để học sinh được học tập tại địa phương và giảm tối đa ảnh hưởng đến tâm lý học trò; thực hiện nghiêm quy định về các khoản thu, đặc biệt là khoản thu ngoài học phí.

Năm nay là năm học đặc biệt khi cấp Tiểu học có lớp 1 và 2 dạy học theo chương trình mới, cấp Trung học có lớp 6 bắt đầu áp dụng chương trình này. Song song với đó, các lớp còn lại vẫn dạy theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gấp rút ban hành văn bản chỉ đạo, bổ sung thực hiện chương trình trong điều kiện ứng phó với dịch.

Trong thời gian tới, để hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập tổ hỗ trợ các môn học tích hợp. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố cũng thành lập tổ hỗ trợ chuyên môn này để đồng hành cùng các nhà trường trong quá trình thực hiện chương trình.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Vụ nam khách mời có hành động lạ với chú rể, khiến cô dâu như "tàng hình" gây tranh cãi: Người trong cuộc lên tiếng00:10

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công
11:17:01 20/11/2024
Bức ảnh xóa bỏ mối thâm thù 6 năm đang gây tranh cãi khắp thế giới
10:33:35 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ

Thế giới

14:32:27 20/11/2024
Trước đó trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã từng cam kết sẽ xóa bỏ Bộ giáo dục liên bang khi ông trở lại Nhà Trắng. Ông nói: Tôi luôn nói như vậy. Tôi rất muốn quay lại để làm điều này. Cuối cùng, chúng ta sẽ xóa bỏ Bộ Giáo dục liê...

Đám cưới Thái Trinh: Visual cặp đôi quá xịn, cô dâu mừng ra mặt khi nhận 1 món đồ từ nhà chồng

Sao việt

14:30:15 20/11/2024
Ngày 20/11, lễ rước dâu của ca sĩ Thái Trinh và Thái Minh diễn ra vào sáng nay, cặp đôi có những khoảnh khắc tình bể bình.

Huỳnh Hiểu Minh: Cúi đầu xin lỗi người hâm mộ, phim mới vẫn ế vé

Hậu trường phim

14:22:07 20/11/2024
Những ồn ào đời tư và chuyện tình gây chú ý với hot girl mạng xã hội Diệp Kha khiến hình ảnh của tài tử Trung Quốc Huỳnh Hiểu Minh bị ảnh hưởng nặng nề.

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và cựu Thứ trưởng Bộ Công thương cùng hầu tòa

Pháp luật

14:17:11 20/11/2024
Cấp phép, cấp tín dụng, bao che sai phạm cho Xuyên Việt Oil, cựu Bí thư Tỉnh Ủy Bến Tre, Lê Đức Thọ và cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, cùng 13 bị cáo đồng phạm phải hầu tòa.

Song Joong Ki và Song Hye Kyo được chọn là "ngôi sao hạnh phúc sau ly hôn"

Sao châu á

14:02:49 20/11/2024
Trong cuộc bình chọn do cổng thông tin cộng đồng DC Inside (Hàn Quốc) tổ chức, Song Joong Ki lọt top 3 ngôi sao sống hạnh phúc hơn sau ly hôn. Song Hye Kyo, vợ cũ của Song Joong Ki, đứng thứ 4.

Bức ảnh trước khi nổi tiếng mà Lý Tử Thất muốn xé bỏ

Netizen

13:59:27 20/11/2024
Cùng với sự trở lại của Lý Tử Thất, những câu chuyện và hình ảnh của cô trong quá khứ cũng được cư dân mạng quan tâm. Mới đây, một vài khoảnh khắc của nữ YouTuber từ 10 năm trước đã lan truyền rộng rãi trên MXH.

Cái tên không ngờ giành Quán quân Sao nhập ngũ 2024

Tv show

13:47:02 20/11/2024
Jun Vũ giành ngôi vị Quán quân Sao nhập ngũ dù mục tiêu ban đầu là không gây trở ngại người khác và không đứng bét .

Đạo diễn nghìn tỷ Trấn Thành hứa làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống

Phim việt

13:37:43 20/11/2024
Trấn Thành nói: Không đùa được với biệt đội siêu quậy này đâu về 4 nhân vật trong phim Tết 2025 Bộ tứ báo thủ và hứa hẹn sẽ làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống .

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

Tin nổi bật

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Neymar - ánh sao lụi tàn trên sa mạc Ả Rập

Sao thể thao

12:42:35 20/11/2024
Neymar bước vào sân cỏ Saudi Pro League với ánh hào quang của một siêu sao, nhưng đến giờ, anh vẫn chỉ là cái bóng của chính mình.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Lạ vui

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.