Giám sát kho vũ khí hạt nhân bằng sóng vô tuyến
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đề xuất phương pháp mới nhằm giám sát hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân.
Một nhóm chuyên gia bảo mật công nghệ thông tin phát triển cơ chế sử dụng sóng vô tuyến giám sát từ xa xem có bất kỳ thay đổi nào đang được thực hiện trong một phòng cụ thể hay không.
Nhóm nhà nghiên cứu mô tả cách tiếp cận này mạnh mẽ và an toàn như thế nào trên tạp chí Nature Communications. Nhiều nhóm nhà khoa học từ Viện Bảo mật và Quyền riêng tư Max Planck (MPI-SP) ở Bochum, Đại học Ruhr Bochum, Trường Quan hệ công và Quốc tế tại Đại học Princeton, Đại học Connecticut, Đại học Harvard, PHYSEC GmbH và Technische Universitat Berlin cùng hợp tác phát triển.
Nhóm nhà nghiên cứu tiếp cận dự án của họ từ một kịch bản trong đó quốc gia A muốn đảm bảo rằng không có thay đổi nào trong kho vũ khí hạt nhân của quốc gia B và thực hiện điều đó mà không cần giám sát thường xuyên tại chỗ. Cụ thể, mối đe dọa lớn được chỉ ra bằng việc loại bỏ các đầu đạn hạt nhân được lưu trữ để chuẩn bị triển khai.
Tiến sĩ Johannes Tobisch giải thích: “Hệ thống của chúng tôi sử dụng hai ăng-ten ghi lại dấu vân tay vô tuyến của căn phòng”. Một trong hai ăng-ten phát ra tín hiệu vô tuyến được phản xạ khỏi tường và mọi đồ vật trong phòng. Ăng-ten còn lại ghi lại tín hiệu. Tín hiệu được ghi lại có đặc điểm: nếu các vật thể chỉ được di chuyển ở mức tối thiểu, điều này sẽ thay đổi đáng kể dấu vân tay vô tuyến. Do đó, những thay đổi lớn, chẳng hạn như việc loại bỏ đầu đạn hạt nhân được lưu trữ, có thể được phát hiện một cách đáng tin cậy.
Trong thùng chứa này, nhóm nhà nghiên cứu kiểm tra mức độ mạnh mẽ và khả năng tái tạo của dấu vân tay vô tuyến.
Gương đảm bảo an ninh
Video đang HOT
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể hoạt động nếu quốc gia B đo dấu vân tay vô tuyến vào đúng thời điểm mà quốc gia A yêu cầu. Do đó, cần ngăn chặn quốc gia B ghi lại dấu vân tay vô tuyến và gửi bản ghi thay vì tín hiệu vừa đo được. Tobisch nói: “Điều đó giống như ai đó dán một bức ảnh trước camera giám sát”. Vì lý do này, ban đầu, một thiết lập với 20 gương xoay sẽ được lắp đặt trong phòng được theo dõi. Nếu vị trí của gương thay đổi thì dấu vân tay vô tuyến cũng thay đổi.
Quốc gia A sẽ ghi lại dấu vân tay vô tuyến cho các vị trí gương khác nhau trong chuyến thăm hiện trường một lần và lưu trữ chúng trong cơ sở dữ liệu bí mật. Theo định kỳ, quốc gia A có thể yêu cầu từ xa quốc gia B gửi dấu vân tay vô tuyến cho một vị trí gương cụ thể – và so sánh dữ liệu đo được với bản ghi trong cơ sở dữ liệu bí mật của họ. Nếu dữ liệu không khớp thì chắc chắn đã có sự thay đổi trong phòng.
Tiến sĩ Sebastien Philippe từ Đại học Princeton cho biết: “70% vũ khí hạt nhân trên thế giới được cất giữ để dự trữ quân sự hoặc chờ tháo dỡ. Sự hiện diện và số lượng vũ khí như vậy tại bất kỳ địa điểm nào không thể được xác minh dễ dàng thông qua hình ảnh vệ tinh hoặc các phương tiện khác không thể nhìn vào kho lưu trữ. Do khó khăn trong việc giám sát chúng, 9.000 vũ khí hạt nhân này không được tính đến theo quy định hiện có. Công nghệ xác minh mới này giải quyết thách thức lâu dài và góp phần vào các nỗ lực ngoại giao trong tương lai nhằm tìm cách hạn chế tất cả các loại vũ khí hạt nhân”.
Nhóm nhà nghiên cứu sử dụng 20 chiếc gương cho loạt thí nghiệm của họ.
Thiết lập trong thử nghiệm hiện trường
Để thử nghiệm ý tưởng này, nhóm nhà nghiên cứu thiết lập một thùng chứa các thùng có thể di chuyển được trong khuôn viên Đại học Ruhr Bochum (Đức), nơi họ theo dõi bằng công nghệ sóng vô tuyến. Sử dụng thiết lập này, họ chứng minh dấu vân tay vô tuyến có thể được tái tạo một cách đáng tin cậy cho từng cài đặt gương riêng lẻ. Các cài đặt gương khác nhau cũng tạo ra nhiều loại dấu vân tay vô tuyến dễ phân biệt. Nếu nhóm nhà nghiên cứu di chuyển một trong các thùng trong thùng chứa, thì sự dịch chuyển vài li là đủ để hiển thị trên dấu vân tay vô tuyến.
Nhóm nghiên cứu cũng phân tích liệu có thể giải mã cách vị trí gương và dấu vân tay vô tuyến tương ứng với nhau bằng cách sử dụng máy học hay không. Các thuật toán thực sự có thể dự đoán dấu vân tay vô tuyến nếu chúng nhận ra một số vị trí gương và tín hiệu vô tuyến tương ứng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm kết nối sẽ mất nhiều thời gian hơn khi có nhiều gương hơn trong quá trình thiết lập.
Tobisch chỉ ra: “Với 20 gương, kẻ tấn công sẽ mất 8 tuần để giải mã hàm toán học cơ bản. Do khả năng mở rộng của hệ thống nên hệ số bảo mật có thể được tăng cường hơn nữa”. Giáo sư Christian Zenger, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Truyền thông Di động An toàn tại Đại học Ruhr Bochum nói: “Công nghệ này kết hợp các đánh giá bảo mật vật lý không gian mạng, trước đây chỉ có thể thực hiện được trên dữ liệu và chip bảo mật, với vật lý xuyên hệ thống theo một cách hoàn toàn mới. Điều này mang lại mức độ tin cậy mới, đặc biệt là đối với Internet of Things”.
Giáo sư Christof Paar của Viện Max Planck ở Bochum báo cáo: “Dự án nghiên cứu này là một ví dụ tuyệt vời về cách sử dụng công nghệ mới ở giao diện giữa kỹ thuật bảo mật và công nghệ vô tuyến để giải quyết các vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với xã hội”.
Sébastien Philippe kết luận: “Vào thời điểm căng thẳng địa chính trị gia tăng và cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới đang diễn ra, công việc này đặc biệt kịp thời và phù hợp”.
Máy bay ném bom tàng hình mới của Mỹ lần đầu cất cánh
Máy bay ném bom chiến lược B-21 Raider có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân sẽ thay thế một số chiến đấu cơ cũ của Mỹ trong những năm tới.
Máy bay ném bom tàng hình tầm xa B-21 Raider lăn bánh trên đường băng ở Palmdale, California. Ảnh: Reuters
Lực lượng Không quân Mỹ vừa tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của máy bay ném bom tàng hình tầm xa mới B-21 Raider do tập đoàn vũ khí Northrop Grumman sản xuất.
Với hình dạng thiết kế đặc biệt, chiếc máy bay phản lực này được trông thấy bay lượn trên bầu trời cơ sở nghiên cứu của Northrop ở California vào chiều 10/11.
Lực lượng Không quân Mỹ đã miêu tả lần cất cánh này là bước đầu tiên quan trọng trong chiến dịch thử nghiệm của B-21 Raider. Người phát ngôn của Lực lượng Không quân Ann Stefanek cho biết mẫu máy bay mới này có thể tấn công tầm xa, có khả năng sống sót cao, cũng như mang được cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường.
Theo Trung tướng James C. Dawkins, các máy bay B-21 sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2027. Giới chức Mỹ đã lên kế hoạch thay thế loại máy bay này cho một số máy bay ném bom cũ như B-1 Lancer, B-52 Stratofortress và B-2 Spirit trong thời gian tới.
Trong phiên điều trần tại Ủy ban Hạ viện năm ngoái, Phó chánh Văn phòng phụ trách các kế hoạch và chương trình của Lầu Năm Góc lúc đó, Trung tướng David S. Nahom, cho biết quân đội Mỹ sẽ mua 145 chiếc B-21 sau khi chương trình thử nghiệm hoàn tất.
Tổng thư ký NATO kêu gọi tăng cường sức mạnh liên minh Phóng viên TTXVN tại châu Âu cho biết, ngày 10/11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã kêu gọi tăng cường sức mạnh của liên minh quân sự này trong bối cảnh tất cả các cơ chế kiểm soát vũ khí chính đã không còn tồn tại. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP/TTXVN...