Giám sát chặt quá trình tuyển sinh trường dự kiến “điểm sàn” thấp
Bộ GD&ĐT sẽ giám sát chặt chẽ quá trình tuyển sinh, chấn chỉnh kịp thời và tiến hành thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với trường xác định “điểm sàn” thấp.
Ảnh minh họa/internet
TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – cho biết như vậy trong buổi gặp mặt báo chí thông tin về công tác thi, tuyển sinh sáng nay (27/4).
Đa số các trường đã xây dựng chính sách chất lượng
Báo cáo của Bộ GD&ĐT, thực hiện chủ trương giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội cho các nhà trường theo tinh thần của Luật GDĐH 2012 và Nghị quyết 29 của Chính phủ, Bộ GD7ĐT đã từng bước hoàn thiện chính sách đảm bảo triển khai tự chủ đại học hiệu quả trong thực tế.
Tại Quy chế tuyển sinh năm 2017, Bộ đã dự báo một số định hướng trong tuyển sinh của các nhà trường từ năm 2018, trong đó có việc giữ ổn định chính sách trong tuyển sinh ĐH, CĐ và việc các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, công khai đầy đủ và trung thực các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định.
Bắt đầu từ mùa tuyển sinh năm 2018, Bộ GD&ĐT đã trao quyền tự chủ cho các trường được tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn xét tuyển) trừ nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Xét về nguyên tắc, tự chủ xác định điểm sàn là hướng đi tất yếu để các trường thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình về những quyết định trong tuyển sinh của mình.
Bộ cũng yêu cầu các trường phải xây dựng đề án tuyển sinh đầy đủ, trong đó có quy định công khai về điều kiện đảm bảo chất lượng của trường, tỉ lệ việc làm của sinh viên theo từng ngành đào tạo trong hai năm gần nhất, tỉ suất đầu tư để đảm bảo số sinh viên trong một năm học.
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, thí sinh đã có cơ sở để lựa chọn ngành học, trường học phù hợp với điều kiện và năng lực của mình. Các kênh thông tin truyền thông của đài, báo cũng là nguồn hỗ trợ hiệu quả giúp thí sinh định hướng việc lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Theo TS Nguyễn Thị Kim Phụng, nhìn chung, đa số các trường đã xây dựng chính sách chất lượng của mình, trong đó, có chất lượng đầu vào, chú trọng chất lượng trong quá trình đào tạo và đặc biệt là đảm bảo chất lượng đầu ra.
Hầu hết các trường đều dự kiến thời điểm thích hợp để công bố điểm sàn là sau khi có kết quả, phổ điểm thi THPT quốc gia, trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng trao đổi tại buổi gặp mặt báo chí về thi, tuyển sinh ngày 27/4
Giám sát chặt các trường tuyển sinh “vơ bèo vạt tép”
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng có trường nhận biết được khó khăn, yếu kém của mình nên chủ trương sẽ lấy điểm đầu vào thấp, “vơ bèo vạt tép”, bất chấp năng lực, nền tảng của thí sinh để có thí sinh vào học.
Để không xảy ra tình trạng này, chuẩn bị bước vào mùa thi tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường cần cân nhắc khi thông báo điểm sàn, tham khảo mức điểm hai năm tuyển sinh trước liền kề để đảm bảo chủ trương tự chủ phải đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo trong toàn ngành.
Thực tế, có một vài trường đã dự kiến thông báo xét tuyển với ngưỡng đầu vào thấp. Mặc dù chưa phải là quyết định cuối cùng của nhà trường do chưa có kết quả thi nhưng hiện tượng đó cũng gây tâm lý lo ngại về chất lượng đào tạo.
Theo TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Bộ GD&ĐT đã kịp thời trao đổi, khuyến cáo các cơ sở này điều chỉnh lại nội dung này trong đề án tuyển sinh.
Với sự lên tiếng của dư luận, các trường cũng sớm nhận thấy việc hạ thấp điểm sàn đồng nghĩa với việc sẽ hạ thấp uy tín, dẫn tới xã hội và thí sinh nghi ngờ về chất lượng đào tạo.
“Bộ GD&ĐT sẽ theo sát diễn biến việc này, giám sát chặt chẽ quá trình tuyển sinh của nhóm trường này, chấn chỉnh kịp thời và tiến hành thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với trường xác định điểm sàn thấp” – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học khẳng định.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Cuộc chạy đua hướng về chất lượng
Bước sang 2018, nhiều trường ĐH, CĐ đã lên chiến lược tuyển sinh cho năm học này. Theo đại diện nhiều nhà trường, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 sẽ không thay đổi, các trường sẽ hướng nhiều đến đảm bảo chất lượng và giữ quy mô tuyển sinh. Với một số trường, kỳ tuyển sinh năm nay sẽ đưa thêm ngành học mới để tăng sức hấp dẫn với người học.
Chất lượng đào tạo là thước đo quan trọng nhất trong thu hút tuyển sinh (Trong ảnh: Giờ thực hành của SV công nghệ sinh học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành)
Hướng đến chất lượng
Năm 2017, cuộc chạy đua hướng đến đảm bảo chất lượng của nhiều trường ĐH, CĐ được thể hiện rõ bằng việc hàng loạt các trường mời các Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (CLGD) đến để đánh giá và cấp giấy chứng nhận kiểm định. Cho dù được Trung tâm kiểm định CLGD công nhận CLGD ở cơ sở giáo dục nhưng không có nghĩa là chất lượng đào tạo có thay đổi lớn. Nhưng ít nhiều nỗ lực được công nhận đạt chuẩn chất lượng cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm với người học và xã hội của các cơ sở đào tạo này.
Trường Đại học Giao thông Vận tải, đầu năm 2016 là trường đại học đầu tiên trên cả nước được Trung tâm kiểm định CLGD Đại học Quốc gia Hà Nội công nhận đạt chuẩn CLGD. Đến nay sau 2 năm trên cả nước đã có nhiều trường được công nhận đạt chuẩn CLGD. Theo đánh giá của nhiều nhà quản lý giáo dục thì đây là một động thái tốt thể hiện tinh thần trách nhiệm với người học và xã hội của các nhà trường vì chỉ có đánh giá ngoài một cách khách quan và trung thực thì người học mới có thể dựa vào đó mà tìm hiểu thông tin quyết định theo học trường nào hay không. Từ việc kiểm định đánh giá ngoài, những thông tin 3 công khai của các trường sẽ là kênh thông tin quan trọng để người học tham khảo, xã hội, doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá chất lượng đào tạo của những trường này một cách khách quan nhất.
PGS.TS Nguyễn Đình Luận - Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội - cho biết: "Trường chúng tôi vừa được Trung tâm kiểm định CLGD (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cấp giấy chứng nhận kiểm định CLGD (tháng 12/2017). Việc chúng tôi mời một trung tâm kiểm định độc lập đến làm việc và công nhận chất lượng đào tạo của trường không chỉ là thực hiện yêu cầu của Bộ GD&ĐT mà cũng là khẳng định chất lượng đào tạo của trường với người học một cách minh bạch và rõ ràng. Với Trường Đại học Hà Nội, là một trường uy tín và chất lượng hàng đầu trên cả nước trong đào tạo ngoại ngữ thì việc công nhận CLGD sẽ động viên, khích lệ để từng cán bộ, giảng viên có trách nhiệm và mong muốn cống hiến nhiều hơn".
Nhiều ngành học mới hấp dẫn
Theo thống kê sơ bộ từ một số nhà trường, trong năm 2018 này, danh mục các ngành đào tạo đại học sẽ có thêm nhiều ngành mới. Những thay đổi này được thực hiện theo quy định về Danh mục giáo dục, đào tạo cấp 4 trình độ ĐH vừa được ban hành, kèm theo Thông tư số 24 ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bao gồm 23 lĩnh vực (gọi chung là danh mục 2017) đã chính thức có hiệu lực.
Cụ thể, sẽ có 366 ngành đào tạo (tăng thêm 105 ngành so với danh mục được ban hành năm 2010). Thay đổi tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: An ninh quốc phòng, khoa học GD-ĐT giáo viên, khoa học xã hội và hành vi. Đối với đào tạo sư phạm, ngoài các ngành truyền thống, lần đầu tiên có các ngành mới như: Tiếng Khmer, Jrai, XêĐăng... Được biết, việc mở ngành mới là các trường đang thực hiện quyền tự chủ của mình trên cơ sở có những nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của xã hội và doanh nghiệp nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút người học.
Như vậy, thí sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề khi đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ trong mùa tuyển sinh 2018 này.
Theo nhiều chuyên gia sư phạm, năm nay việc các trường sư phạm còn có thêm ngành sư phạm khoa học tự nhiên, khối ngành ngôn ngữ cũng có nhiều ngành mới xuất hiện như ngôn ngữ Chăm, ngôn ngữ Khmer, ngôn ngữ ARập.... là đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú về yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông hiện nay, đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đã được Quốc hội phê duyệt. Không chỉ sư phạm, các khối ngành khác liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn cũng mở thêm nhiều ngành học nhằm đáp ứng yêu cầu ngành càng cao của quản lý hoạt động du lịch, an toàn thông tin, tổ chức và quản lý y tế, bảo tồn di sản kiến trúc đô thị, quản lý đô thị và công trình...
Mới đây nhất ngày 18/12/2017, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã công bố mở ngành đào tạo kỹ sư ngành công nghệ hàng không vũ trụ và xây dựng. Đây là mô hình hợp tác toàn diện giữa Trường ĐH Công nghệ và Tập đoàn Viettel hướng đến đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về công nghệ hàng không vũ trụ ở các bậc đại học, sau đại học. Sinh viên sẽ được nhận học bổng toàn phần của Tập đoàn Viettel và các đơn vị đối tác, được thực hành tại các phòng thí nghiệm nghiên cứu về hàng không vũ trụ của ĐHQG Hà Nội, Tập đoàn Viettel và Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ mở thêm một số ngành học mới, nếu kịp theo kế hoạch thì những ngành này sẽ tuyển sinh vào mùa thi năm 2018. Trường Đại học Kiến trúc TPHCM cũng vừa công bố tuyển sinh ngành mỹ thuật đô thị, đây cũng là ngành học dự báo sức hấp dẫn lớn. Trường Đại học Văn Lang sẽ tuyển sinh ngành văn học ứng dụng thuộc khoa Quan hệ công chúng và truyền thông.
Theo Giaoducthoidai.vn
Các trường chủ động trước Kỳ thi THPT quốc gia Năm học 2017 - 2018 là năm thứ 4 thực hiện đổi mới thi THPT quốc gia với mục đích lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT, cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, kết quả thi là căn cứ cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Năm nay, Kỳ thi THPT quốc gia...