Giảm rồi tăng trở lại: Giá lợn hơi sẽ tiếp đà tăng?
Sau cả tháng lao dốc, trong mấy ngày gần đây giá lợn hơi có dấu hiệu tăng trở lại. Liệu rằng giá lợn hơi sẽ tiếp tục “neo giá” trong thời gian tới?
Giá lợn hơi hôm nay 9/9 tiếp tục tăng nhe tư 1.000 – 2.000 đông/kg ơ môt sô đia phương.
Mấy ngày gần đây, lợn hơi tăng nhẹ tại một số địa phương
Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi tiếp tục điều chỉnh tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 74.000 – 78.000 đồng/kg.
Cụ thể, Hưng Yên và Thái Nguyên cùng tăng 2.000 đồng/kg lên mức 77.000 – 78.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại Nam Định, Ninh Bình giá thu mua đạt mốc 76.00 – 77.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Một loạt các tỉnh như Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Nội vẫn duy trì giao dịch quanh ngưỡng 75.000 đồng/kg trong hôm nay.
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá thu mua cũng nhích nhẹ 1.000 đồng/kg ở một số tỉnh, thành.
Video đang HOT
Cùng tăng 1.000 đồng/kg, Quảng Trị và Bình Định hiện giao dịch ở mức 79.000 đồng/kg, ngang bằng với 2 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Ngãi.
Còn tại Quảng Ngãi và Lâm Đồng, giá tiếp tục duy trì tại ngưỡng 80.000 đồng/kg. Đây cũng là 2 địa phương dẫn đầu khu vực về giá ở thời điểm hiện tại.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên được thương lái thu mua trong khoảng 75.000 – 80.000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi miền Nam cũng điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg ở một số tỉnh, thành như Đồng Nai, Cần Thơ và Bến Tre.
Hầu hết các địa phương còn lại trong vùng tiếp tục thu mua ở ngưỡng cao như TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang đạt 79.000 đồng/kg, Bình Phước, Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang nhỉnh hơn với 80.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thực tế giá lợn hơi đang có xu hướng hạ
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thế Chinh, Phó ban Quản lý Chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam, cho biết giá lợn tăng trong mấy ngày qua chỉ là cục bộ tại một số địa phương, thực tế giá lợn hơi đang có xu hướng hạ. Hiện ban quản lý chợ đang nỗ lực kết nối các DN nhập khẩu lợn từ Thái Lan qua cửa khẩu Quảng Bình, kịp thời đưa lợn về chợ và cung cấp ra thị trường sớm nhất.
Theo ông Chinh, sở dĩ giá lợn có dấu hiệu tăng là do người chăn nuôi vẫn rất dè dặt tái đàn. Các trang trại, hộ chăn nuôi tư nhân vẫn khó khôi phục lại hoạt động sản xuất do kho khăn vê vốn cũng như rủi ro về dịch bệnh, do đó nguồn lợn hơi từ các hộ chăn nuôi còn khan hiếm.
Ngoài ra, với lợn nhập khẩu, dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng, gây gián đoạn việc nhập khẩu lợn hơi từ Thái Lan của các doanh nghiệp.
“Hiện các doanh nghiệp đang hoàn tất thủ tục để sớm đưa số lợn từ Thái Lan về nước, tiến tới giữ ổn định giá lợn hơi trên thị trường trong thời gian tới.
Khi có lợn Thái Lan, mỗi ngày Ban quản lý chợ sẽ đưa 1.000 con lợn từ Công ty TNHH Thành Đô Nghệ An – đơn vị trực tiếp nhập khẩu lợn hơi Thái Lan về chợ. Lợn hơi Thái Lan sau khi trừ các chi phí, giá bán ra thị trường trong khoảng 77.000 đồng/kg” – ông Chinh cho hay.
Về lâu dài, theo Báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Ipsos vừa công bố mới đây có nhận định do ảnh hưởng dịch tả heo châu Phi, dự kiến đến tháng 10 năm nay, Việt Nam vẫn thiếu 1 triệu con heo. Bước sang năm 2021, khoảng cách cung cầu dần thu hẹp nhưng tình hình vẫn khó. Dự báo đến tháng 4, lượng heo thiếu hụt vẫn ở mức 720.000 con và tháng 10-2021 là 200.000 con.
Bình ổn giá thịt lợn vẫn... chờ
Thời gian gần đây, giá thịt lợn đã có phần hạ nhiệt.
Tuy nhiên, mức giá này vẫn khá cao so với kỳ vọng của người tiêu dùng và mục tiêu mà ngành nông nghiệp đề ra (giảm giá lợn hơi về mức 60.000 đồng/kg). Do đó, việc giá lợn khi nào mới bình ổn đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Người tiêu dùng mua thịt lợn sạch tại Big C Thăng Long.
Cung vẫn thấp hơn cầu
Khoảng gần một tháng nay, giá lợn hơi ở cả 3 miền có xu hướng hạ nhiệt. Cụ thể, giá lợn hơi tại miền Bắc dao động từ 78.000 - 82.000 đồng/kg; tại miền Trung và Nam dao động từ 79.000 - 82.000 đồng/kg. Như vậy, so với thời điểm cách đây 3 tháng, giá lợn hơi đã giảm được gần 20.000 đồng/kg. Trên thị trường, giá thịt lợn vẫn dao động từ 140.000 - 160.000 đồng/kg. Mức giá này cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với thời điểm trước khi có dịch. Việc giá thịt lợn tăng cao trong thời gian dài đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người; thay vì dùng thịt lợn, nhiều người chuyển sang các loại thực phẩm thay thế khác hoặc sử dụng các loại thịt lợn nhập khẩu có giá thành rẻ hơn. Điều này, về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn.
Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội Bùi Tuấn Khải cho rằng, nguyên nhân chính khiến giá thịt lợn cao là cung vẫn thấp hơn cầu. Theo ông Khải, ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi đã gây tổn thất nặng nề cho ngành chăn nuôi, cả nước phải tiêu hủy 7 triệu con lợn, riêng Hà Nội là 60 vạn con. Điều này dẫn đến tình trạng cung thấp hơn cầu, đẩy giá lợn lên cao. Thời điểm này, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng vẫn thấp hơn 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Chia sẻ về nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho biết, năm 2020, với tổng đàn nái 2,9 triệu con, tăng gần 6,94% so với thời điểm 31/12/2019, đạt 99,8% so với kế hoạch của quý II/2020. Cùng với đàn nái, đến nay cả nước có 64.212 con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho đàn nái. Tỷ lệ đàn nái ngoại và nái lai chiếm trên 80%, năng suất sinh sản trung bình của đàn nái đạt 18 con cai sữa/nái/năm, khả năng sinh trưởng cao nên khối lượng xuất chuồng bình quân đạt 87,5kg/con. Vì vậy, dự kiến sản lượng thịt lợn năm 2020 sẽ tương đương với năm 2018. Như vậy, dự kiến đến quý IV/2020 sẽ bảo đảm cơ bản nhu cầu thị trường.
Cần tuân thủ quy luật thị trường
Để hạ giá thịt lợn, vừa qua, Bộ NN&PTNT đã có nhiều giải pháp, trong đó khuyến khích tái đàn, tăng nhập khẩu thịt lợn, đồng thời kêu gọi các DN chăn nuôi lớn hạ giá lợn hơi xuất ra xuống dưới 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên đến nay, chủ trương này không thực hiện được.
Theo Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội Bùi Tuấn Khải, để bình ổn giá lợn, Nhà nước không nên ép giá lợn hơi xuống thấp mà nên để thị trường tự điều tiết. Ngoài ra, việc bình ổn giá lợn là cả một quá trình từ bình ổn giá lợn giống, chi phí chăn nuôi... Thực tiễn tại Hà Nội cho thấy, muốn tăng 60 vạn lợn cần phải có lượng con giống tương đương. Quá trình nuôi một con lợn nái đến lúc sinh sản cũng phải mất thời gian 9 tháng. Hiện nay, Hà Nội mới phát triển thêm được 1,2 vạn lợn nái. Như vậy, phải tới tháng 6/2021 mới có lợn giống ra thị trường. "Chúng ta phải chấp nhận theo cung cầu kinh tế, khi có cung nhiều, không cần khuyến cáo giá cũng tự hạ xuống. Tôi tin rằng tới quý II/2021, giá thịt lợn hơi về mức 60.000 đồng/kg" - ông Khải nhận định.
Ở góc độ người chăn nuôi, Giám đốc HTX chăn nuôi Hoàng Long Nguyễn Trọng Long cho rằng, mặc dù thời điểm này, dịch tả châu Phi đã được kiểm soát, đàn lợn dần được phục hồi nhưng việc tái đàn còn chậm, giá lợn giống ở mức cao khiến các hộ có nguồn vốn hạn hẹp chưa thể khôi phục sản xuất, các hộ có đủ điều kiện lại thận trọng do tâm lý e ngại dịch quay lại và lợn mất giá trong thời gian tới. Do đó, ngoài khuyến khích tăng đàn, đòi hỏi Nhà nước phải hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, có cơ chế khuyến khích các DN. "Việc ép giá lợn xuống thấp ngay lập tức sẽ gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi, e ngại tái đàn" - ông Long bày tỏ.
Giá lợn hơi lao dốc, chợ giảm nhỏ giọt, dân buôn kêu ế dài Những ngày này, giá lợn hơi tại chuồng lao dốc, giảm 25% so với thời điểm cao nhất lịch sử. Song giá thịt lợn tại chợ, siêu thị chỉ giảm nhỏ giọt bất chấp mặt hàng này ế ẩm hơn trước. Giá lợn hơi xuất chuồng giảm 25% Ông Nguyễn Văn Toản, chủ một trang trại lợn gần 2.000 con ở Khoái Châu...