Giảm nguy cơ tiểu đường nhờ ngũ cốc nguyên hạt
Các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho biết bổ sung nhiều carbohydrate chất lượng cao, đặc biệt là từ ngũ cốc nguyên hạt ( whole grains), giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trong nghiên cứu, các chuyên gia xem xét liệu nguy cơ mắc tiểu đường có khác nhau đối với carbohydrate chất lượng cao và carbohydrate chất lượng thấp (ngũ cốc tinh chế, thực phẩm có đường và khoai tây) hay không, theo trang tin mdmag.com.
Các chuyên gia thấy rằng thay thế calo bằng carbohydrate chất lượng cao có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, trong khi thay thế bằng carbohydrate chất lượng thấp lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Mẹo ăn uống đúng cách khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Chế độ ăn uống phù hợp có thể kiểm soát lượng đường trong máu, trong khi thực phẩm sai có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ đưa ra một số lời khuyên để giúp bạn lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn.
Với bệnh tiểu đường loại 2, điều quan trọng là phải ăn một chế độ ăn uống cân bằng và theo dõi lượng carbohydrate (carb) phù hợp. Bởi vì, chất dinh dưỡng đa lượng (gồm protein và chất béo) có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu của bạn, Amy Gorin, chuyên gia dinh dưỡng ở Union City, New Jersey cho biết.
Chế độ ăn uống phù hợp có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh: NHẬT LINH
Video đang HOT
Theo Everyday Health, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến số lượng carbs cần nhắm đến mỗi ngày bao gồm độ tuổi, cân nặng, mức độ hoạt động của bạn và thuốc trị tiểu đường bao gồm cả insulin.
Người bị tiểu đường nên ăn bao nhiêu carbs?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên rằng, những người bị tiểu đường nên nhận được khoảng 45% lượng calo từ carb. Phần còn lại đến từ protein nạc và protein thực vật như thịt gà, cá hồi, đậu phụ và chất béo có lợi cho tim như rau xanh, quả hạch...
Một khẩu phần carb được đo là 15 gram mỗi khẩu phần. Điều đó có nghĩa là hầu hết phụ nữ cần 3 - 4 carb khẩu phần (tương đương 45 - 60 gram) mỗi bữa, trong khi hầu hết đàn ông cần khoảng 4 - 5 carb khẩu phần (tương đương 60 - 75 gram). Tuy nhiên, những số liệu này còn phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, mức độ hoạt động và thuốc trị tiểu đường bạn đang sử dụng. Để chắc chắn, hãy hỏi chuyên gia dinh dưỡng để biết được cơ thể bạn cần tiêu thụ bao nhiêu carb. Nếu đang sử dụng insulin, hãy hỏi về các lựa chọn để phù hợp với liều insulin với lượng thực phẩm bạn tiêu thụ trong bữa ăn và đồ ăn nhẹ trong ngày, theo Everyday Health.
Thực phẩm nên dùng trong chế độ ăn dành cho bệnh tiểu đường
Kathy Honick, nhà giáo dục bệnh tiểu đường tại Trung tâm dinh dưỡng và tiểu đường Mercy ở Washington cung cấp một số thực phẩm dành cho bệnh tiểu đường:
- Trái cây và rau quả thường là lựa chọn tốt, nhưng nên thưởng thức trái cây có chừng mực.
Các loại rau không chứa tinh bột chẳng hạn như măng tây, súp lơ và một lượng nhỏ trái cây như kiwi, cà chua... là thực phẩm thân thiện với bệnh tiểu đường. Ảnh: NHẬT LINH
- Rau không có tinh bột cũng là một lựa chọn hàng đầu bao gồm: rau bina, cà rốt, bông cải xanh và đậu xanh.
- Ăn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn như: gạo nâu, bánh mì làm từ lúa mì nguyên chất và mì ống làm từ lúa mì nguyên chất.
- Các loại đậu như đậu lăng, đậu pinto.
- Chọn cá hơn thịt hai đến ba lần một tuần.
- Đối với thịt, chọn thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà (đối với thịt gà nên loại bỏ da của chúng).
- Sữa (phô mai, sữa chua, sữa) rất quan trọng. Tốt nhất nên dùng loại không béo.
Hạn chế hoặc loại bỏ một số thực phẩm khỏi chế độ ăn uống
Theo Đại học Harvard, tốt hơn hết bạn nên cắt giảm hoặc tránh một số loại thực phẩm khi đang quản lý bệnh tiểu đường. Đây là những loại thực phẩm có xu hướng góp phần tăng cân hoặc làm tăng lượng đường huyết, chúng có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn.
- Tránh đồ ăn vặt như khoai tây chiên, vì chúng chứa nhiều carb.
- Tránh soda có nhiều đường cũng như nước ép trái cây và các loại nước ngọt có đường khác.
- Nên loại bỏ các đồ ăn nhẹ có đường bao gồm bánh quy, bánh ngọt, và kem.
Nên tránh các đồ ăn nhẹ có đường. Ảnh: NHẬT LINH
Sử dụng các phương pháp nấu ăn thân thiện với bệnh tiểu đường
Theo Everyday Health, khi cố gắng tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, phương pháp nấu ăn có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với các món ăn bạn chế biến.
- Nướng hoặc hấp thay vì chiên để giảm chất béo.
- Sử dụng dầu ô liu nguyên chất thay vì dầu thực vật, bởi vì dầu ô liu mang lại nhiều lợi ích cho tim hơn. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với dân số nói chung.
- Nên giới hạn lượng natri từ 2.000 - 2.400 g mỗi ngày. Trong trường hợp bạn đang ăn kiêng cần hạn chế natri nên tuân thủ theo khuyến nghị của bác sĩ.
- Hoàn toàn tránh chất béo chuyển hóa (có trong một số thực phẩm chế biến và thực phẩm nấu trong dầu) và hạn chế chất béo bão hòa (có trong thịt và sữa nguyên chất) ở mức dưới 20 gram mỗi ngày, nếu có thể.
- Chọn những thực phẩm tươi, đông lạnh hoặc thực phẩm đóng hộp không có muối.
Người bị đái tháo đường loại 2 nên tránh loại sữa nào? Đái tháo đường loại 2 là một tình trạng rất nhạy cảm, đồng nghĩa với việc người bệnh rất cần chú ý đến chế độ ăn vì có nhiều loại thực phẩm mà họ nên tránh xa. Ví dụ, dưới đây là loại sữa mà người mắc bệnh đái tháo đường nên tránh trong chế độ ăn uống hàng ngày. Chỉ một cốc...