Giảm lãi suất ngân hàng cho khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Tôi được biết ngân hàng nhà nước đang có quy định về giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch covid. Xin hỏi cụ thể quy định giảm lãi suất như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 3 năm 2020.
Theo đó quy định các trường hợp như sau:
- Thứ nhất Cơ cấu nợ: số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính;
b) Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19;
c) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Điều kiện cơ cấu nợ Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký; số dư nợ đã quá hạn (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này) trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Thời gian cơ cấu lại trong trường hợp kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn cho vay, cho thuê tài chính (thời điểm khách hàng phải trả hết toàn bộ nợ gốc và lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký).
Video đang HOT
- Thứ hai Giảm lãi suất: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
- Thứ ba Giữ nguyên nhóm nợ: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 đối với số dư nợ sau đây:
a) Số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Số dư nợ được miễn, giảm lãi quy định tại Điều 5 Thông tư này;
c) Số dư nợ quy định tại điểm a, b khoản này bao gồm cả phần dư nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn, giảm lãi và điều chỉnh nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Căn cứ theo quy định tại Thông tư các ngân hàng sẽ ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể các nội dung sau: Tiêu chí xác định số dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Trình tự, thủ tục, phân công, phân cấp, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ bảo đảm nguyên tắc cá nhân…
Như vậy, khách hàng của các tổ chức tín dụng sẽ được tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trình tự thực hiện thực hiện theo quy định tại thông tư và quy định nội bộ của Ngân hàng.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Techcombank mở gói 30 nghìn tỷ hỗ trợ toàn diện khách hàng trước Covid-19
Gói 30.000 tỷ đồng của Techcombank tập trung chia sẻ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng ổn định đời sống và hồi phục kinh doanh trước tác động của dịch Covid-19.
Ảnh minh họa.
Chủ động đồng hành cùng chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố gói hỗ trợ toàn diện lên đến 30.000 tỷ đồng, bao gồm miễn giảm lãi, điều chỉnh giảm lãi suất, áp dụng lãi suất hỗ trợ, giãn nợ, gia hạn nợ với thời hạn phù hợp để cùng chung tay chia sẻ khó khăn với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp chịu tác động của dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, gói hỗ trợ dành cho khách hàng doanh nghiệp, trị giá 20.000 tỷ đồng, bao gồm tư vấn cấu trúc nợ đối với các khách hàng đáp ứng điều kiện theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, không hạn chế số lượng và giá trị khoản vay, với thời gian nhanh chóng, thủ tục thuận lợi.
Cùng với đó, Techcombank giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng bị tác động bởi Covid-19 tùy theo từng khách hàng, tối đa lên đến 2%. Ngân hàng cũng cam kết đảm bảo đủ nguồn tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển kinh doanh.
Gói hỗ trợ khách hàng cá nhân có tổng giá trị 10,000 tỷ đồng, bao gồm giảm lãi suất cho vay mới/tái cấp khoản vay từ 1/4-30/6/2020 đối với các hộ kinh doanh, cá nhân vay tiêu dùng thế chấp bất động sản, cá nhân vay mua và xây sửa nhà... chịu các tác động ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19 với phần giảm lãi suất tối đa đến 2%, trong khung thời hạn ưu đãi lên đến 6-12 tháng cho khoản vay.
Ngân hàng cũng giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng hiện hữu bị ảnh hưởng thu nhập bởi dịch Covid-19 đủ điều kiện tái cơ cấu khoản vay theo quy định, tối đa từ 1-2% (tùy từng khoản vay) và thời hạn ưu đãi tối đa 6-12 tháng.
Gói hỗ trợ cũng bao gồm tư vấn và cơ cấu nợ đối với tất cả các khách hàng đáp ứng đủ điều kiện theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, không thu phí cơ cấu nợ. Đồng thời Techcombank cũng miễn giảm một phần phí trả nợ trước hạn cho những trường hợp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên buộc phải thu xếp nguồn trả nợ sớm để giảm nghĩa vụ nợ.
Chia sẻ về gói hỗ trợ nói trên, Giám đốc điều hành, Phó Tổng giám đốc thường trực Techcombank, ông Phùng Quang Hưng, khẳng định: "Đại dịch Covid-19 đã trở thành thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, gây tác động lớn đến đời sống cá nhân, đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Chủ động đồng hành cùng chủ trương của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước nhằm đồng cam cộng khổ với khách hàng bị tác động bởi dịch Covid-19, Techcombank đã quyết định dành gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để tạo điều kiện cho các khách hàng nêu trên đủ nguồn lực tài chính phục hồi hoạt động đời sống và hoạt động kinh doanh".
Trong gói hỗ trợ này Techcombank dành 20.000 tỷ đồng tập trung cho các khách hàng doanh nghiệp.
Song song cùng gói hỗ trợ này, Techcombank tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào giải pháp số hóa giao dịch ngân hàng, để cung cấp công cụ giao dịch điện tử tiện lợi, nhanh chóng, bảo mật và an toàn sức khỏe khi giúp khách hàng có thể giao dịch từ xa, hạn chế tiếp xúc tiền mặt và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Cho đến nay, Techcombank là ngân hàng tiên phong tại Việt Nam miễn phí giao dịch chuyển khoản điện tử với chương trình "Zero Fee" hay "E-Banking 0 đồng" được áp dụng cho khách hàng cá nhân từ năm 2016 đến nay, và cho khách hàng doanh nghiệp từ 2018.
Ước tính đến năm 2019, Techcombank đã miễn khoản phí giao dịch qua ngân hàng điện tử cho khách hàng đến gần 2.000 tỷ đồng. Cùng với đó, chương trình "hoàn tiền không giới hạn 1%" (Debit Cashback 1%) là một giải pháp hiệu quả khác giúp khách hàng hạn chế tiếp xúc tiền mặt, phòng chống nguy cơ lây nhiễm Covid 19, với hơn 300 tỷ đồng đã được Techcombank hoàn lại cho khách hàng thực hiện giao dịch thẻ thanh toán ghi nợ cho đến nay.
Đặc biệt, Techcombank thực hiện giải pháp đôi: Miễn hoàn toàn phí giao dịch thanh toán, và Cashback 1% khi khách hàng thanh toán bằng thẻ để chi trả các dịch vụ công như giáo dục, bệnh viện... giảm thời gian tiếp xúc trực tiếp và tăng giá trị lợi ích cho người dùng.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngoài miễn phí dịch vụ chuyển tiền nội bộ hoặc liên ngân hàng trong nước, từ tháng 2/2020, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có thể sử dụng dịch vụ mua bán ngoại tệ và chuyển tiền quốc tế qua F@st Ebank, theo đó vừa hưởng ưu đãi của tỷ giá ngoại tệ và phí chuyển tiền ra nước ngoài, đồng thời hưởng lãi trên số dư tài khoản hiện tại thông qua việc cung cấp lãi suất theo cấp.
Ưu điểm vượt trội của tính năng trên là chi phí cạnh tranh hơn (0,15% so với mức 0,2% khi giao dịch tại quầy). Đây được xem là ưu đãi lớn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có giao dịch nước ngoài có thể dễ dàng thực hiện giao dịch và tối ưu hóa chi phí cho sản xuất kinh doanh để giảm bớt khó khăn kinh doanh trong mùa dịch Covid 19.
Bên cạnh việc cung cấp gói hỗ trợ lên đến 30.000 tỷ đồng, cũng như đẩy mạnh giải pháp thanh toán nền tảng số ưu việt hỗ trợ khách hàng phòng chống Covid-19 hiệu quả, Techcombank còn thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi ủng hộ trực tiếp qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 tỷ đồng để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
"Là ngân hàng thương mại uy tín hàng đầu Việt Nam, Techcombank cam kết tạo điều kiện để khách hàng bị tác động từ dịch bệnh ổn định hồi phục kinh doanh, đảm bảo để CBNV Techcombank luôn có nguồn thu nhập ổn định duy trì cuộc sống, yên tâm làm việc và đồng hành cùng Chính phủ, người dân Việt Nam chiến thắng dịch bệnh Covid-19", Phó Tổng giám đốc thường trực Techcombank Phùng Quang Hưng khẳng định.
THANH THỦY
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hôm nay 18/4? Lãi suất ngân hàng không kỳ hạn hôm nay cao nhất là 0,50% gửi tại quầy Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Với khách hàng gửi online và kỳ hạn tương tự, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bắc Á Bank) có lãi suất cao nhất, cũng ở mức 0,50%. Cập nhật mới nhất ngày 18/4, lãi suất ngân hàng hôm nay với khách...