Giảm hình thức kỷ luật 2 nam sinh đặt máy quay lén trong nhà vệ sinh nữ
Sau khi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, Hội đồng kỷ luật Trường THPT Giồng Ông Tố đã thay đổi hình thức kỷ luật đối với 2 nam sinh đã đặt máy quay lén trong nhà vệ sinh nữ
Ảnh minh họa
Cụ thể, theo tin từ Sở GD-ĐT TP HCM, thay vì tạm dừng học tập 1 năm như quyết định của Hội đồng kỷ luật trước đó, 2 nam sinh đặt máy quay lén sẽ bị tạm dừng học tập 2 tuần và bị hạ hạnh kiểm yếu trong học kỳ I.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã phản ánh, tại Trường THPT Giồng Ông Tố (quận 2, TP HCM), một số nam sinh lớp 12 đặt máy quay lén nữ sinh của trường trong nhà vệ sinh. Ông Nguyễn Văn Hiệp, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết phương tiện quay là điện thoại, sự việc đã được báo cáo lên cơ quan công an.
Sau đó, Hội đồng kỷ luật của trường này đã họp và thống nhất mức kỷ luật tạm dừng học tập 1 năm đối với 2 học sinh nam đặt camera điện thoại quay lén trong nhà vệ sinh nữ. Nhiều chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý và các nhà giáo cho rằng đây là hình thức kỷ luật quá nặng.
Trước đó, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết sở đã yêu cầu Trường THPT Giồng Ông Tố báo cáo cụ thể vụ việc để có một hình thức kỷ luật phù hợp với quy định.
Vụ hai nam sinh đặt máy quay lén nữ sinh: Không nên đình chỉ học 1 năm
Hội đồng kỷ luật Trường THPT Giồng Ông Tố (Q.2, TP.HCM) thống nhất mức kỷ luật đình chỉ học tập 1 năm học với 2 nam sinh đặt máy quay lén trong nhà vệ sinh nữ (Tuổi Trẻ ngày 9-12).
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mức kỷ luật trên quá nặng.
- PGS.TS Nguyễn Thị Kim Ngân (phó viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu giáo dục và giao lưu quốc tế): Không đẩy học sinh vào ngõ cụt
Tôi cho rằng trước mỗi vấn đề, chúng ta cần tìm hiểu cái "gốc" của nó chứ đừng thấy hiện tượng học sinh quay lén trong nhà vệ sinh nữ là ngay lập tức đổ hết lỗi cho các em.
Trước hết, hãy xem hai nam sinh trong vụ việc này có được gia đình quan tâm đúng mức, ba mẹ các em có nói chuyện với con về giới tính, về những thay đổi của tuổi mới lớn chưa...
Về phía nhà trường, việc giáo dục về tâm sinh lý lứa tuổi đã được thực hiện đầy đủ và hiệu quả chưa, vấn đề an ninh đã được bảo đảm chưa khi mà hai nam sinh đột nhập vào nhà vệ sinh nữ đặt điện thoại để quay lén mà không bị bảo vệ, giám thị phát hiện...
Giáo dục không phải là đẩy học sinh vào ngõ cụt. Nhiệm vụ của giáo dục là vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để kéo những đứa trẻ đang bị lệch hướng trở về con đường đúng.
Với vụ việc này, nhà trường nên mời một chuyên gia tâm lý nói chuyện với hai nam sinh trên để các em hiểu rõ về hành vi chưa đúng của mình.
Trường nên cho hai em làm cam kết để sửa đổi, không làm những việc xấu. Trường cũng sẽ tiếp tục theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của các em để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh các em.
- Cô Trương Thị Trị (tổng giám thị Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM): Kỷ luật phải có tác dụng giáo dục
Cá nhân tôi quan niệm học sinh làm sai phải bị phạt, bị kỷ luật. Tuy nhiên, hình thức kỷ luật phải có tác dụng giáo dục học sinh và giúp các em nhận ra lỗi lầm nhưng cũng phải mở ra cho các em một con đường để các em sửa đổi, rèn luyện, không dám tái phạm nữa.
Bây giờ trường tạm dừng học tập của hai nam sinh có nghĩa là từ nay đến cuối năm học 2020-2021 các em không được đến trường.
Khoảng thời gian sáu tháng ấy, các em sẽ làm gì, đi đâu? Nếu gia đình các em không quan tâm đúng mức hoặc không có thời gian quan tâm con cái đúng mức thì liệu đến đầu năm học 2021-2022 hai em có thể trở lại trường học được hay không?
Nếu phân tích kỹ hơn một chút sẽ thấy sự việc ở mức độ chưa gây hậu quả nghiêm trọng, tức là clip chưa kịp phát tán ra ngoài.
Mặt khác, hai nam sinh cũng không thuộc diện chuyên quậy phá trong lớp, trong trường thì hành động đặt máy quay lén chỉ là phút bồng bột, thiếu suy nghĩ xuất phát từ tính tò mò của tuổi mới lớn.
Vì vậy, trong trường hợp này chỉ nên dừng ở mức đình chỉ học tập 1 - 2 tuần và không ghi vào học bạ, để các em thuận lợi hơn trong việc xét tuyển vào ĐH, CĐ. Hai nam sinh đang học lớp 12, mấy tháng nữa các em sẽ phải tham dự kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT.
Thế nên dù trường có kỷ luật theo hình thức nào thì cũng không nên làm gián đoạn việc học của hai em. Trong thời gian bị đình chỉ học tập, học sinh vẫn phải đến trường.
Tuy không được vào lớp học nhưng phải ngồi ở phòng giám thị để tự học, làm bài tập các bộ môn như các bạn. Phần nội dung nào không hiểu, các em có thể hỏi thầy cô bộ môn hoặc bạn bè. Ngoài ra, hai nam sinh phải bị phạt lao động công ích như quét lớp, lau hành lang...
- TS Nguyễn Thị Bích Hồng (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM): Xem xét vấn đề một cách hệ thống
Để quyết định hình thức kỷ luật, ban giám hiệu Trường THPT Giồng Ông Tố cần xem xét vấn đề một cách hệ thống.
Thứ nhất, cần tìm hiểu quá trình học tập, sinh hoạt của hai em từ giáo viên chủ nhiệm, bộ môn, cha mẹ hai em... để có thể nhận định hành động đó là bộc phát hay bản chất các em hư hỏng. Nếu là bản chất thì phải có liệu trình giáo dục rõ ràng.
Thứ hai, trường cũng nên tìm hiểu tâm tư của nữ sinh bị quay lén để hiểu được cảm xúc, nói rõ cho các em hiểu về hai bạn trai trên cũng như giúp các em nhận định mức độ vụ việc tồi tệ đến đâu.
Thứ ba, cần làm việc với phụ huynh cả hai phía để nghe họ trình bày ý kiến, đề xuất giải pháp giải quyết.
Thứ tư, trường cần nghe hai nam sinh thổ lộ về những lo lắng, ăn năn, tâm tư sau những việc đã làm, những khó khăn đang gặp phải.
Cuối cùng, hình thức kỷ luật học sinh phải đạt được mục đích giúp học sinh nhận ra việc làm của mình là sai và sửa sai, đồng thời mang tính chất răn đe những học sinh khác để không vi phạm như bạn mình.
- Ông Nguyễn Văn Hiếu (phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM): Tạo cơ hội cho học sinh sửa sai
Sở đã yêu cầu Trường Giồng Ông Tố báo cáo cụ thể vụ việc. Sau đó, sở sẽ làm việc với trường để tìm một hình thức kỷ luật hai nam sinh phù hợp với quy định, quy chế của Bộ GD-ĐT nhưng cũng tạo cơ hội cho học sinh sửa sai, được tiếp tục đến trường.
Quan điểm của cá nhân tôi là sẽ cho hai nam sinh chuyển trường khác - giúp ổn định tâm lý cho cả hai nam sinh và những nữ sinh trong vụ việc, tạo điều kiện cho các em học tập thoải mái.
Học sinh sai thì kỷ luật, không nên trừng phạt Kỷ luật khác với trừng phạt, kỷ luật trong môi trường giáo dục càng phải hết sức thận trọng vì có thể vực dậy hoặc dập tắt tương lai của một đứa trẻ Ngày 10-12, bà Trần Thị Ngọc Diễm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh An Giang, cho biết vừa có buổi làm việc với tập thể Trường...