Giảm giá bằng ‘chiếc pizza cỡ vừa’, thời trang hàng hiệu vẫn vắng bóng khách
Mặc dù các hãng thời trang đua nhau giảm giá thấp nhất 20% và cao nhất tới 70% nhằm hút khách trở lại, người đến xem có tăng, nhưng lượng mua không đáng kể.
Theo khảo sát của PV Infonet, tại nhiều cửa hàng thời trang trên các tuyến phố ở Hà Nội như phố Huế, Bà Triệu, Chùa Bộc… và tại các trung tâm thương mại, hầu hết các hãng thời trang đều treo biển giảm giá, khuyến mại tặng quà ồ ạt.
Chiêu thức hút khách là các tấm biển đề “chỉ còn nửa giá”, “giảm giá 70%”, “đồng giá 49k”, “đồng giá 69k”….
Nhiều hãng thời trang giảm mạnh “chỉ còn nửa giá”.
Thời trang Elise áp dụng đồng giá nhiều quần áo trẻ em và người lớn với các mức từ 49.000 đồng đến 699.000 đồng…
…nhưng cũng chỉ loáng thoáng khách vào mua.
Video đang HOT
Quần áo được giảm giá ở các cửa hàng thời gian đều là quần áo cộc tay mùa hè, nay thời tiết đã chuyển mùa nên các hãng thời trang Nem, Fiona, Emspo… áp dụng đồng giá từ 99.000 đồng, 199.000 đồng, 399.000 đồng/ tùy từng sản phẩm hay chương trình giảm giá từ 50%.
Bên cạnh việc giảm giá đó, có hãng thời trang còn kích cầu bằng việc áp dụng giảm thêm trên mỗi hóa đơn như hóa đơn có giá trị từ 1 triệu đồng lại được giảm thêm 5% và từ 2 triệu đồng được giảm thêm 15%.c hãng tung khuyến mãi để “đẩy” hàng tồn, hàng cũ để chuẩn bị trưng bày quần áo thu đông.
Hãng này cũng giảm giá mạnh đến 70% với nhiều mẫu của trẻ em và người lớn.
Hay hãng thời trang GenViet Jeans cũng xả hàng bằng việc áp dụng nhiều sản phẩm đồng giá 69.000 đồng, 99.000 đồng… trong khi trước đó, giá các sản phẩm này đều hàng trăm ngàn đồng.
Tuy nhiên, cũng có thương hiệu thời trang không treo biển giảm giá hay xả hàng mà dùng biển thông báo thay đổi giảm giá hoặc treo biển giá mua tốt nhất từ 120.000 đồng, từ 169.000 đồng….
Các chương trình giảm giá mạnh đều nhằm kích cầu người tiêu dùng, tuy nhiên cùng với việc cả thế giới và Việt Nam phải đối mặt với dịch bệnh, hơn nữa tháng này vẫn là tháng cô hồn nên nhiều người vẫn không quá quan tâm hoặc hạn chế mua sắm nên hầu hết tại các cửa hàng thời trang khách đến mua thưa vắng.
Hãng Mango áp dụng giảm giá 20% với điều kiện khách hàng phải mua combo 2 sản phẩm.
Ngoài các sản phẩm thời trang quần áo, các hãng thời trang túi xách, giày dép cũng đồng loạt giảm giá mạnh như Charles&Keith giảm từ 50% tùy từng sản phẩm
hay Elly bán các sản phẩm đồng giá từ 399.000 đồng…
Tất cả các cửa hàng đều áp dụng giảm giá đến ngày 20/9 hoặc hết tháng 9, tức là thời điểm qua tháng 7 Âm lịch – tháng cô hồn.
Một nhân viên bán hàng tại cửa hàng thời trang có tiếng ở trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Times City cho biết, từ khi hãng tung các chương trình giảm giá thì khách đến xem có tăng, nhưng lượng mua không đáng kể. Nếu như cửa hàng trước đây phải có 3 nhân viên, thậm chí là 4 nhân viên bán hàng ở thời điểm cao điểm nhưng do vắng khách nên cũng chỉ còn 2 nhiên viên mỗi ca làm.
Thời trang Hè giảm sâu vẫn ế
Dù mới cuối tháng 6 Âm lịch nhưng thời điểm này, các nhãn hàng thời trang đã đồng loạt giảm giá xả hàng Hè. Tuy nhiên, dù đã giảm giá sâu nhưng các cửa hàng đều vắng khách mua.
Khảo sát một số tuyến phố tập trung nhiều cửa hàng thời trang trên địa bàn Hà Nội như Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc, Cầu Giấy, Nguyễn Trãi, Bà Triệu... cả 2 bên đường đều đỏ rực các biển quảng cáo thời trang Hè giảm giá. Mỗi cửa hàng lại tung ra những chiêu giảm giá hút khách hàng khác nhau, như: Xả lỗ toàn bộ hàng Hè; giảm giá từ 50 - 70%, mua 2 tặng 1... Tuy nhiên, tất cả đều trong cảnh ế ẩm.
Chị Nguyễn Hạnh Dung, chủ một cửa hàng thời trang trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) cho hay: "Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh doanh của cửa hàng rất ảm đạm. Lượng hàng Hè tôi nhập về mới bán được 1/2. Vì thế, mục tiêu của chúng tôi đợt này là giảm giá sâu toàn bộ hàng Hè để nhập hàng Thu Đông về bán. "Nhiều sản phẩm chúng tôi giảm giá bằng, thậm chí là dưới giá nhập, tuy nhiên lượng khách đến cửa hàng vẫn rất thưa thớt. Doanh thu bán ra chỉ bằng 1/3 so với mọi năm" - chị Dung chia sẻ.
Cũng chung tình trạng buôn bán ế ẩm, chị Phương Thảo - chủ shop thời trang trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) chia sẻ, thông thường những đợt giảm giá này doanh số của cửa hàng sẽ tăng gấp 2 - 3 lần. Tuy nhiên đợt này doanh số giảm thê thảm. Nguyên nhân khiến tình trạng buôn bán ế ẩm là bởi thời điểm này các bạn học sinh, sinh viên đang được nghỉ Hè nên thiếu hụt một lượng lớn khách hàng. Thêm vào đó là tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhiều người cắt giảm chi tiêu những thứ không cần thiết cho gia đình. Vì vậy, từ đợt dịch bùng phát tới nay, các cửa hàng thời trang nói chung đều trong cảnh ế ẩm. "Căn cứ vào tình hình này, năm nay tôi cũng chủ động giảm lượng hàng Thu Đông nhập về" - chị Thảo cho biết.
Chị Nguyễn Ánh Tuyết, ở quận Đống Đa là một tín đồ chuyên săn đồ thời trang giảm giá cho hay: "Nếu như những đợt giảm giá trước, tôi thường đi tìm mua đồ cho mình và cả gia đình thì đợt này, do dịch Covid-19 đang bùng phát nên tôi hạn chế đến nơi công cộng". Theo kinh nghiệm của chị Tuyết, hàng giảm giá chủ yếu là hàng tồn, lỗi mốt, do đó cần dành nhiều thời gian, đi nhiều shop lựa chọn. Ngoài ra, có nhiều cửa hàng tranh thủ cơ hội này mang quần áo kém chất lượng, hàng lỗi hoặc hàng thùng về trà trộn vào để bán cùng. Vì thế, khi mua hàng, khách hàng cần lựa chọn kỹ càng, để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Tuần lễ vàng "săn" hàng hiệu giảm giá 70% Tháng khuyến mãi quốc gia Vietnam Grand Sale 2020 do Bộ Công Thương phát động là cơ hội vàng để người tiêu dùng mua sắm những sản phẩm chất lượng, giá ưu đãi, kích cầu tiêu dùng nội địa sau "mùa Covid" và đón chào mùa hè sôi động. Từ nay đến hết ngày 12/7 là Tuần lễ vàng để bạn làm mới...