Giám đốc điều hành Qualcomm xác nhận vẫn sẽ bán chip cho Huawei
Do bị gắn mác là mối đe dọa bảo mật quốc gia tại nhiều bang, Bộ thương mại Hoa Kỳ đã đưa Huawei vào danh sách đen Entity List vào hồi giữa tháng 5 vừa rồi.
Điều này dẫn đến việc nhà sản xuất đến từ Trung Quốc này không thể tiếp cận với chuỗi cung ứng đến từ Mỹ, khiến họ không còn cơ hội vượt mặt Samsung để trở thành công ty sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới. Ngay cả dòng smartphone flagship Mate 30 mới của Huawei cũng không thể đưa các dịch vụ Google Play lên phiên bản Android mà chúng sử dụng do ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Điều này đồng nghĩa rằng những chiếc điện thoại này không có các ứng dụng cốt lõi của Google, bao gồm Play Store, Search, YouTube, Gmail, Maps hay một vài cái tên khác. Để thay thế, những chiếc điện thoại này buộc phải sử dụng một phiên bản Android mã nguồn mở được tích hợp thêm một kho phân phối ứng dụng của riêng Huawei, App Gallery.
Một số công ty tại Mỹ đã cắt quan hệ với Huawei bên cạnh Google, như Intel, Qualcomm và Micron. Năm ngoái, Huawei đã chi 11 tỉ USD cho các linh kiện và phần mềm từ những công ty Mỹ này. Một ví dụ điển hình: Huawei đó chính là khách hàng lớn nhất của Micron trong năm ngoái. Thế nên, với việc cắt quan hệ, họ sẽ mất đi phần lợi nhuận này. Một công ty Mỹ khác vẫn bán sản phẩm của mình cho Huawei đó chính là Qualcomm. CEO tại công ty thiết kế chup này, Steve Mollenkopf, gần đây đã cho Phone Arena biết rằng trên thực tế, họ đang cung cấp các linh kiện không thuộc dạng bị cấm cho Huawei.
Qualcomm muốn ký hợp đồng cung ứng dài hạn với Huawei
Video đang HOT
Hồi tháng 5 vừa rồi, Mỹ đã công bố thời hạn 90 ngày cho một số nhà cung cấp của Huawei nhận được một giấy phép đặc biệt từ Bộ Thương mại, cho phép họ bán những linh kiện và phần mềm “cần thiết để duy trì và hỗ trợ các thiết bị và mạng hiện đang có hoạt động tốt, bao gồm các bản vá và cập nhật phần mềm”. Việc cho phép 3 tháng miễn trừ này cũng “cần thiết để cung cấp dịch vụ và hỗ trợ, bao gồm cập nhật hay vá phần mềm cho các thiết bị hiện có của Huawei”. Khi thời hạn 90 ngày đầu tiên hết hiệu lực, giai đoạn 90 ngày tiếp theo sẽ buộc 130 công ty Mỹ phải xin phép lại một giấy phép đặc biệt.
Mollenkopf cho biết, Qualcomm mong muốn đạt được thỏa thuận dài hạn với Huawei, nhưng điều đó rõ ràng lại còn phụ thuộc vào Tổng thống Donald Trump. Huawei vốn được coi là một mối đe dọa với an ninh quốc gia Hoa Kỳ, khiến Mỹ buộc phải đưa công ty này vào danh sách đen Entity List. Thực tế, Mỹ lo ngại chính phủ cộng sản Trung Quốc có thể yêu cầu Huawei thu thập thông tin tình báo cho họ. Điều này dẫn đến các thông tin đề cập đến việc backdoors có chứa trong những thiết bị cầm tay và thiết bị mạng có thể gửi thông tin về nhiều người dùng và tập đoàn ở Mỹ đến Bắc Kinh. Công ty đến từ Trung Quốc này nhiều lần phủ nhận về thông tin này và CEO Liang Hua tại Huawei cũng đã đề nghị ký hợp đồng “No-Spy” (Không Gián điệp) tại một vài quốc gia.
Chính ông Trump đã ám chỉ rằng Huawei có thể được tận dụng như một con “con cờ” để tăng vị thế của Mỹ trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với Trung Quốc. Giám đốc điều hành tập đoàn tiêu dùng Huawei, Richard Yu, dường như cũng nghĩ đến điều đó. Gần đây, Yu cho hay rằng nếu Huawei được xóa khỏi danh sách Entity List, họ có thể gửi bản cập nhật phần mềm Android cho Mate 30 trong một đêm, bao gồm các dịch vụ Google Play trên Android cùng những ứng dụng Google cốt lõi.
Dù không rõ chính xác linh kiện nào mà Qualcomm cung cấp cho Huawei, thế nhưng, nhà sản xuất điện thoại này từng sử dụng nhiều con chip Snapdragon cho một số mẫu smartphone không phải flagship. Huawei đã tự mình thiết kế những con chip Kirin của riêng mình và được TSMC sản xuất. Một số thiết kế sử dụng cho con chip này đã được xin phép giấy phép từ ARM Holdings (Anh) trước đó. Dù không phải là một công ty Hoa Kỳ, thế nhưng, ARM vẫn đang sử dụng công nghệ Mỹ và họ buộc phải cắt quan hệ với Huawei vào hồi tháng 5.
Theo VN Review
Động thái tiết lộ Huawei khó ra khỏi 'danh sách đen' của Mỹ
Một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã yêu cầu nhân viên của mình ngừng trao đổi về các tiêu chuẩn công nghệ và kỹ thuật với các đối tác tại Tập đoàn viễn thông Huawei, để hưởng ứng 'danh sách đen' gần đây có tên công ty công nghệ Trung Quốc.
Ảnh minh họa.
Theo đó, các nhà sản xuất chip Intel và Qualcomm, công ty nghiên cứu di động InterDigital Wireless và nhà mạng Hàn Quốc LG đã hạn chế nhân viên tham gia các cuộc gặp gỡ không chính thức với Huawei. Các cuộc thảo luận như vậy là một phần thường xuyên của những diễn đàn quốc tế, nơi tập hợp của các kỹ sư nhằm thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công nghệ truyền thông, bao gồm cả thế hệ mạng di động tiếp theo là 5G.
Đáng nói, Bộ Thương mại Mỹ - cơ quan đã đưa Huawei vào danh sách hạn chế mua bán và chuyển giao công nghệ nếu không đáp ứng được các yêu cầu của chính phủ - đã không cấm các hình thức liên lạc giữa công ty Mỹ với Huawei. Bộ này được cho là đã nhấn mạnh vấn đề này khi nhận được câu hỏi của Reuters.
Theo một số chuyên gia trong ngành, các hạn chế mới có thể làm chậm việc triển khai 5G, dự kiến sẽ cung cấp năng lượng cho mọi thứ, từ truyền video tốc độ cao đến xe tự lái.
Tại một cuộc họp tiêu chuẩn 5G tuần trước tại Newport Beach, California, những người tham gia đã bày tỏ sự báo động với Reuters rằng việc hợp tác lâu dài giữa các kỹ sư - yếu tố không thể thiếu cho điện thoại và mạng để kết nối toàn cầu - có thể trở thành nạn nhân của một cuộc chiến toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo KTĐT
Trung Quốc sắp phát hành danh sách đen, nhắm vào công ty Mỹ đã làm tổn thương Huawei Tình hình thương chiến giữa hai quốc gia lại leo thang lên một cấp độ mới. Phía Trung Quốc cũng sẽ lập danh sách cấm vận các công ty Mỹ, trả đũa vụ Huawei. Tờ Nikkei đưa tin, Trung Quốc sắp sửa tung ra một bản danh sách đen (Entity List) của riêng mình, nhắm trực tiếp vào các cá nhân, tập đoàn,...