Giảm áp lực kiểm tra, đánh giá học sinh
Thời điểm hiện tại, các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TPHCM đang dồn sức chuẩn bị cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 năm học 2021-2022.
Nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá đã được tổ chức, hướng đến mục tiêu giảm áp lực và phát huy tinh thần tự giác của học sinh.
Linh động hình thức kiểm tra
Em Nguyễn Ngọc Thảo, học sinh lớp 9, Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình), cho biết, mỗi môn học em được giáo viên hướng dẫn một hình thức kiểm tra, lấy điểm khác nhau. Trong đó, 2 môn giáo dục thể chất và mỹ thuật yêu cầu học sinh tự thực hiện hoạt động hoặc sản phẩm tại nhà, sau đó quay video, chụp hình sản phẩm gửi cho giáo viên.
Đối với các môn Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh, em sẽ thực hiện bài trắc nghiệm kiểm tra kiến thức thông qua đường link giáo viên cung cấp, thời gian kiểm tra rải đều trong nhiều tuần giúp học sinh có nhiều thời gian chuẩn bị, không cảm thấy áp lực khi kiểm tra, đánh giá giữa kỳ.
Riêng các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý và Hóa học, giáo viên kết hợp bài kiểm tra giữa kỳ với các bài kiểm tra, sản phẩm học tập đã thực hiện trong các tuần trước đó, giúp kết quả đánh giá toàn diện và chính xác hơn.
Học sinh lớp 1/1, Trường Tiểu học Đống Đa (quận Tân Bình) hào hứng tham gia một tiết học trực tuyến
Video đang HOT
Tương tự, tại Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (quận 1), thầy Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin, học sinh sẽ kiểm tra, đánh giá giữa kỳ bằng hệ thống LMS (một trong các phần mềm quản lý học tập trực tuyến – PV). Trong đó, đề thi các môn tập trung ở 2 mức độ nhận biết và thông hiểu, chưa áp dụng vận dụng thấp và vận dụng cao do một số hạn chế trong giai đoạn dịch bệnh.
Lịch kiểm tra các môn học sẽ phân bổ đều trong 3 tuần 9, 10 và 11 theo quy định chương trình của Bộ GD-ĐT. Trước đó, các tổ chuyên môn đã xây dựng đề thi kết hợp cả hai hình thức tự luận và trắc nghiệm. Trường hợp học sinh gặp trục trặc về kỹ thuật trong thời gian làm bài hoặc chưa hài lòng với bài làm ở lần 1, các em sẽ được kiểm tra lại vào một thời điểm khác do giáo viên bộ môn quyết định.
“Điểm kiểm tra được tính theo kết quả bài làm cuối cùng nên sẽ giảm áp lực cho học sinh, gián tiếp ngăn chặn nguy cơ gian lận vì học sinh còn nhiều cơ hội cải thiện điểm số”, thầy Khoa nói.
Cũng với mục tiêu giảm áp lực cho học sinh, Trường THCS Lạc Hồng (quận 10) chủ động sắp xếp lịch kiểm tra giữa kỳ theo nhóm các môn học. Cụ thể, các môn khoa học xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) được sắp xếp kiểm tra trong một tuần, sau đó các môn tự nhiên (Toán, Hóa học, Vật lý, Sinh học) kiểm tra sau để làm giảm mật độ, không dồn dập kiểm tra trong cùng thời điểm, gây mệt mỏi cho học sinh.
Ngoài ra, thời gian kiểm tra sẽ do giáo viên linh động sắp xếp, có thể kiểm tra cả vào buổi tối để phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của học sinh. Riêng tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1), hiện nay các tổ bộ môn đang xây dựng ngân hàng đề thi để chuẩn bị cho việc kiểm tra giữa học kỳ 1 sẽ diễn ra vào đầu tháng 11. Ở một số trường, học sinh được tham gia các buổi thi thử để rà soát thiết bị, đường truyền trước khi thực hiện bài thi chính thức.
Giáo dục tính trung thực và tự giác cho học sinh
Liên quan đến việc đảm bảo tính công bằng cho học sinh khi tổ chức kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến, thầy Cao Đức Khoa cho biết, các trường đều có quy định cụ thể về thời gian kiểm tra (link kiểm tra chỉ mở khi bắt đầu tính thời gian làm bài và được khóa lại ngay khi kết thúc thời gian làm bài), yêu cầu học sinh bật camera, phân công cán bộ coi thi giám sát qua màn hình trực tuyến…
Tuy nhiên, các thầy, cô luôn kêu gọi sự trung thực và ý thức tự giác của mỗi học sinh. Thông qua việc kiểm tra trực tuyến, học sinh sẽ được giáo dục về ý thức và tinh thần trách nhiệm đối với việc học. Bên cạnh đó, theo thầy Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng (quận 10), nếu đề thi thiết kế theo hình thức kiểm tra khả năng học thuộc lòng sẽ tạo điều kiện cho học sinh sử dụng quyền trợ giúp từ người thân hoặc các công cụ tìm kiếm.
Ngược lại, nếu đề thi thiết kế theo hướng hiểu và vận dụng kiến thức, đồng thời có giới hạn thời gian phù hợp thì sẽ buộc học sinh tập trung vào việc làm bài hơn là xoay xở tìm quyền trợ giúp. Do đó, thay vì tìm các giải pháp ngăn ngừa gian lận, giáo viên cần đổi mới nội dung và hình thức ra đề, phát huy vai trò của các tổ bộ môn để tìm được công cụ và phương pháp kiểm tra phù hợp.
Đồng quan điểm, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), bày tỏ, trong quá trình dạy học, giáo viên là người cảm nhận rõ ràng nhất khả năng học tập của học sinh. Nếu dựa vào các yếu tố về công nghệ để đánh giá mức độ trung thực của học sinh sẽ không công bằng với những trường hợp học sinh gặp khó khăn về thiết bị. Vì vậy, trong giai đoạn học tập trực tuyến, việc kiểm tra, đánh giá cần tổ chức nhẹ nhàng theo tinh thần “học gì thi đó”, không gây áp lực cho học sinh.
Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Phó trưởng Phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM), cho biết, theo quy định hiện nay của Bộ GD-ĐT, học sinh được đánh giá thông qua 2 hình thức là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Trong đó, đánh giá thường xuyên được dựa trên hồ sơ học tập, kết quả thực hiện các dự án, sản phẩm học tập, tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau trong suốt quá trình học tập. Vì vậy, kiểm tra định kỳ chỉ là một trong những cơ sở đánh giá, giáo viên không sử dụng kết quả bài thi định kỳ để đánh giá toàn bộ quá trình học tập của học sinh.
Học trực tuyến: Cần biết vận dụng sức mạnh của môi trường số
Các chuyên gia cho rằng, khi học trực tuyến, ngoài SGK, giáo viên và học sinh có thể tham khảo thêm nhiều học liệu đa dạng trên internet qua những kênh chính thống, giúp phong phú, sinh động các bài học.
Trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài, để giúp học sinh thích ứng với việc học từ xa, nhiều giáo viên đã hướng dẫn học sinh tìm đến các nguồn học liệu trực tuyến từ Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và các đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến.
Bảo Minh, học sinh lớp 9 trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, ngoài giờ học trực tuyến trên lớp, em và các bạn trong lớp thường dành thời gian để ôn luyện các bộ đề từ nhiều nguồn học liệu khác nhau. Đó có thể là các bài tập tự luận môn Văn, Toán hay bài thi trắc nghiệm để học sinh tự làm ở nhà.
"Trong thời gian học trực tuyến, việc tương tác với thầy cô để trao đổi bài tập bị hạn chế hơn nhiều so với học trực tiếp, từ đó yêu cầu mỗi học sinh cần chủ động hơn nữa trong việc học. Là năm học cuối cấp, chuẩn bị bước vào kỳ thi lớp 10, em rất lo lắng nên thường chủ động tìm thêm các nguồn học liệu khác để tham khảo, trong đó có các bộ đề thi của các năm để luyện tập. Một số kênh, ngoài đề thi có cung cấp cả đáp án để học sinh có thể đối chiếu, học hiệu quả hơn", Minh cho biết.
Ảnh minh họa.
Cô Trương Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Trung Yên (Hà Nội) cho hay, khi chuyển từ dạy và học trực tiếp sang dạy và học trực tuyến, cần xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp, thay đổi phương thức giảng dạy, trong đó cũng cần đa dạng hơn những ngữ liệu bài học, tạo sự phong phú, sinh động, tăng thêm hứng thú với học sinh.
Cô Hiền cho rằng, việc học trực tuyến đặt ra không ít thách thức với học sinh và giáo viên khi đã quen với các phương pháp dạy và học truyền thống, song nếu biết tận dụng các tài nguyên số có sẵn trên internet, có thể tạo ra những bài học thú vị hơn, thu hút học sinh tốt hơn khi học trực tuyến. Hiện nay trên internet có rất nhiều các trang cung cấp học liệu khác nhau, tuy nhiên giáo viên và học sinh cần biết cách chọn lọc để có những tài liệu chất lượng, phù hợp với chương trình học.
Qua 2 năm liên tiếp giãn cách do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Trường THCS Nam Trung Yên và các giáo viên đã chủ động giúp học sinh tìm hiểu và làm quen nhiều kho học liệu điện tử. Bản thân nhà trường cũng có nguồn học liệu riêng, được xây dựng từ việc tham khảo, chắt lọc từ nguồn học liệu trên các website uy tín và cả trên mạng xã hội. Thông qua nguồn học liệu này, học sinh dễ dàng tự nghiên cứu, rèn kĩ năng tự học để thích ứng với hoàn cảnh dịch bệnh.
Mới đây, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đã bổ sung thêm hàng nghìn bài giảng trên truyền hình và bài giảng điện tử tương tác cho học sinh sử dụng trên Hệ thống học và thi trực tuyến HanoiStudy. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng công bố nguồn bài giảng số phục vụ việc dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1 và lớp 2, giúp phụ huynh hướng dẫn con rèn nét chữ một cách có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức giáo dục uy tín cũng cung cấp các bài giảng, tài liệu học để hỗ trợ học sinh.
Từ kinh nghiệm trong công tác dạy học trực tuyến cho học sinh phổ thông trong nhiều năm qua, ông Phạm Giang Linh, Tổng Giám đốc Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết: "Để hoạt động giảng dạy của thầy cô được hiệu quả, nội dung bài học nên được xây dựng với thời lượng nhỏ, tùy chỉnh cách thức sao cho phù hợp với từng độ tuổi khác nhau, giúp học sinh nâng cao hiệu quả tiếp thu.
Với học sinh tiểu học, nội dung kiến thức được thể hiện dưới dạng hoạt họa, với thời lượng rất ngắn chỉ vài phút để học sinh nắm được nội dung kiến thức một cách nhanh nhất. Ở bậc THCS thì nội dung tập trung vào kiến thức nền tảng, xây dựng bám sát khung chương trình giáo dục phổ thông, đi từ kiến thức cơ bản vào vấn đề thực tế để giúp học sinh dễ dàng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Theo ông Linh kiến thức học tập nên được truyền tải không chỉ dưới dạng text, hay video thu hình bài giảng sẵn của các thầy cô, mà còn được hoạt hình hóa, sơ đồ hóa, hay thậm chí một số nội dung còn được phim hóa sao cho gần gũi, tiếp cận với học sinh một cách tốt nhất./.
Chấm thi tốt nghiệp THPT: Thảo luận kỹ, tránh sai sót Nhiều địa phương đang trong quá trình chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT (đợt 1). Nhấn mạnh về tầm quan trọng của công tác này, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, việc chấm thi phải thảo luận kỹ, tránh sai sót, đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh. Năng lực của cán bộ chấm thi rất...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

HLV Alonso ra phán quyết về Modric
Sao thể thao
19:56:08 20/05/2025
Bỏ án tử hình với 4 tội danh: 'Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào'
Tin nổi bật
19:42:58 20/05/2025
Lại thêm 1 dự án khủng điêu đứng vì Thùy Tiên, netizen đồng loạt gọi tên một người
Hậu trường phim
19:36:45 20/05/2025
Cuộc sống vợ chồng của nam nghệ sĩ Việt lấy vợ hơn 3 tuổi, có 1 con riêng
Sao việt
19:29:03 20/05/2025
Vợ Quang Hải phẫu thuật thẩm mỹ bị nhầm Hòa Minzy, vợ Văn Hậu khoe đẹp tự nhiên
Netizen
19:23:02 20/05/2025
Muôn vẻ cách lên đồ với họa tiết kẻ sọc cho nàng sành điệu
Thời trang
18:05:34 20/05/2025
Shin Seung Ho xuất thân vệ sĩ Irene, 5 năm thăng cấp thành sao, visual cỡ nào?
Sao châu á
18:03:49 20/05/2025
Diddy lộ thỏa thuận bí mật, chi 100.000 USD 'bịt miệng', 2 ái nữ làm điều sốc?
Sao âu mỹ
18:03:40 20/05/2025
Châu Âu hoan nghênh Vatican sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga - Ukraine
Thế giới
17:47:08 20/05/2025
Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển
Pháp luật
17:18:29 20/05/2025