Giải tỏa nỗi lo khó tìm việc
Buổi giao lưu trực tuyến thứ 3 trong chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2013″ của Báo Người Lao Động đã giải đáp cặn kẽ 150 câu hỏi của thí sinh, trong đó có nhiều câu hỏi quan tâm đến việc làm sau tốt nghiệp.
Hàng trăm câu hỏi của thí sinh (TS) tập trung vào cơ hội việc làm của các ngành học trong buổi giao lưu trực tuyến thứ 3 với chủ đề “Chọn ngành theo nhu cầu xã hội” do Báo Người Lao Động phối hợp với Trường ĐH Lạc Hồng tổ chức sáng 26-1 đã khiến cho các chuyên gia tư vấn phải thốt lên: “TS năm nay rất thực tế và cũng rất biết lo xa!”.
Các chuyên gia trả lời thí sinh tại buổi giao lưu trực tuyến ngày 26-1
Ảnh: TẤN THẠNH
Ngành nào dễ tìm việc?
Rất nhiều câu hỏi cho thấy TS đã nhắm vào những ngành cụ thể và nếu nắm rõ hơn về cơ hội việc làm sẽ giúp TS tự tin hơn khi quyết định. TS Hoàng Phương hỏi: “Có phải chỉ tiêu các ngành kinh tế giảm thì điểm chuẩn sẽ tăng không? Em định thi ngành tài chính ngân hàng nhưng nghe nói ra trường sẽ thất nghiệp, vậy có nên chọn hay không?”.
Tiến sĩ Phan Ngọc Minh, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TPHCM, cho biết năm 2013, trường tuyển 600 chỉ tiêu đối với ngành tài chính – ngân hàng. Điểm chuẩn thường phụ thuộc vào tỉ lệ chọi và chất lượng TS dự thi (số lượng TS khá, giỏi nhiều hay ít). TS cứ học khá, giỏi từ những trường đào tạo có uy tín thì không lo thất nghiệp.
TS Vũ Văn Việt hỏi: “Ngành kỹ thuật hạt nhân là học gì? Ngành này chắc là thất nghiệp vì hạt nhân ở Việt Nam còn xa lạ?”. Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho biết ngành kỹ thuật hạt nhân tuyển sinh theo nhu cầu phát triển xã hội.
Video đang HOT
Ngành này đào tạo chuyên môn về lý thuyết và có năng lực thực hành cao, ứng dụng về kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác trong y học, công nghiệp, nông nghiệp, sinh học và năng lượng hạt nhân. Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc trong các viện nghiên cứu khoa học, sở khoa học và công nghệ, bệnh viện, lò phản ứng hạt nhân…
Quan tâm ngành mới
Nhiều TS tỏ ra nhanh nhạy khi nắm bắt kịp thời thông tin về ngành mới. Một TS hỏi: “Trường ĐH Lạc Hồng năm nay tuyển mới ngành dược sĩ hệ ĐH thì cơ hội trúng tuyển lẫn cơ hội việc làm của ngành học có cao không?”. Thạc sĩ Hồ Viễn Phương, Phó trưởng Phòng Đào tạo của trường, cho biết: Dược học (dược sĩ trình độ ĐH) thi hai khối A và B với chỉ tiêu là 150 sinh viên.
Điểm trúng tuyển sẽ được xác định tùy theo số lượng sinh viên tham gia thi vào ngành này. “Có thể nói đây là ngành học dễ tìm việc ở các bệnh viện, trạm y tế, trung tâm sức khỏe hoặc có thể mở nhà thuốc để kinh doanh cá nhân… Hiện ở khu vực Đông Nam Bộ, chỉ có Trường Đại học Y Dược TPHCM và Trường ĐH Lạc Hồng đào tạo dược sĩ ở trình độ ĐH” – thạc sĩ Phương nhấn mạnh.
“Em rất muốn thi vào khoa công trình giao thông nhưng người ta nói con gái nên chọn ngành nhẹ nhàng, nữ tính. Vậy theo thầy em có nên thi không?”, trước câu hỏi này, thạc sĩ Trần Thiện Lưu, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH GTVT TPHCM, cho rằng tại khoa công trình giao thông sẽ có nhiều sự lựa cho phái nữ như chuyên ngành xây dựng đường bộ, xây dựng cầu hầm, xây dựng đường sắt metro, quy hoạch và thiết kế công trình giao thông, xây dựng công trình thủy…
“Ngành kỹ thuật nam nhiều hơn nữ nhưng đôi khi đấy lại là thế mạnh cho phụ nữ khối kỹ thuật. Hãy cứ mạnh dạn lựa chọn nếu TS thực sự thích ngành học và có khả năng. Điều đó sẽ giúp TS đạt được kết quả học tập, nghiên cứu tốt nhất trong giai đoạn sinh viên và sẽ có cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường và trên hết đấy là sự hạnh phúc với những gì em đã suy nghĩ lựa chọn hôm nay” – thạc sĩ Lưu cho biết.
Tùy thuộc sức học và năng lực
Rất nhiều câu hỏi mang tính hướng nghiệp được ban tư vấn giải đáp nhiệt tình. TS Nguyễn Phú hỏi: “Hiện nay ngành nào có nhu cầu nhân lực cao? Em nghe nói hiện kinh tế đang thừa nhân lực vậy rất nhiều người sẽ không học ngành này?”. Tiến sĩ Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác Sinh viên, ĐH Quốc gia TPHCM, cho rằng thực tế nhiều năm qua, học sinh chọn các ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh – quản lý đều mơ tưởng đến việc làm tốt, lương cao, thăng tiến… mà chưa quan tâm đến năng lực của chính bản thân mình, sức học của mình. Chính xuất phát điểm sai lầm này nên nhiều em khi tốt nghiệp đã rất khó khăn trong chinh phục nhà tuyển dụng, trong khi nếu chọn đúng ngành học phù hợp với sở trường thì cơ hội nghề nghiệp sẽ cao hơn. Bên cạnh kiến thức, sinh viên cần chuẩn bị thật tốt những kỹ năng khác mới có cơ hội việc làm cao.
THÙY VINH
Theo Giao duc
Chọn ngành vừa sức
Tại buổi tư vấn thứ hai trong chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2013" của Báo Người Lao Động, thí sinh quan tâm rất cụ thể về ngành học dễ đậu và cơ hội có việc làm
Với sự tham gia của chuyên gia tư vấn, hướng nghiệp đến từ các trường ĐH đào tạo nhiều lĩnh vực khác nhau, buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề Tuyển sinh ĐH - CĐ 2013: Cơ hội nào cho thí sinh? do Báo Người Lao Động phối hợp với Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM (HUTECH) tổ chức chiều 24-1 đã thu hút hàng trăm câu hỏi của thí sinh (TS), trong đó hơn 150 câu hỏi đã được giải đáp.
Ngành nào nhiều cơ hội trúng tuyển?
Rất nhiều TS đặt câu hỏi về những ngành có nhiều cơ hội trúng tuyển. TS Trần Minh Vy (vyminh@...) hỏi: "Em học giỏi khối B, nên thi vào ngành nào dễ trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM?". Thạc sĩ Tạ Quang Lâm, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng có 2 ngành của trường thi khối B là sư phạm sinh học và hóa học, trong đó ngành hóa học dễ trúng tuyển hơn ngành sinh học.
Một TS quan tâm đến ngành bác sĩ đa khoa và hỏi ngành này cần có tố chất, năng khiếu gì? Học lực thế nào có thể đậu vào Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch? Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà, phó trưởng Phòng Đào tạo của trường, cho rằng bác sĩ đa khoa là ngành khoa học kỹ thuật tổng hợp đòi hỏi sức khỏe, trình độ chuyên môn, thẩm mỹ, nghệ thuật, lòng thương người...
Ban tư vấn tuyển sinh trả lời trực tuyến. Ảnh: TẤN THẠNH
Muốn trúng tuyển vào ngành đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TS phải có học lực từ khá, giỏi trở lên (điểm chuẩn trúng tuyển năm 2011 là 22 điểm, năm 2012 là 21,5). Tuy nhiên, với học lực trung bình - khá (6-6,9 điểm/môn thi) thì TS có cơ hội vào ngành điều dưỡng - kỹ thuật y học vì ngành này điểm chuẩn trúng tuyển năm 2011 là 18 điểm, năm 2012 là 14,5.
TS Nguyên An (annguyen@...) hỏi: "Khả năng của em thi được khoảng 17 điểm khối C. Vậy nên dự thi vào ngành nào của Trường ĐH Luật TPHCM?". Phó giáo sư - tiến sĩ Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật, giải đáp: Trường ĐH Luật TPHCM tuyển sinh 3 ngành là luật, quản trị - luật và ngành quản trị kinh doanh, TS dự thi khối C do đó chỉ có thể đăng ký dự thi vào ngành luật. Điểm chuẩn của ngành luật năm 2012 là 19.
Băn khoăn đầu ra
Không chỉ quan tâm đến điểm đầu vào các ngành học, TS cũng băn khoăn đến cơ hội việc làm sau khi ra trường. TS Mai Thanh (Đồng Nai) hỏi: "Hiện nay các ngành xã hội khó xin việc phải không? Em thi khối C (điểm tổng kết các môn khối này trên 7) mà không biết thi vào ngành nào dễ xin việc?".
Tiến sĩ Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TPHCM, cho rằng trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, người giỏi trong lĩnh vực xã hội, nhân văn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến. Các ngành xã hội thường thi tuyển khối C, D1. Với sức học trên, TS có nhiều cơ hội lựa chọn vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Luật TPHCM...
TS Phương Chi (phuongchi@...) đặt câu hỏi khó cho ban tư vấn: "Gần đây, giáo viên mới ra trường xin được việc làm tỉ lệ bao nhiêu? Giáo viên mới ra trường tự tìm kiếm nhiệm sở hay do Sở GD-ĐT TPHCM phân công và khu vực nội thành còn có nhu cầu về giáo viên toán nữa không? Ngành nào các trường còn thiếu giáo viên?".
Thạc sĩ Tạ Quang Lâm cho biết công việc tuyển dụng giáo viên một số bộ môn có nơi thừa, nơi thiếu. "Theo tôi được biết, việc tuyển dụng giáo viên còn phụ thuộc nhiều yếu tố như kết quả tốt nghiệp loại nào, xin tuyển về quận, huyện nào... Hiện nay, thiếu giáo viên nhiều nhất là ngành giáo dục mầm nom, giáo dục tiểu học, sư phạm tin học, quốc phòng - an ninh. Sinh viên sư phạm vẫn được miễn học phí, khi ra trường được phân công về các sở GD-ĐT, căn cứ vào nhu cầu, các sở sẽ phân công cụ thể" - ông Lâm nói.
Theo Lao động
Bằng đỏ vẫn thất nghiệp Bốn, năm năm học đại học, ra trường với tấm bằng loại ưu nhưng nhiều sinh viên vẫn long đong tìm việc mà chưa đâu vào đâu. Bằng ưu về quê... làm hương vòng Tốt nghiệp Trường CĐ Y tế Ninh Bình với bằng giỏi, Thảo hăm hở mang hồ sơ đi đến các bệnh viện nhưng rồi 4,5 lần cứ mang hồ...