Giải thưởng hơn 600 triệu đồng cho các ý tưởng hay vì giáo dục
Từ 15 công trình lọt vào chung kết, “Tri thức trẻ vì giáo dục” chọn ra tối đa 5 công trình xuất sắc để trao 100 triệu đồng mỗi giải.
Từ tháng tư đến tháng hết tháng 10, cuộc thi Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 đã nhận 401 công trình, sáng kiến của 400 tác giả, nhóm tác giả từ 60 tỉnh, thành cả nước.
Từ 15 công trình vào vòng chung kết, ban giám khảo chung khảo chọn ra tối đa 5 công trình xuất sắc nhất. Kết quả về 5 công trình này sẽ được công bố trong Lễ trao giải Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 diễn ra vào tối ngày 11/11/2018 tại Hà Nội.
Ông Đỗ Việt Hùng – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thành viên Hội đồng sơ khảo Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 cho biết: “Các công trình năm nay có chất lượng tốt, chủ yếu khắc phục hạn chế hiện nay của ngành và đề xuất ý tưởng mới để nâng cao chất lượng dạy học”.
Chia sẻ về lý do dành nhiều tâm huyết sáng tạo cho Tri thức trẻ vì giáo dục, tác giả Nguyễn Nga Nhi nói: “Tham gia cuộc thi, tôi có cơ hội giới thiệu rộng rãi công cụ toán tương tác của mình đến với học sinh”.
Hội đồng chung khảo Tri thức trẻ vì giáo dục 2018.
Video đang HOT
Theo thông tin từ ban tổ chức, tại vòng chung kết, tác giả của 15 công trình này có tối đa 5 phút trình bày trước ban giám khảo chung khảo về công trình, sáng kiến và trả lời phỏng vấn. Từ đó, ban giám khảo chọn ra tối đa 5 công trình xuất sắc để trao giải thưởng 100 triệu đồng mỗi giải. Tổng giải thưởng cả chương trình hơn 600 triệu đồng.
Tiêu chí chọn ra các công trình xuất sắc là tính mới và tính khả thi. Đồng hành cùng cuộc thi suốt những năm qua, ông Nguyễn Quân – Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết hầu hết sản phẩm vào vòng chung kết của năm 2016 và 2017 có tính khả thi cao và kỳ vọng ban tổ chức sẽ hỗ trợ tối đa để các công trình này ứng dụng vào dạy học.
Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục 2018″ do Trung ương Đoàn phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức nhằm khuyến khích các trí thức trẻ dưới 35 tuổi đóng góp cho ngành giáo dục.
Ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long.
Ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long, đại diện đơn vị tổ chức chương trình cho biết, số lượng hơn 1.000 ý tưởng nhận được trong 3 năm qua với chất lượng công trình ngày càng tăng đã thể hiện sức hút của chương trình. Đồng thời, trong khả năng của mình, Tri thức trẻ vì giáo dục cũng đã hỗ trợ nhiều công trình hay ứng dụng vào hoạt động dạy và học. Đây là một tín hiệu khả quan để tiếp tục triển khai chương trình trong thời gian tới.
Thế Đan
Theo VNE
Hai học sinh lớp 9 chế tạo máy in 3D siêu rẻ
Hai học sinh lớp 9 đến từ trường THCS Vân Đồn (quận 4, TP.HCM) đoạt giải nhất hội thi nghiên cứu khoa học cấp quận năm 2018 với công trình máy in 3D siêu rẻ.
Công trình nghiên cứu máy in 3D siêu rẻ đã gây ngỡ ngàng cho cả ban tổ chức, giám khảo khi chỉ thực hiện vỏn vẹn trong thời gian một tháng 5 ngày. Chủ nhân của sáng kiến này là 2 học sinh lớp 9 Trần Phạm Khánh Duy và Đặng Hoàng Minh Nhật, đến từ trường THCS Vân Đồn.
Theo nhóm nghiên cứu, in 3D được mệnh danh là công nghệ của tương lai. Từ khi được tạo ra, công nghệ in 3D đã vượt qua mọi giới hạn, thực hiện hóa rất nhiều ý tưởng của con người. Công nghệ in 3D được phổ biến rộng rãi trong trong các lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, nghệ thuật, kiến trúc... Tuy nhiên, giá thành của chiếc máy này khá cao.
Máy in 3D siêu rẻ của 2 học sinh lớp 9. Ảnh: Người Lao Động.
Theo Trần Phạm Khánh Duy, trên thị trường, loại máy này có giá từ 10 triệu đồng trở lên, không phù hợp điều kiện kinh tế của các trường THCS.
Trong khi đó, rất nhiều học sinh thật sự cần những vật mẫu sống động hơn là những hình ảnh đơn điệu trong SGK.
Hiểu được nhu cầu đó, Duy cùng Nhật nghiên cứu, lắp ráp máy in 3D phục vụ cho việc dạy học ở trường phổ thông.
Trong quá trình nghiên cứu, các em phải so sánh tính chất vật lý của các vật liệu để định hướng, chọn lựa các loại vật liệu đúng, vừa tiết kiệm nhưng phải bảo đảm được chất lượng của máy in.
Chiếc máy in 3D hiện đại nhưng siêu rẻ đã được ra đời bằng các loại vật liệu... nhôm và sắt, các loại gối đỡ kim loại và dây gút. Chính vì thế, chiếc máy in 3D khi hoàn thành chỉ có giá 4,5 triệu đồng.
Giá thành rẻ, lại tạo ra được những mẫu vật ưng ý trong giảng dạy, học tập nên nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho công trình là "Công cụ cho những ước mơ".
Theo nhóm nghiên cứu, với giá thành phù hợp, dự kiến hướng đi của sản phẩm là cung cấp máy in để giáo viên các trường có thể in ra vật mẫu phục vụ cho môn học. Tiết kiệm được chi phí cho các nhà trường.
Theo Zing
Trao 291 giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Ban tổ chức đã trao 291 giải thưởng cho sinh viên của 88 trường đại học trên toàn quôc tại lễ tổng kết Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2018. Anh Nguyễn Minh Triết, Trưởng Ban Thanh niên trường học T.Ư Đoàn trao bằng khen cho các sinh viên đạt giải - LÊ TOÀN Chiều 27.10, tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế)...