Giải thưởng hấp dẫn dành cho các tài năng công nghệ nhí
Hôm nay (12/11), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ phát động cuộc thi “Em yêu khoa học – tài năng công nghệ nhí” năm học 2020 – 2021.
Ban tổ chức phát động cuộc thi “em yêu khoa học – tài năng công nghệ nhí” năm học 2020 – 2021.
Chương trình do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tiếp tục phối hợp với Học viện sáng tạo công nghệ Teky và Microsoft Việt Nam tổ chức cuộc thi lần thứ 2 với chủ đề “Hành tinh xanh – Green Earth”.
Chương trình nhằm tạo ra sân chơi bổ ích và sáng tạo về khoa học công nghệ, giúp các em có cơ hội thể hiện tài năng, kiến thức và sự sáng tạo khi tham gia lập trình các sản phẩm công nghệ;
Đồng thời nhằm phát hiện, bồi dưỡng, tôn vinh các tài năng trẻ về lập trình công nghệ thông tin, góp phần tạo ra nhiều các sản phẩm công nghệ có tính sáng tạo và ứng dụng thực tiễn cao từ chính những sản phẩm dự thi của các em.
Năm 2020 là một năm ghi dấu ấn mạnh mẽ với những chuyển biến lớn về khoa học và công nghệ do dịch bệnh Covid-19 và thực trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động.
“Em yêu khoa học – Tài năng công nghệ nhí” năm học 2020 – 2021 với chủ đề “Hành tinh xanh – Green Earth” sẽ trở thành sân chơi bổ ích và lý thú, giúp học sinh thể hiện tài năng khi áp dụng công nghệ lập trình để tạo ra các sản ph ẩm thực tế, giải quyết các vấn đề xã hội.
Cuộc thi sẽ tìm ra các đội thi, các học sinh xuất sắc nhất trong 2 nhóm độ tuổi (Bảng A: 8 – 11 tuổi và Bảng B: 12 – 15 tuổi), dự kiến thu hút 2.000 đội/nhóm với hơn 5.000 học sinh trên toàn quốc tham gia.
Giải thưởng chung kết bao gồm: 2 giải Nhất cho 02 bảng: Bằng khen của BCH Trung ương Đoàn, Giấy chứng nhận, quà tặng của Ban Tổ chức và tiền mặt trị giá 10.000.000 đồng;
Video đang HOT
4 giải Nhì cho 2 bảng: Bằng khen của BCH Trung ương Đoàn, Giấy chứng nhận, quà tặng của Ban Tổ chức và tiền mặt trị giá 6.000.000 đồng/giải.
4 giải Ba cho 2 bảng: Bằng khen của BCH Trung ương Đoàn, Giấy chứng nhận, quà tặng của Ban Tổ chức và tiền mặt trị giá 4.000.000đồng/giải.
20 giải Khuyến khích cho 2 bảng: Bằng khen của Hội đồng Đội Trung ương, Giấy chứng nhận, quà tặng của Ban Tổ chức và tiền mặt trị giá 2.000.000đồng/giải.
Ngoài ra, Ban Tổ chức sẽ trao 3 giải tập thể cho 3 tỉnh, thành phố có lượng thí sinh tham gia đông nhất, chất lượng sản phẩm tốt. Mỗi giải được nhận Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và tiền mặt trị giá 5.000.000 đồng.
Đồng thời, Ban Tổ chức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực và có thành tích trong Sân chơi theo điều kiện thực tế.
Với sự đầu tư bài bản cùng đội ngũ cố vấn chuyên có môn cao, sân chơi “Em yêu khoa học – Tài năng công nghệ nhí” năm học 2020 – 2021 hứa hẹn sẽ mang đến những sản phẩm lập trình chất lượng cao, có khả năng tham dự các cuộc thi lớn trong khu vực và quốc tế.
Quy định mới về thi giáo viên giỏi, học sinh hết bị hành vì thầy cô dạy nháp
Hội thi chỉ phải dạy một tiết vừa giảm áp lực cho giáo viên dự thi nhưng cũng đặt thầy cô tham gia hội thi vào tình huống "được ăn cả, ngã về không".
Thi giáo viên dạy giỏi hiện nay nếu so với những quy định cũ thì đã giảm nhẹ đi rất nhiều. Giáo viên không còn phải viết sáng kiến kinh nghiệm mà thay vào đó là trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc.
Thi giáo viên dạy giỏi đã giảm nhiều áp lực (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi. Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Giáo viên không còn phải dạy thực hành 2 đến 3 tiết mà thời gian chuẩn bị đã được báo trước đó hàng tháng trời.
Quy định mới, giáo viên sẽ thực hành dạy một tiết theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian không quá 02 ngày trước thời điểm thi;
"Được ăn cả ngã về không"
Trước đây, tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên phải dạy 2 đến 3 tiết (nếu dạy đạt hai tiết tốt sẽ không phải dạy tiết thứ ba). Một tiết dạy được chọn môn, chọn khối lớp. Tiết dạy thứ hai, thứ ba là bốc thăm môn, rồi phân môn và bốc thăm lớp.
Hai tiết dạy, nếu giáo viên đạt loại tốt sẽ không phải dạy tiết thứ ba. Ít năm sau lại thay đổi, trong hai tiết dạy chỉ cần một tiết đạt tốt và tiết còn lại đạt khá là đỗ.
Đã có nhiều giáo viên dạy ngay tiết đầu tiên chỉ đạt loại khá nên cố gắng ở tiết dạy thứ hai.
Nhưng với quy định trong Hội thi giáo viên dạy giỏi hiện nay, giáo viên chỉ phải dạy một tiết. Nếu tiết dạy duy nhất chỉ đạt loại khá thì chắc chắn giáo viên ấy sẽ không có cơ hội đỗ.
Hội thi chỉ phải dạy một tiết vừa giảm áp lực cho giáo viên dự thi nhưng cũng đặt thầy cô tham gia hội thi vào tình huống "được ăn cả, ngã về không". Bởi, chỉ cần chuẩn bị không tốt cho tiết dạy ấy thì thầy cô sẽ không còn cơ hội để sửa sai ở tiết dạy khác.
Trước đây, những tiết dạy dự thi thường được giáo viên dạy đi dạy lại cho dàn cốt cán cùng Ban giám hiệu nhà trường dự, góp ý rồi dự, góp ý cho đến khi hoàn hảo mới thôi (dù tiết dạy ấy không đỗ sẽ có tiết khác kéo lại).
Nay, thầy cô dự thi chỉ phải dạy 1 tiết duy nhất thì sự chuẩn bị càng trở nên kỹ càng hơn bao giờ hết.
Thông tư quy định rõ: Giáo viên không được tổ chức dạy trước (dạy thử) tiết tổ chức hoạt động giáo dục tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi.
Và, để hạn chế chuyện dạy trước, dạy thử, giáo viên chỉ được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy không quá 02 ngày trước thời điểm thi;
Làm sao để tiết dạy dự thi sẽ không dạy thử?
Thời gian 2 ngày chuẩn bị tiết dạy, giáo viên có thể dạy thử được không? Với nhiều thầy cô giáo chỉ cần biết bài dạy gì đã kịp hình thành ngay phương pháp, hình thức để triển khai tiết dạy ngay sau đó.
Giáo viên vẫn có thể dạy nháp để nhiều đồng nghiệp ngồi dự. Và sau khi dự, sẽ có nhiều ý kiến góp ý, xây dựng để tiết dạy hoàn chỉnh hơn.
Tuy thế, với thời gian chuẩn bị ít thì lợi thế sẽ thuộc về học sinh vì các em sẽ ít bị "tra tấn" bằng việc ngày nào cũng bị thầy cô mang bài ra dạy thử.
Giáo viên đã muốn dạy thử thì kiểu gì cũng sẽ dạy được. Vốn dĩ Ban giám hiệu trường nào cũng muốn giáo viên của mình thi đỗ vì ngoài thành tích, nhà trường cũng không muốn trường bạn coi thường khi trong trường có giáo viên thi rớt, nên Ban giám hiệu sẽ ủng hộ hết mình cho những thầy cô đi thi.
Nhưng trong thực tế, không phải thầy cô giáo nào đi thi giáo viên dạy giỏi cũng phải dạy đi dạy lại, cũng phải nhờ đồng nghiệp dự giờ và tư vấn.
Nhiều thầy cô giáo không muốn đồng nghiệp coi thường nên tự chứng minh rằng mình có đủ năng lực để thi đỗ chứ không phải đỗ bằng sự cộng hưởng trí tuệ, tài năng của nhiều người.
Những thầy cô giáo ấy sẽ không bao giờ dạy thử trước khi "mang chuông đi đánh sứ người". Và vì thế, không đồng nghiệp nào lại dám coi thường họ, danh hiệu giáo viên dạy giỏi họ nhận được cũng thật sự xứng đáng.
Trường học Hà Nội chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử cho học sinh "Xây dựng nét đẹp văn hóa ứng xử trong nhà trường - Phòng, chống bạo lực học đường" là nội dung giờ sinh hoạt dưới cờ của học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Buổi sinh hoạt dưới cờ ý nghĩa của học sinh trường Trần Quốc Toản Cô Nguyễn Quỳnh Trâm - Phó hiệu trưởng Trường...