Giải quyết bài toán chất lượng
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết nhiều giải pháp sẽ được thực hiện từ năm 2013 nhằm chấn chỉnh giáo dục.
Công khai thông tin tiêu cực
Thưa Bộ trưởng, năm vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có nhiều giải pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học, tuy nhiên vẫn bắt nhịp được với quốc tế. Bộ trưởng có giải pháp gì đột phá để khắc phục tình trạng này?
Để đạt chất lượng, trước tiên cần phải chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong giáo dục. Cần nâng cao ý thức pháp luật của các trường. Năm 2013 cũng là năm mà luật Giáo dục đại học có hiệu lực thi hành. Các trường muốn tự do, tự chủ thì phải thực hiện đúng khuôn khổ của pháp luật. Về phía Bộ, sẽ rà soát lại các văn bản đã ban hành, cái nào lạc hậu thì cần phải thay đổi, cái nào còn thiếu thì sẽ bổ sung, hoàn thiện. Các văn bản này sẽ là những hành lang pháp lý đầy đủ để các trường thực hiện và phải chấp hành.
Giải pháp thứ hai là sẽ thay đổi nhận thức về giáo dục đại học. Không thể phủ nhận những thành tựu đã đạt được như: số lượng, quy mô của giáo dục đại học, nhưng dựa trên kết quả đó, cần phải giải quyết bài toán chất lượng. Chúng tôi sẽ phải củng cố, chấn chỉnh, đổi mới để tất cả số lượng đã có trở thành chất lượng…
Bộ trưởng suy nghĩ gì trước những bất cập của giáo dục phổ thông như: biên soạn chương trình giáo dục thiếu một “tổng chỉ huy”, nặng về bệnh thành tích, dạy thêm học thêm vẫn tràn lan…
Đối với giáo dục phổ thông, hiện nay Bộ đang xúc tiến việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Trong lần đổi mới này, Bộ đang triển khai nghiên cứu của các nước trên thế giới, đặc biệt quan tâm tới những nền giáo dục gần với chúng ta như: Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc. Từ đó sẽ thấy cái gì nên theo, cái gì nên tránh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã đúc rút kinh nghiệm của quá khứ. Cái hay, tốt thì tiếp tục, cái chưa tốt thì sẽ phải khắc phục. Tôi cho rằng việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa thiếu một tổng chủ biên do không phải không có mà là làm chưa hết trách nhiệm, thiếu sự cương quyết.
Video đang HOT
Về tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục là chuyện vẫn còn tồn tại dai dẳng. Năm 2012, trước việc những vụ tiêu cực được phát hiện, chúng tôi xử lý nghiêm túc, kể cả cá nhân và tập thể. Trước đây, việc xử lý còn e dè nhưng bây giờ theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, chúng tôi xử lý kiên quyết hơn, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. Ở vụ Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) có gian lận trong thi cử, chúng tôi đã xử lý cả hiệu trưởng. Trong năm qua, lần đầu tiên, chúng tôi đã cho chấm thanh tra 17.000 bài thi tốt nghiệp THPT của thí sinh ở 17 tỉnh có kết quả tăng đột biến. Sau khi chấm lại, chúng tôi đã gửi kết quả này cho bí thư, chủ tịch UBND tỉnh và gửi kèm theo công văn trong đó chỉ ra việc coi thi chưa tốt, chấm không nghiêm túc, công tác chỉ đạo quản lý chưa sâu sát. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng năm nay, Bộ chỉ gửi các địa phương theo đường công văn mật, năm sau thông tin này sẽ được công bố công khai.
Bộ GD-ĐT đang kiến nghị Chính phủ về việc cải cách tiền lương đối với nhà giáo – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Kiến nghị nhà giáo được hưởng bậc thang lương cao nhất
Nhiều ý kiến cho rằng muốn đổi mới giáo dục thì yếu tố đầu tiên là phải quan tâm đến đội ngũ nhà giáo. Tới đây, Bộ trưởng có những ưu tiên gì đối với họ?
Tôi cũng cho rằng yếu tố con người là quan trọng nhất. Đối với giáo dục thì lại càng quan trọng. Trong năm 2013, Bộ sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Bộ cũng sẽ cùng hai trường ĐH Sư phạm trọng điểm rà soát chương trình đào tạo để sản phẩm có thể đáp ứng được yêu cầu mới.
Về chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, hiện nay còn có bất cập đặc biệt là việc phụ cấp thu hút đối với nhà giáo lên vùng sâu, vùng xa làm việc. Theo quy định, chỉ có phụ cấp hết 5 năm vì vậy sau thời gian này nếu các nhà giáo vẫn tiếp tục ở lại thì không còn phụ cấp nữa. Như vậy sẽ thiệt thòi cho những nhà giáo gắn bó với vùng khó khăn, và làm cho giáo dục ở vùng đó vì không có những giáo viên giàu kinh nghiệm. Quan điểm của Bộ là cân nhắc có phụ cấp cho những người tiếp tục ở lại công tác.
Điều được nhiều người quan tâm là chế độ tiền lương cho nhà giáo. Hiện chúng tôi đã có kiến nghị với Chính phủ cho thực hiện quy định nhà giáo được hưởng bậc thang lương cao nhất trong thang bậc tiền lương. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này cũng phải cân nhắc theo tình hình chung. Hy vọng tới đây việc cải cách đề án tiền lương sẽ có những điều chỉnh nhất định.
Theo thanh niên
Chấn chỉnh tình trạng liên thông, đảm bảo quyền lợi người học
Quy định mới về đào tạo liên thông mà Bộ GD-ĐT ban hành đã làm dư luận xã hội "nóng" lên về chất lượng đào tạo. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng lỗi là do sự buông lỏng của cơ quan quản lý trong thời gian vừa qua.
Chất lượng kém do quản lý chưa chặt
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng: "Liên thông là hình thức đào tạo để tạo cơ hội cho mọi người dân có thể học tập suốt đời. Liên thông ở Việt Nam trong thời gian vừa qua kém chất lượng và mất uy tín là do các trường lợi dụng tăng chỉ tiêu kiếm lợi nhuận cho trường dẫn đến thương mại hóa giáo dục. Dẫn đến tình trạng này là Bộ GD-ĐT quản lý lỏng lẻo. Người đi học không có tội. Do vậy, mong muốn Bộ GD-ĐT khi đã ra quy định thì phải kiểm soát chặt chẽ trong quá trình triển khai ở các trường".
Trao đổi với Dân trí, ông Lê Viết Khuyến, nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, cho biết: "Theo tôi Bộ đưa ra khái niệm liên thông chưa rõ. Những yêu cầu thắt chặt đầu vào liên thông đối với tất cả các đối tượng là hoàn toàn không phù hợp. Có những trường hợp ở 2 trình độ liên thông khác nhau nhưng ứng với cùng một chức danh thì chuyện đấy không hạn chế việc siết chặt đầu vào. Thậm chí người nào không đáp ứng yêu cầu liên thông đó thì bị xã hội đào thải. Ví dụ: như giáo viên chẳng hạn, giáo viên đủ loại trình độ nhưng theo tôi biết, khu vực phần lớn ở các nước quy định giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, THPT phải có trình độ chuẩn, tối thiểu là trình độ đại học. Nếu Việt Nam muốn hội nhập khu vực và quốc tế để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thì phải chuẩn hóa trình độ là đại học. Vấn đề là siết chặt chất lượng chứ không siết chặt đầu vào.
Đối với việc liên thông nhằm thay đổi chức danh nghề nghiệp thì phải chặt chẽ để tránh ảnh hưởng cơ cấu ngành nghề vì có khi 50 anh thợ mới cần một kỹ thuật viên. Tỷ lệ này phải được khống chế. Trong trường hợp đó không thể liên thông một cách thoải mái được như vậy làm cơ cấu nhân lực rối loạn".
Về lỗi chất lượng đào tạo liên thông trong thời gian vừa qua, ông Khuyến cho rằng: "Yếu kém là do Bộ GD-ĐT. Để làm tốt hình thức đào tạo này, bộ nên đẩy mạnh khâu kiểm định chất lượng. Bộ không nên ôm hết mà sử dụng các hiệp hội nghề nghiệp làm chức năng kiểm định đó".
Có nhiều cánh cửa để vào đại học, trong đó có hình thức đào tạo liên thông.
Ban hành quy chế mới để sửa đổi bất cập
Trả lời phỏng vấn báo chí về điểm mới quy định liên thông đưa ra, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Những quy định nào không còn phù hợp với Luật thì phải được sửa đổi. Bộ đã nhận thấy sự bất cập của đào tạo liên thông và việc ban hành quy chế mới về vấn đề này đã được ưu tiên đặt ra từ rất sớm, đồng thời với thời gian soạn thảo Luật Giáo dục Đại học. Dự thảo quy chế đào tạo liên thông mới đã được đưa ra bàn bạc hơn một năm qua. Việc ban hành thông tư mới quy định về đào tạo liên thông là rất cần thiết, không thể chậm trễ hơn, để chấn chỉnh những bất cập hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lợi người học".
"Giáo dục đại học chỉ có 2 hệ đó là hệ chính quy và hệ thường xuyên. Giáo dục thường xuyên có thể được tổ chức theo phương thức vừa làm vừa học hay từ xa. Để được tham gia học tập, người học phải thỏa mãn các điều kiện đầu vào. Theo quy định hiện hành, người học phải tham gia kỳ thi tuyển sinh dành cho hệ chính quy hay kỳ thi dành cho hệ vừa làm vừa học. Thông tư mới không hề gây khó khăn đối với thí sinh có nguyện vọng học liên thông lên bậc học cao hơn, mà ngược lại còn tạo điều kiện thuận lợi để thí sinh thể hiện năng lực của mình, tùy theo thế mạnh của từng người" - Thứ trưởng Ga khẳng định.
Chia sẻ với người học về quy định liên thông mới, theo PGS.TS. Phạm Văn Điển - Trưởng phòng Đào tạo - ĐH Lâm nghiệp Việt Nam (đơn vị có đào tạo chương trình liên thông mỗi năm dành 500 - 700 chỉ tiêu cho loại hình đào tạo này), từ bậc trung cấp/cao đẳng lên bậc cao đẳng/đại học thì cần phải đi theo hình bậc, phải có thời gian nhất định cho sự chuyển tiếp từ bậc này lên bậc cao hơn. Quy chế nêu từ 36 tháng trở lên là có thể chấp nhận được. Những đối tượng này chỉ dự thi 3 môn, trong đó có 1 môn cơ bản, 1 môn cơ sở ngành và 1 môn chuyên ngành. Trước đây, một thí sinh nào đó đã được phân loại lực học qua kỳ thi tuyển sinh đại học, bây giờ muốn được chuyển lên tầm cao mới thì cần vượt qua một số điều kiện, trong đó điều kiện về kinh nghiệm công tác chuyên môn là một thước đo quan trọng, không được "đốt cháy" giai đoạn này.
PGS.TS Điển cho hay, điểm gây bức xúc dư luận vừa qua là qui định thí sinh có thời gian tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng, cần dự thi theo đề thi 3 chung của kỳ thi tuyển sinh đại học. Nhưng nếu hiểu rằng, với những thí sinh không hội tụ đủ yếu tố thời gian hay kinh nghiệm công tác, thì qui định này nhằm tạo thêm cơ hội khác cho thí sinh lựa chọn dù không dễ dàng. Muốn lên một tầm cao mới, thì phải phải có sức vươn. Việc đánh giá kiến thức cơ bản để thay thế cho đánh giá kinh nghiệm công tác chuyên môn cũng là một cách để đo lường sức vươn ấy. Thí sinh có thể lựa chọn một trong hai cách này, và con đường học lên bậc cao hơn cũng cần được thiết kế như vậy.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Trò chán học, thầy giảm nhiệt huyết Ngày 5/1, hơn 400 thầy cô giáo ở bậc phổ thông của 63 tỉnh thành, nhiều chuyên gia giáo dục, các nhà viết sách, nhà văn đã tham dự hội thảo quốc gia về dạy - học ngữ văn tổ chức tại Huế bàn về những bất cập và hướng đi mới cho môn văn, môn học điển hình về việc trò chán...