Giải pháp khắc phục những hạn chế và “bệnh thành tích”của giáo dục tiểu học
Bộ GD-ĐT đã đưa ra 5 giải pháp quan trọng để giải quyết những tồn tại, hạn chế và “ bệnh thành tích”, quá tải lớp học cho giáo dục tiểu học trong thời gian qua.
Quá nhiều hạn chế
Về những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT cho rằng, công tác tham mưu của cán bộ quản lý giáo dục ở một số đơn vị thiếu chủ động, chưa tích cực, hiệu quả chưa cao.
Tại một số địa phương việc phân cấp quản lý giáo dục chưa hợp lý, chưa phát huy được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm và sáng tạo của người đứng đầu các cơ sở giáo dục. Vì vậy, một số cán bộ quản lý chưa mạnh dạn hoặc không giám thực hiện các giải pháp đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp giáo dục của cấp học; chưa mạnh dạn triển khai thực hiện những chủ trương đổi mới của ngành; chưa tạo động cơ, khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo của giáo viên.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều; cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý, một số nơi thiếu trầm trọng giáo viên các môn chuyên như Tiếng anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của một bộ phận giáo viên còn yếu; việc tiếp cận thông tin của giáo viên vùng khó khăn còn hạn chế.
Qua khảo sát, Bộ GD-ĐT cho biết, việc thực hiện giảm áp lực cho giáo viên (áp lực công việc, sổ sách, dư luận, áp lực điểm số từ phía phụ huynh học sinh, sĩ số lớp học, môi trường làm việc dân chủ…) chưa được các cấp quản lý chú trọng chỉ đạo thực hiện.
Việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở một số trường tiểu học còn hình thức, chưa phản ánh đúng năng lực và hiệu quả công việc, thậm chí còn biểu hiện thiếu dân chủ,… chưa tạo động lực để giáo viên phấn đấu vươn lên; công tác bồi dưỡng giáo viên chưa hiệu quả.
Đặc biệt, tình trạng học sinh bỏ học, học sinh ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra ở một vài địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đặc biệt là khu vực Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, việc thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho đối tượng học sinh khuyết tật còn nhiều bất cập, kết quả chưa phản ánh đúng bản chất cần được quan tâm giải quyết bằng những giải pháp tổng thể.
Giảm sĩ số lớp học, rà soát tuyển chọn giáo viên
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm học 2019-2020, khắc phục những hạn chế, tồn tại, năm học 2020-2021 Giáo dục Tiểu học tập trung các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 từ năm học 2020 – 2021 và chuẩn bị triển khai đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022. Theo đó, Bộ GD-ĐT đưa ra 5 giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT (Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành); tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng, hiệu quả, trọng tâm là lớp 1.
Video đang HOT
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo theo quy định để triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục tiểu học.
Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 theo quy định và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 2.
Tăng cường kiểm tra, giám sát để hỗ trợ các đơn vị trên địa bàn quản lý nhằm hướng dẫn công tác triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về lộ trình và điều kiện thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Thứ hai , Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông đối với cấp tiểu học
Các địa phương thực hiện rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục và bố trí quỹ đất để xây dựng trường, điểm trường, lớp học phù hợp, thuận lợi và đáp ứng nhu cầu người học; quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; khắc phục tình trạng trường, lớp có quy mô lớp học và sĩ số học sinh vượt quá quy định, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất để thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
Thực hiện rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở cấp tiểu học theo nguyên tắc tạo thuận lợi học tập cho học sinh, gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Bảo đảm tỷ lệ phòng học/lớp, tỷ lệ giáo viên/lớp và sĩ số học sinh/lớp đúng theo quy định để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đảm bảo chất lượng.
Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu phòng học, nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục; không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học, nhà vệ sinh chưa bảo đảm an toàn theo quy định.
Thứ ba, Đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.
Thực hiện quản lý, đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn nghề nghiệp; rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng giáo viên theo chuẩn về trình độ đào tạo; bảo đảm số lượng và chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế.
Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục, nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
Tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục tiểu học. Thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục tiểu học trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức các hoạt động dịch vụ giáo dục của nhà trường nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn, chất lượng.
Dự kiến phân công giáo viên dạy học lớp 2 năm học 2021-2022 để tập trung bồi dưỡng, đảm bảo 100% giáo viên dạy học lớp 2 được bồi dưỡng về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 2 trước khi năm học 2021-2022 bắt đầu.
Thứ tư, Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
Nâng cao tỷ lệ và chất lượng dạy học 2 buổi/ngày; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục; tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tác truyền thông. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo.
Thứ năm: Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học. Chú trọng kết hợp dạy chữ với dạy người, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với gia đình – nhà trường – xã hội cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện từng địa phương.
Tăng cường an ninh, an toàn trường học, tích cực phòng/chống xâm hại và bạo lực học đường; chú trọng xây dựng văn hóa học đường trong môi trường giáo dục; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.
Mạnh dạn thay đổi lối cũ khi tiếp cận Chương trình mới
Việc thu hẹp khoảng cách về yêu cầu cần đạt giữa chương trình hiện hành và chương trình mới, để học sinh lớp 5 lên lớp 6, lớp 9 lên lớp 10 theo CTGDPT mới thuận lợi nhất đã và đang được chú trọng triển khai.
Trong giờ thực hành Hóa học tại Trường THCS Chu Văn An (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh). Ảnh: IT
Giúp HS chuyển cấp học tốt chương trình mới
Để chuẩn bị cho HS lớp 5 có thể tiếp cận và học tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khi lên lớp 6 vào năm sau, ngành Giáo dục huyện Thái Thụy, Thái Bình chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS và cha mẹ HS việc triển khai chương trình mới.
Các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn đã cử GV dạy lớp 5 tham gia chương trình tập huấn tiếp cận chương trình mới do Bộ/Sở/Phòng GD&ĐT tổ chức. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học được chú trọng.
"Bên cạnh thực hiện nghiêm túc Công văn số 4612 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, các trường tăng cường tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá HS theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học với sự tham gia của GV 2 cấp học (lớp 1, lớp 5, lớp 6).
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của các tổ, nhóm chuyên môn, đặc biệt là sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; trong đó GV lớp 5 dự giờ lớp 6 và ngược lại để cùng trao đổi, thảo luận. Quan tâm bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho cán bộ, GV" - chia sẻ của ông Bùi Đức Thụy, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thái Thụy.
Nêu quan điểm về nội dung này, NGƯT Tô Ngọc Sơn, GV Trường Tiểu học Chu Văn An (thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp) đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của đội ngũ GV. Theo đó, GV phải tham gia đầy đủ các học phần bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông 2018; hoàn thành tốt các module được Bộ GD&ĐT tổ chức và thực hiện tốt kế hoạch năm học của nhà trường.
Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh; giới thiệu, giải thích, chia sẻ những nội dung cốt lõi, cách thức thực hiện giảng dạy của thầy cô, của nhà trường trong một giai đoạn (nửa học kỳ hay một học kỳ...) và cả năm học để cha mẹ HS thấu hiểu từ đó có sự hợp tác tốt.
Với nhà trường, cần phát huy vai trò của tổ chuyên môn, nên trao quyền cho tổ thực hiện những nội dung giảng dạy của mình, không rập khuôn theo lối mòn. Phối hợp với UBND xã, phường, huyện để tuyên truyền kế hoạch của nhà trường, chủ trương của Bộ, tỉnh và ngành mà nhà trường thực hiện để có sự hỗ trợ, tiếp ứng và đồng hành thực hiện.
Trong giờ tiếng Anh tại Trường TH Trần Quốc Toản (Hoàn Kiếm - Hà Nội).
Sẽ có tài liệu hướng dẫn
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), Bộ GD&ĐT đang xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tài liệu này được xây dựng theo hướng so sánh 2 chương trình ở từng môn học để có điều chỉnh phù hợp.
Việc điều chỉnh sẽ theo hướng bổ sung nội dung kiến thức có trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng không có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để dạy học vào những thời điểm thích hợp. Với nội dung có cả trong chương trình hiện hành và chương trình mới nhưng yêu cầu cần đạt khác nhau thì điều chỉnh từ mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, sang yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực quy định trong chương trình mới.
"Cố gắng làm hẹp khoảng cách về yêu cầu cần đạt giữa chương trình hiện hành và chương trình mới để HS học chương trình hiện hành ở lớp 5 lên lớp 6, lớp 9 lên lớp 10 học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới thuận lợi nhất" - PGS Nguyễn Xuân Thành chia sẻ.
Cùng với bổ sung nội dung kiến thức, PGS Nguyễn Xuân Thành cho rằng, cần đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình mới đối với lớp 5, lớp 9.
"Nói dạy học phát triển năng lực kiến thức không quan trọng rất nguy hiểm. Muốn phát triển cho HS những năng lực nào, phải tổ chức hoạt động sao cho HS được thực hành để chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức. Khi tổ chức dạy học phát triển năng lực, HS phải đọc, xem, nghe, nói, làm và kết quả thực hiện thì phải viết, nói, làm ra được cái gì cụ thể. Kiến thức được "chứa đựng" trong kênh chữ, hình, tiếng hoặc trong dụng cụ thí nghiệm, vật thật...
Muốn "lấy" kiến thức từ trong chữ thì phải đọc; muốn "lấy" kiến thức từ trong tiếng phải nghe; muốn "lấy" kiến thức từ các dụng cụ thí nghiệm thì phải làm, thao tác... Như thế tất cả câu lệnh trong sách giáo khoa, cũng như trong giờ dạy phải rõ ràng về mục tiêu, nội dung, hỏi cho trúng..." - PGS Nguyễn Xuân Thành làm rõ.
Cũng theo PGS Nguyễn Xuân Thành, những năm qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học theo phương pháp tích cực, định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, giúp HS, GV làm quen với chương trình mới ngay từ khi thực hiện chương trình hiện hành.
Về kiểm tra, đánh giá với HS trung học, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đây là "bước đệm", sự chuyển hướng dần dần cho việc ban hành mới Thông tư thay thế Thông tư 58, phục vụ đánh giá, xếp loại HS THCS, THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ban giám hiệu, GV phải mạnh dạn thay đổi, cởi bỏ những lề lối cũ: Truyền đạt một chiều; thầy nói HS phải nghe; HS ồn ào, phản biện là HS không ngoan, ngỗ nghịch; cứ mỗi ngày 5 bước lên lớp là đủ... Tạo điều kiện tốt nhất để HS phát huy năng lực, sở trường của mình. Kích hoạt từng cá nhân để các em được chủ động sáng tạo, được tham gia, thực hiện b8ằng chính khả năng, lòng đam mê và nhiệt huyết của mình với những thao tác, hoạt động các em yêu thích. Giúp HS trải nghiệm tốt nhất những gì các em cần để bồi đắp và nâng cao kiến thức, kỹ năng. - NGƯT Tô Ngọc Sơn
Chống bệnh thành tích trong giáo dục: Cần thay đổi căn bản mọi mặt Công việc đầu tiên phải bắt đầu từ việc đào tạo giáo viên, sử dụng giáo viên. Đã có một thời, chúng ta ưu tiên cho những người học sư phạm không phải đóng học phí, rồi chương trình thất bại bởi đa phần người học không chọn nghề đi dạy. Chúng tôi ủng hộ báo Sài Gòn Giải Phóng mở diễn đàn...