Giải pháp gỡ rối cho học sinh lớp 1
Chương trình môn Tiếng việt lớp 1 quá nặng, nhiều cha mẹ vẫn đang loay hoay tìm cho con một giải pháp học tập hiệu quả.
Cuộc chiến tâm lý giữa cha mẹ, con cái, trường học
“Đau đầu, lo lắng, stress, áp lực, thương con,…” là những từ khóa xuất hiện dày đặc trên các mặt báo, trên các trạng mạng xã hội trong thời gian gần đây. Và cũng là tâm lý chung của các bậc phụ huynh có con học lớp 1 trong năm nay, đặc biệt là giai đoạn khi con vừa bước vào năm học mới được hơn 1 tháng.
Với sự thay đổi của chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới, cả nhà trường và phụ huynh đều gặp khó khăn trong việc đồng hành cùng con. Lớp quá đông, giáo viên vất vả trong việc dạy học và không đủ thời gian để kèm từng học sinh; phụ huynh không có nhiều kinh nghiệm và thời gian để kèm cặp con học hàng giờ liền mỗi ngày.
Môn Tiếng việt lớp 1 trong năm học này gặp nhiều khó khăn với cả nhà trường, phụ huynh, học sinh. (Ảnh:Minh họa)
Đa số, trẻ vào lớp 1 vẫn còn mải chơi và bắt đầu làm quen với nề nếp học tập nghiêm túc ở trên lớp. Ba mẹ luôn muốn theo sát và đồng hành con sau giờ học tuy nhiên vấn đề rất dễ gặp đó là không biết cách dạy thế nào. Ví dụ đơn giản nhất là từ việc đánh vần, trong trí nhớ của nhiều ba mẹ sẽ đánh vần là a bờ-a-ba, nhưng học sinh bây giờ sẽ đánh vần là bờ-a-ba. Sự không “chắc chắn” sẽ dẫn tới sự kèm cặp sai định hướng gây ảnh hưởng tâm lý không nhỏ cho trẻ nhỏ. Theo sát và kèm cặp trẻ thế nào mới đúng, mới hiệu quả, là câu hỏi không dễ tìm lời giải với nhiều bậc phụ huynh.
Tạo thói quen học tập tại nhà hiệu quả
Video đang HOT
Thử nghĩ đơn giản hơn, vì sao chúng ta lại ăn uống hàng ngày như một điều hiển nhiên mà chẳng cần nỗ lực gì cho việc ấy? Việc học tập với con trẻ cũng thế, để cha mẹ bớt mệt mỏi áp lực vì liên tục nhắc nhở con, để con cái không coi việc học như sự “đày ải” thì trước hết, cần tạo thói quen học tập tại nhà cho con một cách hiệu quả.
Theo chia sẻ của chị Hồng Nhung (Hà Nội) có con đang học lớp 1: “thực ra học lớp 1 không phải là một cuộc chiến với cả con và mẹ, nếu bản thân phụ huynh có thể định hướng và giúp con rèn luyện những thói quen tốt ngay từ khi con nhỏ”. Chị Nhung cho biết thêm, trước hết cần tạo thói quen học tập nề nếp, và duy trì đều đặn, chính xác hàng ngày. Cha mẹ nên đặt thời gian bắt đầu và kết thúc việc học tại nhà cho con. Ví dụ ngày nào cũng vậy, đúng 8 giờ tối là con ngồi vào bàn học, và kết thúc vào lúc 9h30 tối dù bài tập hôm đấy con có làm xong hay không. Nếu hôm nào làm xong sớm hoặc không có bài tập về nhà thì sẽ dành thời gian đó để đọc sách, viết chính tả,…. Việc duy trì thời gian học đều đặn sẽ giúp trẻ hào hứng hơn cho những ngày tiếp theo.
Cũng theo chị Nhung chia sẻ, việc phải viết chữ thường xuyên, trong thời gian dài sẽ khiến mắt trẻ quá tải, ảnh hưởng đến thị lực, dễ dẫn tới cận thị, loạn thị. Bên cạnh đó, việc ngồi quá lâu và không đúng tư thế cũng dẫn tới đau cơ, ảnh hưởng đến xương và cột sống. Ngoài ra, trẻ phải học và luyện viết quá nhiều sẽ dễ làm cho trẻ mệt mỏi, nản trí, dễ sinh ra cảm giác sợ học.
Vì vậy, các bậc phụ huynh phải phân bổ thời gian học hợp lý cho trẻ. Không nên để việc học kéo dài quá lâu, khoảng thời gian học hợp lý nhất là từ 7h30 hoặc 8h sau ăn tối, kéo dài từ 1,5 đến 2,5 tiếng để học là vừa, và học 1 tiếng rồi nghỉ ngơi 15 phút.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần kiên nhẫn và nhẫn nại khi dạy con để tránh gây tổn thương cho trẻ, đồng thời học cách làm bạn và đồng hành cùng con trong những hoạt động hàng ngày để hiểu hơn về tâm sinh lý của trẻ.
5 phút mỗi ngày- giải pháp cho việc học của con
Thay vì loay hoay không biết tìm đâu ra cách học hiệu quả cho con, hay phải đau đầu hàng giờ liền mỗi ngày trong “cuộc chiến” dạy con học tại nhà, mỗi ngày ba mẹ chỉ cần bỏ ra từ 5 đến 10 phút cùng con học với khóa Phát triển năng lực Tiếng việt lớp 1 do Hệ thống giáo dục HOCMAI xây dựng, để con được học trong vui vẻ, nhẹ nhàng, ba mẹ cũng dễ dàng đồng hành và theo sát con.
Là khóa học bám sát theo Chương trình GDPT mới và dựa trên nguyên tắc học mà chơi, chơi mà học, với phương pháp tiếp cận ngôn ngôn theo các nước phát triển trên thế giới, sử dụng các hình ảnh sinh động, gần gũi, khóa học sẽ giúp trẻ từng bước hòa nhập cũng như “chiếm lĩnh” trọn vẹn được chương trình Tiếng việt lớp 1 một cách dễ dàng. Trẻ ở bất kỳ điểm xuất phát nào đều có thể tham gia mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Cha mẹ quan tâm tới khóa học, đăng ký tại link sau: hocmai.link/1a2HpK
Khổ như... học sinh lớp 1!
Trên các diễn đàn xã hội, hầu hết phụ huynh có con vào lớp 1 đều than con mình học vất vả quá. Thay vì kỳ vọng vào sự giảm tải, các mẹ than khó, không thể chạy theo chương trình giáo dục mới. Trong khi đó, người dạy thì đổ lỗi cho chương trình, còn người thiết kế chương trình lại đổ lỗi cho... cách dạy.
Ảnh minh họa.
Ngày xưa, nhắc đến chuyện "lớp vỡ lòng", phụ huynh học sinh thấy cảm thấy nhẹ tênh, không bị áp lực việc học hành của con, không phải lo lắng con cái mình không tiếp thu được kiến thức. Đặc biệt, phụ huynh cũng không phải mua thêm sách hướng dẫn để giúp con học hành tiến bộ. Ở "lớp vỡ lòng" ấy, nhiều phụ huynh chỉ cần con "đọc thông, viết thạo" và có hứng thú với chuyện học hành mà thôi.
Thế nhưng, với chương trình lớp 1 mới, trên mạng xã hội xuất hiện cơ man status phụ huynh than vãn về chuyện dạy con học như: "Ai cho em sự kiên nhẫn để không nạt nộ, quát tháo con? Dạy con học mà như đánh trận"; "Một, hai, ba bình tĩnh. Con học mà bố mẹ căng thẳng với nhau vì... bất đồng quan điểm"; "Chương trình mới kiểu gì mà khiến con tôi ngay từ lớp 1 đã sợ học"...
Bên cạnh những dòng status than thở của phụ huynh là hình ảnh con cái họ mếu máo, "nước mắt lưng tròng". Và một trong những điều phụ huynh lo lắng nhất chính là chuyện con sợ học ngay từ ngày đầu đi học.
Đâu chỉ riêng phụ huynh, một giáo viên với gần 30 năm dạy học sinh tiểu học, trải qua 3 bộ sách mà phải than "khổ" vì chương trình mới. "Năm nào, phụ huynh cũng than con học Tiếng Việt lớp 1 vất vả. Năm nay, mọi việc còn khó khăn hơn. Sách mới đang đi nhanh, vượt quá năng lực học của trẻ 6 tuổi. Điều này dễ nhận thấy từ nội dung sách và thực tế tại lớp học", nữ giáo viên này chia sẻ.
Phụ huynh lo lắng chương trình lớp 1 quá tải với học sinh (Ảnh minh họa)
Ở chương trình sách mới này, phần viết được đẩy nhanh; nội dung rối; việc dạy tiếng thì ngang hơn, khó nhớ; học sinh phải tiếp xúc với những câu quá dài... Trong khi đó, nhiều trẻ còn ngọng nghịu, nói chưa lưu loát. Nhiều con đọc vẹt, đọc theo các bạn khác chứ không hiểu hay nhớ được. Việc đọc nhiều, không nhớ hết khiến các con sợ Tiếng Việt.
Với sự phản biện của chính những người công tác trong ngành giáo dục, liệu bộ GD&ĐT có cảm thấy lo lắng cho chất lượng dạy học lớp 1 hiện nay? Có vẻ như các nhà giáo dục đang hướng tới việc đưa cho học sinh những thứ tác giả soạn sách cần, biến học sinh thành "thần đồng" còn phụ huynh học sinh "ngậm bồ hòn" mà chạy theo. Nói là chương trình mới giảm tải nhưng xem ra "không nặng mà là...rất nặng" và nhiều người ví von rằng con như "chim trúng đạn" vì không học trước lớp 1 cũng chẳng sai chút nào.
Trong khi phương tiện truyền thông đăng tải hàng loạt bài viết về tâm tư của những thầy, cô giáo, phụ huynh sau 3 tuần dạy chương trình lớp 1 mới... như cuộc chiến, có điều lạ bộ GĐ&ĐT vẫn cho rằng chưa nhận được bất kỳ phản ánh chính thức nào từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này và khẳng định Bộ sẽ tiếp thu, lắng nghe và có điều chỉnh, bổ sung hợp lý khi có đủ căn cứ khoa học.
Hỡi ôi, một đề án tốn kém lên tới hàng ngàn tỷ, được dư luận quan tâm mà cho đến nay vẫn "chưa đủ căn cứ khoa học" thì còn đợi đến bao giờ? Đến bao giờ chúng ta mới có nền giáo dục thực chất và học sinh không còn bị mang ra... thí nghiệm, nhồi nhét kiến thức ngay từ khi học lớp 1?
Xin đừng để trẻ ám ảnh nỗi "sợ học" trong cả từng giấc mơ!
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!
Mẹ là giáo viên, cũng vã mồ hôi kèm con học tiếng Việt lớp 1 Đi học chưa được 4 tuần, bé phải phân biệt rất nhiều từ khó mà theo nhiều người, nếu không có phụ huynh kèm, bé sẽ rất khó học được bài. Cả tháng qua, từ ngày con vào lớp 1, chị Phạm Tuyết, ở Thuận An, Bình Dương có thêm nhiệm vụ học bài cùng con. Chị cho biết, con mới vào lớp...