‘Giải oan tin đồn’ ăn nhiều cơm gây béo phì
Tin đồn “ăn nhiều cơm gây béo phì” khiến không ít người cố tình loại bỏ tinh bột khỏi khẩu phần ăn hàng ngày, kéo theo đó là một loạt các vấn đề về sức khoẻ.
Tinh bột là một trong những nhóm thực phẩm chính trong chế độ ăn của con người từ xa xưa. Nhưng hiện nay, nhiều người cho rằng loại thực phẩm này, cụ thể là việc ăn cơm gây béo phì, là nguyên nhân hàng đầu khiến lượng mỡ dư thừa tăng cao. Kéo theo đó là các chế độ ăn như Low Carb, Keto ra đời.
Cơm, gạo chiếm một phần năng lượng chính trong khẩu phần ăn của người Việt không đồng nghĩa với việc nó là “thủ phạm” làm tăng cân
Giải “nỗi oan” cho cơm gạo
Từ xa xưa, bữa ăn người Việt đã không thể thiếu tinh bột. Chỉ tính từ thời kỳ bao cấp, nguồn thức ăn chính trong bữa cơm người Việt đến từ gạo, mì, ngô, khoai, sắn… chiếm tới 80% năng lượng trong ngày.
Khi kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, khẩu phần đạm và chất béo cũng được tăng lên. Nhưng thói quen ăn nhiều thực phẩm từ tinh bột vẫn được giữ.
Bác sĩ tại Viện Dinh Dưỡng Lâm Sàng cho biết: “Hiện nay, năng lượng đến từ tinh bột tối đa được Viện Dinh Dưỡng Quốc gia khuyến cáo là 55-65%, năng lượng từ chất béo không quá 25%, phần còn lại đến từ chất đạm”.
Video đang HOT
Dù là hiện đại hay truyền thống, bữa ăn của người Việt hầu như đều có sự xuất hiện của cơm
Căn cứ theo tỷ lệ trên, có thể nói rằng năng lượng chính của cơ thể đến từ tinh bột. Khi năng lượng nạp vào quá nhiều sẽ gây nên béo phì, thừa cân. Do đó, có thể hiểu rằng việc ăn quá nhiều cơm, khoai, bánh mì sẽ khiến chúng ta dễ dàng bị dư thừa năng lượng và từ đó dẫn đến tăng cân, lượng mỡ thừa cũng vì thế mà tăng cao.
Nhiều người căn cứ vào đó để “tẩy chay” tinh bột, tăng lượng đạm và chất béo, đặc biệt là thịt nhằm phục vụ mục tiêu giảm cân. Nhưng nếu đánh giá khách quan, giữa một gram tinh bột và một gram chất đạm có giá trị năng lượng tương đương nhau (4 kcal). Vì vậy việc ăn quá nhiều thịt cũng vô tình làm năng lượng nạp vào tăng cao khiến kết quả cân nặng không thay đổi, thậm chí còn tăng cao.
Hơn nữa, khi nạp một lượng chất béo no từ động vật, cho dù ăn thịt nạc vẫn có hàm lượng chất béo nhất định tùy loại thịt, còn kéo theo những nguy cơ về tim mạch.
Có thể kết luận rằng: Nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân béo phì là do năng lượng nạp vào từ ăn uống vượt quá năng lượng cơ thể tiêu hao thông qua các hoạt động thể lực. Cơm gạo chỉ là yếu tố chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn nên khi giảm cân, chúng ta mới thường cắt giảm loại tinh bột này là thôi
Trên thực tế, không phải cứ ăn nhiều tinh bột là thừa cân, béo phì. Nếu giữ được sự cân bằng năng lượng và đầy đủ các chất trong khẩu phần ăn như đạm, chất béo cũng như tinh bột sẽ vẫn giữ được vóc dáng thon gọn.
Hiểm hoạ từ “No-Carb” và cách giảm cân khoa học
Low-carb là chế độ ăn uống hạn chế tinh bột, nhưng nhiều người hiểu lầm rằng phải cắt giảm hoàn toàn lượng tinh bột hàng ngày và gia tăng lượng đạm thay thế. Hành động này vô tình dẫn đến rối loạn chuyển hoá về chất đạm. Chúng ta cũng không thể ăn được nhiều chất béo vì dễ ngấy, đồng thời còn khiến năng lượng nạp vào tăng nhanh.
Tinh bột có vai trò rất lớn đối với cơ thể bởi đây chính là nguồn năng lượng chủ yếu của các hoạt động hàng ngày. Việc loại bỏ tinh bột còn ảnh hưởng trực tiếp đến não khi đây là yếu tố chính cung cấp oxy cho não bộ.
Những người cắt hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn thường có hiện tượng buồn ngủ, chóng mặt, khó chịu và luôn uể oải, khó tập trung do não không được cung cấp oxy.
Do đó, chế độ Low-carb khi bị áp dụng sai cách còn đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng với những người có tiền sử rối loạn đường huyết, đái tháo đường,…
Để có thể giảm cân đúng cách, việc đầu tiên cần làm đó chính là phải tạo thực đơn hợp lý, cân bằng tỷ lệ giữa các chất. Nếu giảm tinh bột, tỷ lệ các chất khác cũng sẽ tăng lên nhưng không nên ăn quá nhiều thịt, nếu không sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hoá chất đạm, rối loạn chuyển hoá lipid có nguy cơ gây ra viêm tuỵ cấp, sỏi mật, xơ vữa động mạch,…
Đặc biệt không nên cắt giảm ngay lập tức một thành phần dinh dưỡng nào trong bữa ăn, mà nên chia đều theo thời gian, tính toán để đưa mức năng lượng nạp vào về tỷ lệ cân đối, cụ thể. Trong quá trình giảm cân, nếu có cảm giác đói, thèm tinh bột thì nên bổ sung thêm rau xanh và cá loại quả ít ngọt để bổ sung lượng đường tự nhiên cho cơ thể.
Mẹo nhỏ để giảm cân hiệu quả hơn chính là hãy ăn một bát canh rau trước bữa ăn. Điều này sẽ khiến rau chiếm một phần diện tích dạ dày, giúp cơ thể hoà loãng dịch vị, từ đó bớt cảm giác giác thèm ăn và kiểm soát tốt lượng tinh bột nạp vào.
Chế độ ăn keto phòng ngừa suy tim
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện các chế độ ăn giàu chất béo và ít tinh bột - đường (low carb hoặc keto) không chỉ phòng ngừa mà còn có thể đảo ngược chứng suy tim.
Ảnh: Studyfinds
Nghiên cứu chứng suy tim ở chuột và người, các chuyên gia tại ại học Saint Louis phát hiện cơ tim cần một lượng lớn năng lượng hóa học từ các chất dinh dưỡng để thực hiện hoạt động co bóp. ể cân bằng với nhu cầu năng lượng của cơ thể, tim phải linh hoạt và có khả năng thích ứng với nhiều nguồn cung nhiên liệu khác nhau. Tuy nhiên, hai khả năng này của tim thường giảm ở những bệnh nhân tiểu đường và suy tim.
Khi tiến hành loại bỏ chất vận chuyển pyruvate - một loại axít alpha-keto và là thành phần hóa hoc rất quan trọng đối với sức khỏe tim - ra khỏi gien chuột, các chuyên gia nhận thấy loài gặm nhấm này bị rối loạn chức năng cơ tim. Tuy nhiên, sau khi được cho ăn bằng chế độ ăn kiêng keto trong 24 giờ, chuột đã cải thiện đáng kể tình trạng đã khiến tim chúng suy yếu.
Trưởng nhóm nghiên cứu Kyle McCommis tin rằng áp dụng chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất bột - đường có thể là liệu pháp can thiệp dinh dưỡng để điều trị chứng suy tim. Chế độ ăn keto gồm nhiều hải sản, rau củ ít chất bột - đường, thịt và phô mai, các siêu thực phẩm như trứng và quả bơ.
Thực phẩm giàu omega-3 kéo dài tuổi thọ bệnh nhân nhồi máu cơ tim
Nghiên cứu của ại học Tim ở Mỹ chứng minh ăn thực phẩm giàu axít béo omega-3 có thể giúp những bệnh nhân đau tim, đột quỵ sống thọ thêm ít nhất 3 năm so với những người không tiêu thụ thực phẩm này.
Qua theo dõi sức khỏe của gần 950 bệnh nhân sau lần nhập viện đầu tiên, nhóm nghiên cứu ghi nhận những người có hàm lượng omega-3 trong máu cao nhất là người khỏe mạnh nhất. Trong khi đó, bệnh nhân không tiêu thụ thực phẩm giàu omega-3 không nhập viện trở lại vì những vấn đề mơi về tim thì cũng qua đời trong vòng 3 năm.
Omega-3 có hai dạng là axít eicosapentaenoic (EPA) và axít alpha-linolenic (ALA), đều có lợi cho những ngươi mắc bệnh tim. EPA có nhiều trong hải sản chẳng hạn như cá béo (cá hồi, cá nục, cá thu...), trong khi ALA tồn tại ở nhưng thực phẩm có nguồn gốc thực vật như quả óc chó, hạt lanh, quả bơ, đậu thận, bắp cải tí hon...
Tại sao stress gây khó tăng cơ? Việc kiểm soát stress là yếu tố ảnh hưởng lớn tới kết quả tăng cơ, giảm mỡ. Việc đặt các nhóm cơ dưới áp lực tăng dần của mức tạ, cường độ hay tần suất tập luyện là nguyên tắc để chúng phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả tăng cơ sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu áp lực này quá nhiều và kéo...