Giải mã “cơn sốt” Glamping của giới trẻ Trung Quốc
Glamping, được ghép từ glamorous ( sang trọng) và camping ( cắm trại), hiểu nôm na là loại hình cắm trại “sang chảnh”.
Giống như những hình thức cắm trại khác, glamping đem đến cho du khách trải nghiệm sống giữa thiên nhiên, nhưng đi kèm cả những dịch vụ, tiện nghi đầy đủ và sang trọng không thua kém bất cứ khách sạn 5 sao nào.
Tại Trung Quốc, xu hướng glamping được đánh giá là đang rất có sức cuốn hút với du khách nói chung, với lớp trẻ đô thị nói riêng – những người như bị “ám ảnh” bởi kiểu cắm trại sang chảnh, trước thềm nhiều nước mở cửa trở lại với du lịch quốc tế trong năm nay.
Glamping có tính năng cắm trại nhưng với các tiện nghi cơ bản, trong một số trường hợp là những dịch vụ kiểu resort.
Chen Xin – một người làm việc có thâm niên trong ngành du lịch Trung Quốc, nói xu hướng mới này giúp giảm áp lực đô thị bằng cách tạo ra cảm giác yên bình khi người cắm trại hòa mình vào thiên nhiên. Cô cũng cho biết thêm là đã thấy nhiều du khách tham gia glamping tại những điểm đến tuyệt đẹp, họ không làm gì khác ngoài thư giãn tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên.
Ngắm bầu trời đêm lấp lánh ánh sao khi nằm trong khách sạn lều, hoặc thư thái ngồi dưới tán cây râm mát ngoài trời, vừa nhâm nhi ly cà phê vừa ngắm cỏ cây hoa lá, chắc chắn cũng là những trải nghiệm thi vị. Có lẽ vì vậy mà ngày càng nhiều du khách Trung Quốc, nhất là giới trẻ lựa chọn những kỳ nghỉ như vậy, đưa glamping nổi lên như một xu hướng nghỉ dưỡng mới giúp sống chậm, tránh xa những hối hả, xô bồ của lối sống đô thị.
Glamping đang được coi như xu hướng thời thượng, lần đầu tiên thu hút sự chú ý nhiều của công chúng là từ trang mạng Xiaohongshu.
Video đang HOT
Trong kỳ nghỉ “Tuần lễ Vàng” dịp Quốc khánh Trung Quốc hồi đầu tháng 10, du khách trẻ Zhao Yue đến từ Thủ đô Bắc Kinh đã cùng bạn bè tận hưởng trải nghiệm mới mẻ đó tại một khu glamping tuyệt đẹp ở Gannan (châu tự trị dân tộc Tạng Cam Nam), thuộc tỉnh Cam Túc ở miền Đông Bắc Trung Quốc.
Tại khu glamping ở Gannan, có cả loạt dãy lều cắm trại, bao gồm cả những khách sạn lều khung thép, được trang trí theo phong cách dân tộc Tạng kết hợp với các tiện nghi hiện đại, rất hấp dẫn những du khách đô thị như Zhao Yue.
Khu Glamping ở Gannan nằm ở độ cao 3.000 m, tạo cho du khách một nơi nghỉ dưỡng hoàn hảo giữa thiên nhiên hoang sơ.
Du khách tận hưởng bầu không khí vui vẻ tại Glamping Dare ở quận Đại Hưng, Bắc Kinh hồi tháng 7 vừa qua.
“Trong khi mọi thứ ở Bắc Kinh đều hướng tới hiệu quả, tại đây thời gian như trôi chậm lại khi chúng tôi trải nghiệm kỳ nghỉ trong khách sạn lều. Glamping giữa cảnh quan ngoạn mục với núi non hùng vĩ bao quanh, cùng sự kết hợp giữa truyền thống với sự sang trọng và hiện đại, tạo cơ hội cho chúng tôi được sống trong thiên nhiên nguyên sơ” – Zhao Yue chia sẻ.
Với mức giá 1.000 Nhân dân tệ (157 USD)/phòng/đêm trong khách sạn lều, Zhao Yue nói cô vẫn ao ước tiếp tục có những kỳ nghỉ glamping tiếp theo, bởi glamping giúp nhiều người có một lối thoát cần thiết khỏi nhịp sống gấp gáp và sự náo nhiệt của thành phố.
Kiểu lều du mục trên xe theo xu hướng Glamping thời thượng.
Các khách sạn lều được thiết lập trong rừng, tại các thung lũng, trên đồng cỏ hoặc ven sông… đang ngày càng trở nên phổ biến với du khách Trung Quốc. Nhiều du khách trẻ thích dựng lều của mình tại các khu cắm trại kết hợp với thuê thiết bị, cũng góp phần làm phong phú thêm cho loại hình kỳ nghỉ glamping bởi những dấu ấn riêng.
Giới trẻ Trung Quốc thích cắm trại xa xỉ
Glamping - hình thức ngủ lều trại nhưng tiện nghi, sang chảnh không kém ở resort - đang được ngày càng nhiều bạn trẻ Trung Quốc ưa thích.
Không thể du lịch xa và dài ngày, những người mê du lịch ở Trung Quốc đang tìm kiếm các trải nghiệm mới và tránh xa bãi biển đông đúc ở đảo Sanya, tỉnh Hải Nam, hoặc Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam. Tuy nhiên, nhiều đợt bùng phát diễn ra, chính quyền các địa phương yêu cầu người dân tránh các điểm đông đúc và hủy bỏ các chuyến đi đường dài, nên họ chuyển hướng tìm kiếm hoạt động mới ở gần nhà hơn. Đồng thời các công ty du lịch cũng tìm cách tăng doanh thu từ dịch vụ cắm trại trọn gói, thu hút khách hàng tiềm năng với các chuyến cắm trại "không bụi" bao gồm cho cả kỳ nghỉ Quốc nhánh năm nay (từ 1 đến 7/10).
Glamping có trong từ điển Oxford năm 2016, là sự kết hợp của glamorous (xa xỉ) và camping (cắm trại) xuất phát từ những lễ hội âm nhạc phổ biến ở phương Tây.
Ở Trung Quốc, xu hướng dùng lều lớn đi cắm trại nghỉ dưỡng chỉ mới xuất hiện gần đây. Đại diện nền tảng phong cách sống Xiaohongshu chi sẻ với tạp chí Sixth Tone: "Chúng tôi nhận thấy người dân tìm kiếm các nội dung liên quan tới cắm trại ngày một tăng trong một năm qua. Covid-19 bùng phát khiến mọi người chuyển sang nghỉ dưỡng và thư giãn ở các khu vực ngoại ô".
Năm ngoái, các bài đăng về glamping tăng tới 271% trên Xiaohongshu và xu hướng tiếp tục tăng trong năm 2021. Chỉ trong tháng 7/2021, số lượt tìm kiếm glamping trên ứng dụng này tăng 286% so với cùng kỳ năm ngoái.
Li Guojiang, làm việc trong nhà ở Thượng Hải, chia sẻ "dù đi cắm trại nhiều nhưng tôi mới đi glamping một lần. Cách đi này thoải mái hơn so với hoạt động cắm trại thông thường giữa thiên nhiên". Li cùng ban bè đi 3 tiếng về phía tây đến ngoại ô Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang. Nhóm của Li tốn khoảng 15,5 USD cho một ngày thuê điểm cắm trại nhưng số tiền để sắm đồ thiết yếu như lều, túi ngủ, đèn... tới gần 2.000 USD. Cô đang lên kế hoạch mới để du lịch trong tháng 10 này.
Một khu trại xa xỉ đủ đồ trang trí phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng và "sống ảo".
Như Li, ngày càng nhiều du khách trẻ thử nghiệm những chuyến cắm trại xa xỉ, đặc biệt vào cao điểm mùa lễ. Theo Trip, một công ty du lịch trực tuyến hàng đầu Trung Quốc, các bài đăng có nội dung "cắm trại", "ăn uống và cắm trại nơi hoang dã" trong tháng 9 tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Yêu cầu đặt chỗ glamping (giá từ 62 USD/đêm) tăng gần 50% kể từ Lễ hội Thuyền rồng tháng 6, cho thấy con số sẽ tăng hơn nhiều trong dịp Quốc khánh tháng 10.
Theo Sheng Hao, đồng sáng lập công ty du lịch Wanna Travel, trong khi cắm trại ngày một chú trọng dịch vụ ở môi trường tự nhiên thì glamping lại trở thành sản phẩm đem tới trải nghiệm kết hợp của cả khách sạn cao cấp và lối sống sang trọng. "Và giới trẻ đang cho đó là thời thượng".
Trước nhu cầu tăng cao, Sheng cho biết công ty anh đang cung cấp nhiều chuyến cắm trại mới quanh Thượng Hải, ở khu trại Norden miền tây bắc tỉnh Cam Túc, Hải Lạp Nhĩ ở Nội Mông tùy theo mùa. Ví dụ, chuyến Hải Lạp Nhĩ sẽ cho khách ăn ngủ trong lều Morocco và trải nghiệm đạp xe.
Mới đây xu hướng glamping không chỉ tạo nguồn thu cho các công ty tour mà còn tạo hướng đi có lợi cho các đơn vị khác. Dong Jiangwei và vợ mở nhà hàng Yan Wai vào năm ngoài sau khi thấy nhu cầu "ăn ngon ngoài trời" của giới trẻ. Đối tương khách này thích đồ ăn theo mùa bày biện trên các bếp cho người cắm trại để có thể ngồi ăn xung quanh tạo cảm giác như đi dã ngoại giữa thiên nhiên.
Ngoài ra, nhiều tập đoàn quốc tế và nội địa cũng cố gắng đầu tư vào dịch vụ cắm trại xa xỉ, thu hút các khách hàng tiềm năng. Theo Tianyancha, một nền tảng dữ liệu kinh doanh, hơn 19.000 doanh nghiệp liên quan cắm trại như cho thuê khu trại, cung cấp thiết bị dã ngoại, đều thành lập từ tháng 9/2020.
Song không phải ai cũng háo hức với hình thức nghỉ dưỡng mới này. Wu Lan, một nhà thiết kế sống ở Thượng Hải, cho biết anh từng chi 155 USD để ngủ một đêm trong lều ở ngoại ô thành phố hồi năm ngoái. Chi phí tương đương một đêm ngủ khách sạn 4 sao nhưng vẫn làm anh thất vọng.
Wu chia sẻ "Người tổ chức từng mở bán quần áo và không có nhiều kinh nghiệm về cắm trại. Lều của chúng tôi ở gần lều người khác nên có thể nghe thấy họ nói chuyện ban đêm".
Bỏ phố về nơi không điện để xây 'homestay Đà Lạt' Vợ chồng Lê Hương (26 tuổi) rời TP Thanh Hóa chuyển về huyện Như Thanh xây dựng "Đà Lạt thu nhỏ" để sinh sống và kinh doanh điểm chụp ảnh. Với niềm đam mê du lịch, trước dịch Covid-19, đôi vợ chồng 9x đã cùng nhau rong ruổi khắp các tỉnh, thành trên cả nước và từng thực hiện chuyến xuyên Việt "để...