Giải mã chiêu trò mới của Trung Quốc ở Hoàng Sa
Không chỉ lo ngại, trả lời Thanh Niên, giới chuyên gia quốc tế còn dự báo âm mưu của Trung Quốc khi nước này ngang nhiên kêu gọi tư nhân đầu tư phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN trên Biển Đông.
Trung Quốc xây dựng nhiều hạ tầng trên đảo Phú Lâm ẢNH: AMIT
Như Thanh Niên đã thông tin, Cục Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ngang nhiên kêu gọi “mọi tổ chức hay cá nhân” đăng ký tham gia “phát triển du lịch và xây dựng” những đảo không người ở tại các khu vực mà nước này chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc còn thừa nhận kế hoạch này bước đầu chủ yếu nhằm vào Hoàng Sa.
Tự vẽ “hồ sơ hành chính”
“Đây là một chiêu trò mới của Bắc Kinh nhằm đẩy mạnh kiểm soát Hoàng Sa. Cộng đồng quốc tế có thể lên án, nhưng Bắc Kinh có lẽ lại “bịt tai” rồi bất chấp”, bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Mỹ, nhận xét như vậy khi trả lời phỏng vấn Thanh Niên vào ngày 9.7.
Video đang HOT
Cũng trả lời Thanh Niên, theo PGS Stephen Robert Nagy (chuyên gia quan hệ quốc tế của Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada): Bắc Kinh vẫn luôn ưu tiên dùng các chiêu trò “hành chính” để phục vụ tham vọng chủ quyền ở các vùng biển như Biển Đông và biển Hoa Đông. Cụ thể, bất chấp sự chỉ trích của các bên, Trung Quốc tìm mọi cách tự “hợp pháp hóa” các biện pháp mang tính “bình phong”. Trong trường hợp này, thông qua việc cấp phép cho doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào những thực thể ở Hoàng Sa, Bắc Kinh muốn thể hiện quyền kiểm soát hành chính tại đây. Thông qua các giấy phép đầu tư, Trung Quốc có thể tự vẽ ra một “hồ sơ hành chính” về “liên tục quản lý” các đảo nhằm bao biện cho tuyên bố chủ quyền.
TS Koh Swee Lean Collin (chuyên gia quân sự của Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) nhận định: Nhiều năm qua, Trung Quốc ra sức tăng cường sức mạnh quân sự, thiết lập cả bộ chỉ huy quân sự của cái gọi là “TP.Tam Sa” (do Trung Quốc lập ra và trực thuộc tỉnh Hải Nam nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của VN). Bộ chỉ huy này được đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Song hành cùng sức mạnh quân sự, Bắc Kinh cũng luôn bày tỏ tham vọng kiểm soát bằng cả biện pháp dân sự. Và việc cấp phép đầu tư là cách thức để tăng cường kiểm soát dưới hình thức dân sự.
Mục tiêu vẫn là quân sự
TS Satoru Nagao (chuyên gia tại Viện Hudson, Mỹ) cho rằng sau khi triển khai các loại tên lửa cùng khí tài đến Hoàng Sa, Trung Quốc đang tiến một bước tiếp theo bằng các biện pháp dân sự khi đưa ra lời mời đầu tư vào các thực thể tại đây. TS Nagao chỉ ra các điểm nổi bật cần lưu ý trong bước đi này của Trung Quốc..
Thứ nhất, dù mang “bình phong” là hoạt động dân sự nhưng việc đầu tư dường như vẫn mang mục đích cuối cùng là tăng cường quân sự. Cụ thể, chính quyền Bắc Kinh dự kiến thời hạn hoạt động của các nhóm dự án đầu tư tại đây như sau: nuôi trồng thủy sản có hạn thời gian là 15 năm, du lịch và giải trí thì 25 năm, khai thác muối và khoáng trong 30 năm, an sinh cộng đồng thì 40 năm và lâu nhất là các dự án xây dựng cầu cảng, đóng tàu có thời hạn hoạt động đến 50 năm. Như vậy, việc xây dựng cầu cảng và đóng tàu được ưu tiên hơn cả. Trong khi đó, thời gian qua, Bắc Kinh không ngừng phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng về cầu cảng, đường băng, để tăng cường thực lực quân sự tại đây.
Thứ hai, nhiều năm qua, Bắc Kinh đã tiêu tốn nguồn lực quá lớn để xây dựng hạ tầng kiểm soát Biển Đông. Nay họ tận dụng thêm nguồn lực dân sự để phát triển cơ sở ở các đảo đá không người ở.
Từ thực tế về những hành động của Bắc Kinh gây căng thẳng, TS Nagao cho rằng cộng đồng quốc tế cần có những động thái mạnh mẽ hơn để hạn chế tham vọng mà Trung Quốc đang hướng tới. Theo đó, bên cạnh các hoạt động như thực thi tự do hàng hải, Mỹ cũng cần kiên quyết hơn với Trung Quốc.
Theo TNO
Trung Quốc bực tức với hoạt động trinh sát cự ly gần ở Biển Đông
Tướng Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-la ở Singapore nói nước này phản đối việc trinh sát cự ly gần ở Biển Đông.
Trung tướng Hà Lôi (phải) ngồi cạnh Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull tại Đối thoại Shangri-la. Ảnh: Reuters
"Chính phủ và nhân dân Trung Quốc kiên quyết phản đối hoạt động trinh sát cự ly gần và các hoạt động quân sự khác", CCTV dẫn lời trung tướng Hà Lôi (He Lei), dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-la ở Singpore, hôm qua tuyên bố.
Ông Hà, hiện là Phó giám đốc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc "có đóng góp vào luật lệ quốc tế và khu vực". Viên tướng này cho rằng tự do hàng hải ở Biển Đông "chưa bao giờ là vấn đề".
"Tôi nghĩ tự do hàng hải không đồng nghĩa với hoạt động trinh sát cự ly gần", ông Hà phát biểu. Ông Hà nói rằng các máy bay quân sự và tàu chiến tiếp cận vùng nước, vùng trời để trinh sát cự ly gần thực thể mà ông ngang nhiên gọi là "đảo của Trung Quốc" không phải là hoạt động tự do hàng hải.
Tàu khu trục USS Dewey ngày 24/5 tiến vào vùng 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, trong hoạt động được biết với tên gọi tự do hàng hải. Đây là cuộc tuần tra đầu tiên của Mỹ kể từ tháng 10 năm ngoái, cũng là lần đầu tiên kể từ khi ông Trump lên nắm quyền hồi tháng một.
Vành Khăn là một trong số 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi lấp, cải tạo trái phép thành đảo nhân tạo và xây dựng các đường băng phi pháp, đủ khả năng tiếp nhận các loại máy bay quân sự hạng nặng. Trung Quốc ngày 25/5 ngang nhiên lên tiếng "cảnh báo" và phản đối chuyến tuần tra của tàu hải quân Mỹ.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Khi nói về việc tàu chiến Mỹ tuần tra gần đá Vành Khăn, Việt Nam nhắc lại lập trường nhất quán là tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Đối thoại Shangri-la được tổ chức lần đầu năm 2002, là hội nghị hàng đầu về các vấn đề an ninh và địa chính trị ở châu Á Thái Bình Dương. Đối thoại Shangri-la năm nay được tổ chức từ ngày 2/6 đến 4/6.
Văn Việt
Theo VNE
Tàu sân bay Mỹ lại tuần tra Biển Đông Tàu sân bay USS Ronald Reagan tuần tra Biển Đông cùng một tàu khu trục tên lửa dẫn đường và hai tàu tuần dương. Tàu sân bay hạt nhân Mỹ USS Ronald Reagan. Theo ABC News, tàu sân bay USS Ronald Reagan, có lượng giãn nước 97.000 tấn và mang theo khoảng 70 máy bay chiến đấu, đã cập cảng ở vịnh Manila....