Giải cứu chuối tại Hà Nội : Người mua lẫn người bán “lực bất tòng tâm” vì Covid-19
Biết tin nông dân đang gặp khó trong việc tiêu thụ hàng vạn buồng chuối tây Thái Lan xuất khẩu, một số bạn trẻ đã đứng ra viết bài kêu gọi người dân khắp Hà Nội mua ủng hộ, nhưng kết quả “lực bất tòng tâm” do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Anh Đặng Trần Lịch (ở khu 8 xã Lam Sơn Tam Nông, Phú Thọ) đầu tư hơn 400 triệu trồng chuối tây Thái Lan, vậy mà hơn 4.000 buồng chuối đến kỳ thu hoạch nhưng thương lái không thu mua do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Không còn cách nào khác, anh Lịch đã đăng bài nhờ mọi người “giải cứu” trên mạng xã hội. Sau vài ngày, một số anh em bạn bè dưới Hà Nội cũng đăng bán giúp được khoảng 150 buồng.
Hàng loạt bài viết nhằm giải cứu chuối tây Thái Lan được quan tâm.
“Mỗi buồng chuối nặng từ 20-25kg được mọi người ở Hà Nội mua ủng hộ với giá 150-180.000 đồng/buồng, như vậy tính ra giá bán cho khách khoảng 7.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí thì được khoảng 3-4.000 đồng/kg. Vì chi phí thuê thuyền sang sông chở chuối, thuê nhân công chặt, khuôn vác, đóng thùng, xếp lên bờ rồi thuê xe chở xuống Hà Nội cũng tốn khá nhiều”, anh Lịch cho biết.
Theo anh Lịch, chuối sau khi chở bằng xe tải xuống Hà Nội sẽ thuê shipper chở bằng xe máy đến từng nhà cho khách, nhưng vì chuối nặng, cồng kềnh nên shipper ngại vận chuyển, hoặc vận chuyển với giá cao, anh lại không biết đường đi lối lại nên không thể tự ship hàng. “Mỗi buồng chuối tôi phải thuê mất 50-70.000 đồng tiền ship, nhưng người bán hỗ trợ khách nên chỉ thu của khách 20.000 đồng thôi. Hai vợ chồng cứ ngồi bên cạnh xe chuối cả ngày chờ ship đến lấy hàng rồi đi giao cũng vất vả lắm nhưng còn hơn là không ai mua. Dù mệt nhưng bán được hàng nên hai vợ chồng tôi cũng thấy vui”, anh Lịch nói.
Những năm trước, chuối tây được dùng cho xuất khẩu, thương lái đến tận bờ thu mua với giá 10-12.000 đồng/kg mà không có đủ để bán vì năm thì ngập trắng, chết hết chuối, năm thì bãi bồi bị lở, 2/3 bãi chuối trôi theo dòng nước nên sản lượng thấp.
Hoa chuối, lá chuối cũng phải vứt đi vì không có ai mua.
Video đang HOT
“Năm nay trồng dễ, sản lượng cao thì lại không có ai mua. Riêng hoa chuối, mọi năm còn bán được 3-4.000 đồng/chiếc, năm nay toàn bộ vứt đi, lá chuối cũng vứt chất đầy bãi, giá như liên kết được với siêu thị, nhà hàng bao tiêu cho người dân trồng chuối tiêu thụ hoa, lá và quả chuối thì nông dân chúng tôi đỡ lâm vào cảnh khó khăn như thế này. Hiện tại, chỉ cần bán 3-4.000 đồng/kg chuối tại bờ để gỡ gạc lại chút vốn liếng mà cũng khó”, anh Lịch thở dài.
Chị Mai (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, anh Lịch là người cùng quê với chị nên khi biết hoàn cảnh khó khăn trong việc tiêu thụ chuối chị đã đăng bài lên mạng xã hội nhờ bạn bè ủng hộ.
“Sau vài ngày viết bài kêu gọi, tôi và một số anh chị cùng quê sống tại Hà Nội gom được khoảng 1 tấn chuối. Hôm thứ 7 tuần trước, vợ chồng anh Lịch chuyển chuối xuống và giao cho khách nhưng tôi thấy anh chị vất vả quá. Nhìn hình ảnh anh chị ngồi bên đống chuối mà lòng buồn rười rượi, không biết khi nào mới “giải cứu” xong mấy nghìn buồng. Khách mua lẻ thì có hạn vì tôi không chuyên bán hàng, mà vận chuyển từng đơn lẻ khắp Hà Nội thì phí vận chuyển quá cao. Không biết làm cách nào để đưa chuối vào siêu thị, cửa hàng hoa quả hoặc các chợ chung cư thì mới nhanh tiêu thụ hết”, chị Mai nói.
Theo chị Mai, còn rất nhiều người muốn mua chuối ủng hộ nhưng không có điểm tập kết, giá trị hàng thấp mà phí vận chuyển, thuê ship tận nhà lại cao nên thật sự “lực bất tòng tâm”.
“Mấy người bạn tôi bàn nhờ một số người chuyên bán hoa quả online ở các chung cư trên địa bàn Hà Nội rao bán chuối giúp, anh Lịch sẽ thuê người chặt và vận chuyển đến tận chân chung cư cho mọi người bán với giá 6.000 đồng/kg nhưng cũng không ăn thua. Đa số mọi người chỉ mua 1-2 nải, người bán hộ lại phải cắt từng buồng rồi ship từng hộ nên họ cũng ngại. Mặc dù siêu thị vẫn bán chuối tây với giá 10.000 đồng/kg, nhưng chuối chỉ là hàng hoa, ăn vặt, không phải thức ăn hàng ngày nên nhu cầu mọi người cũng không nhiều. Thật sự giờ không biết làm cách nào để giúp nữa”, chị Mai phân tích.
Khánh An
Vài nghìn đồng/kg chuối mà vẫn không ai mua, nông dân có nguy cơ thua lỗ hàng tỷ đồng
Hàng chục hecta với hàng vạn buồng chuối tây đến mùa thu hoạch nhưng không có người thu mua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người trồng chuối có nguy cơ lỗ hàng tỷ đồng.
Trước đây, chuối tây Thái Lan được thu mua để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Nhưng từ Tết trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch bênh khiên thi trương chuôi xuât khâu sang Trung Quôc giam manh. Cac lê hôi trong ca nươc tam dưng tô chưc va hoc sinh nghi học khiên lương chuôi tiêu thu nôi đia cung giam theo. Giá thấp, nhưng nhiều nông dân vân ngóng thương lái về thu mua, mong vớt vát được tiền công.
Người nông dân lòng như lửa đốt vì hàng vạn buồng chuối đến mùa thu hoạch không có người mua.
Anh Hà (trú tại xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) cho biết đầu năm 2019, dồn hết vốn liếng trong nhà và vay mượn thêm ngân hàng để trồng 6.000 gốc chuối tây trên mảnh đất gần 10 ha của mình, thế nhưng đến mùa thu hoạch lại không có người thu mua.
"Trước đây khu đất này toàn bộ là lau sậy mọc um tùm, bỏ hoang, mình thấy tiếc nên đấu thầu của xã để trồng chuối. Để có được vườn chuối như bây giờ, tôi phải mất rất nhiều tiền thuê nhân công khai hoang đất, triệt sậy và thuê máy múc tạo thành luống chống ngập cho chuối, sau đó về tận Hải Dương mua cây giống. Riêng tiền giống mất khoảng 80 triệu, tiền thuê máy móc, nhân công khoảng 130 triệu, tiền phân bón khoảng 60 triệu và rất nhiều chi phí khác...", anh Hà phân tích.
Chuối thu hoạch xong nằm ngổn ngang vì không có người mua.
Theo anh Hà, để buồng chuối đẹp, ngoài khâu làm cỏ, bỏ phân, trông nom, anh còn phải chú ý thời gian bẻ bắp, go buồng và tỉa lá để lá không chạm vào buồng. "Tổng chi phí để hoàn thiện từ khi trồng đến khi thu hoạch sẽ mất khoảng 80-90.000đ/gốc. Thế nhưng, từ Tết đến giờ thương lái họ trả rất rẻ, chỉ 3.000-4.000đ/kg, giảm 2/3 so với các năm khác. Với giá này thì lỗ nặng nhưng họ cũng thu mua nhỏ giọt, không được nhiều".
Điêu đứng vì không tìm được đầu ra cho chuối, nhìn hàng nghìn buồng chuối đến kỳ thu hoạch mà không có người mua, anh Hà đã nhờ sự trợ giúp của anh em, bạn bè bán lẻ, nhưng cũng không được là bao.
Vì không thể bán với số lượng lớn nên một số người huy động anh em bạn bè bán lẻ với giá "giải cứu".
"Hiện tại, giá chuối chỉ bằng 1/3 cùng kỳ năm ngoái do không xuất khẩu được, phía đối tác Trung Quốc đồng loạt thông báo ngưng nhập khẩu mặt hàng này. Trong khi đó, học sinh, sinh viên nghỉ học nên lượng chuối tiêu thụ cho các bếp ăn tập thể cũng không có. Bán lẻ thì khó mà biết bao giờ mới hết 6.000 buồng chuối?", anh Hà thở dài.
Hơn 10 năm trồng chuối Tây, anh Trường (quê ở Vĩnh Phúc) cho biết năm nay là năm thứ 4 anh thuê đất trồng chuối tại Phú Thọ, cũng là năm khó khăn nhất từ trước đến giờ. "Năm ngoái, nước sông lên cao, ngập trắng nên chuối chết hơn 2/3. Trồng hơn 40.000 gốc chuối mới cho thu hoạch được 10.000 buồng, thương lái trả giá 12.000đ-13.000đ/kg, họ chờ sẵn ở bờ ruộng mà không có chuối bán. Năm nay, mấy anh em tôi rủ nhau dồn hơn 6 tỷ tiền vốn để trồng 60.000 gốc chuối, giờ thì không bán được. Cứ đà này thì chúng tôi sẽ thiệt hại từ 2-3 tỷ đồng", anh Trường cho biết.
Mỗi buồng chuối từ 10-12 nải, nặng từ 20-25kg được rao bán lẻ với giá 150.000đ để thu hồi vốn.
Theo anh Trường, nếu như năm trước không có chuối mà bán thì năm nay lại không có ai mua. "Họ thu mua rất rẻ, chỉ vài nghìn/kg. Vơi mưc gia nay, môi cây chuôi tôi phai bu lô tư 10.000 - 15.000 đông, chưa kể cả năm công sức bỏ ra. Gia thâp nhưng thương lai đên thu mua cung rât it, cac điêm cân chuôi cung không thu gom sô lương lơn nưa. Nhiều hộ trồng chuối thu hoạch xong không biết bán cho ai, chất đống trong nhà và mang ra chơ ban le để thu được đồng nào hay đồng đó".
Đứng nhìn vườn chuối chín cũng không cam tâm, anh Trường chủ động thuê xe lên cửa khẩu để bán sang Trung Quốc nhưng cũng không ăn thua vì chi phí quá lớn. "Để thu hoạch một xe chuối 20 tấn xuất sang Trung Quốc, tôi phải thuê mất 20 nhân công, chi phí cước xe cũng tăng do tắc biên, chờ đợi quá lâu ở cửa khẩu. Chuối lại là hàng hóa không để lâu được. Nếu cửa khẩu đông quá hoặc tắc biên thì chuối sẽ chín, khó bán hoặc bán với giá rẻ như cho, mà để chuối tại ruộng nó cũng chín", anh Trường nói.
Trước thực trạng trên, người trồng chuối đang rất cần sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp để tìm đầu ra và gỡ khó cho người nông dân trong tình hình hiện nay.
Khánh An
Thịt lợn đắt đỏ, hải sản thừa mứa, giá rẻ lại thưa vắng người mua Vài ngày qua, thịt lợn là mặt hàng được người dân gom mua nhiều, giá cũng vì thế mà lên cao. Trong khi đó, không ít mặt hàng thực phẩm khác lại thừa mứa, tụt giá do nhà hàng đóng cửa. Giá thịt lợn luôn là chủ đề nóng nhiều ngày qua. Bởi đây là loại thực phẩm dễ tiêu dùng trong thời...