Giấc ngủ của người lạc quan và bi quan liệu có gì khác nhau?
Theo nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã tìm thấy một sự liên quan mật thiết giữa thế giới quan của một người và chất lượng giấc ngủ của họ.
Mất ngủ hiện tại đã và đang là một căn bệnh mang tính toàn cầu. Đi cùng với đó là hàng loạt giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề: một bộ chăn nệm thật êm, hạn chế các thức uống có cồn vào bữa tối, hay tập thể dục đều đặn… và quan trọng nhất, giữ một tâm trạng thoải mái khi lên giường ngủ là điều cần thiết.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Behavioral Medicine, bác sĩ Rosalba Hernandez – phó giáo sư tại trường đại học Ilinois công bố: người lạc quan trong cuộc sống có giấc ngủ sâu hơn về đêm.
Cuộc khảo sát tương quan giữa giấc ngủ và sự lạc quan
Bác sĩ Rosalba Hernandez cùng các cộng sự đã khảo sát trên 3.548 tình nguyện viên tuổi từ 32 – 51. Với bảng khảo sát về mức độ hài lòng trong cuộc sống hiện tại và tương lai, điểm khảo sát nằm trong khoảng 6 – 30 (30 là mức cao nhất). Cùng với đó, những người tham gia cũng tự đánh giá về chất lượng giấc ngủ của họ và cường độ xuất hiện các cơn mất ngủ.
Người lạc quan có tỷ lệ mất ngủ ít hơn 74%.
Với kết quả khảo sát thu được, những người có điểm khảo sát (điểm hài lòng) cao thường ngủ từ 6 đến 9 tiếng mỗi đêm và có tỷ lệ mất ngủ ít hơn 74%.
Video đang HOT
“Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa tính lạc quan và chất lượng giấc ngủ, sau khi điều chỉnh những nhân tố như điều kiện sức khỏe, cơ địa và triệu chứng trầm cảm” – Bác sĩ Rosalba Hernandez nói.
Bác sĩ Rosalba Hernandez cũng kết luận: “Tinh thần lạc quan – sự tin tưởng về một tương lai tươi đẹp sẽ đến – là một tài sản vô giá cho sức khỏe và là liều thuốc phòng chống đặc trị mọi bệnh tật”.
Source (Nguồn): Medical News Today
Theo Helino
Cứ kêu con quấy đêm, ai ngờ bé ngủ không ngon giấc là do sai lầm của mẹ
Những sai lầm sau mẹ cần lưu ý bởi có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, khiến bé ngủ không ngon giấc.
Trẻ ngủ ngon giấc thì mới có thể phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Nhiều trẻ chất lượng ngủ suy giảm là do mẹ đã không hình thành thói quen tốt cho trẻ. Những sai lầm sau mẹ cần lưu ý bởi có thể khiến bé ngủ không ngon.
1. Giờ giấc ngủ của trẻ không theo quy luật
Chị Mai ở nhà làm nội trợ và chăm sóc bé 9 tháng tuổi. Chị thường ngủ cạnh con để thuận tiện việc chăm sóc và cho bé bú đêm. Khoảng 4 giờ chiều, bé sẽ ngủ một mạch đến 8 giờ tối. Sau đó, bé sẽ thức dậy và chơi đến nửa đêm. Chất lượng giấc ngủ của bé không được đảm bảo do chị đã cho bé ngủ không theo quy luật.
Là một người mẹ, bạn cần phải hiểu quy luật giấc ngủ của con. Trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể ngủ không theo giờ giấc cố định, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ. Nhưng với trẻ trên 3 tháng tuổi, mẹ cần phải ý thức được việc tạo thói quen cho bé ngủ theo giờ giấc cố định.
Chẳng hạn, bé 9 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 2 - 3 lần/ngày. Buổi tối, bé cần ngủ trước 9 giờ tối là tốt nhất, và mẹ nên là người dẫn dắt để tạo thói quen tốt cho bé.
Với trẻ trên 3 tháng tuổi, mẹ cần phải ý thức được việc tạo thói quen cho bé ngủ theo giờ giấc cố định (Ảnh minh họa).
2. Hạn chế giờ ngủ trưa của trẻ
Nhiều mẹ cho rằng, buổi tối bé ngủ không ngon giấc là do bé đã ngủ quá nhiều vào buổi trưa. Do đó, mẹ đã ra lệnh cấm bé ngủ vào buổi trưa. Đây là hành vi sai lầm của mẹ. Nếu bé buồn ngủ nhưng mẹ không cho bé ngủ sẽ khiến bé bị mệt, thần kinh trong trạng thái hưng phấn kéo dài sẽ gây ra tình trạng mất ngủ và khiến bé ngủ không sâu giấc vào nửa đêm.
Trường hợp ngược lại, đặc biệt là phụ huynh của bé trên 2 tuổi, một bé không muốn ngủ trưa nhưng bị cha mẹ ép phải nghe lời. Đây được đánh giá là hành vi sai lầm của cha mẹ. Bởi khi trẻ đến 3 tuổi, bé có thể ngủ hoặc bỏ qua giấc ngủ trưa. Việc cha mẹ thúc ép có thể khiến bé nảy sinh tâm lý kháng cự, không có lợi cho giấc ngủ của bé.
3. Đánh thức bé dậy để bú
Chị Mai nghe nói, trẻ trên 3 tháng tuổi cần cho bú cách 3 tiếng/lần. Thế là, kể từ ngày con gái chào đời, chị Mai luôn đặt đồng hồ báo thức, mỗi khi đồng hồ đổ chuông, chị liền đánh thức bé và cho bé bú sữa theo đúng giờ đã quy định.
Hậu quả là khi bé được 14 tháng tuổi, cân nặng của bé chưa đến 500g. Lúc bé được đưa đến bệnh viện khám, chị Mai mới vỡ lẽ mình đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Bác sĩ cho biết, nửa đêm bé vẫn ngủ say giấc là chứng tỏ bé không đói và mẹ không cần lay bé dậy cho bé bú sữa. Chị Mai phải điều chỉnh thói quen cứng nhắc cho bé bú theo đúng giờ. Chỉ sau 1 tháng thay đổi, cân nặng của bé đã bắt đầu tăng.
Các mẹ cần nhớ, khi bé đói, bé sẽ lập tức tỉnh giấc và khóc đòi mẹ. Do đó, nếu bé đang say giấc, mẹ không nên đánh thức bé. Bởi điều này ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ và khả năng tự ngủ của bé, không có lợi cho quá trình phát triển của bé.
Khi bé đói, bé sẽ lập tức tỉnh giấc và khóc đòi mẹ. Do đó, nếu bé đang say giấc, mẹ không nên đánh thức bé (Ảnh minh họa).
4. Không cai bú đêm cho trẻ
Nếu bé được 9 tháng tuổi nhưng bé vẫn bú đêm khoảng 5 - 6 lần, thì đã đến lúc mẹ cần can thiệp và từ từ giúp bé bỏ cữ bú đêm.
Khi bé đầy tháng, về mặt sinh lý thì bé đã có thể ngủ xuyên suốt 4 tiếng. Nếu bé đã 6 tháng tuổi nhưng bé không ngủ đủ giấc, thì mẹ cần ý thức việc ngắt cữ bú đêm cho bé để đảm bảo chất lượng giấc ngủ và khả năng phát triển toàn diện của bé sau này.
Nguồn: Sohu
Theo Helino
Nếu ngừng uống rượu bia, cơ thể bạn sẽ có 10 thay đổi bất ngờ Trên thực tế, sau khi ngừng uống rượu bia, những thay đổi trong cơ thể có thể vượt quá sức tưởng tượng của bạn. Mọi người đều biết rằng uống rượu có hại cho sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn bất chấp điều đó. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi ngừng uống rượu, những thay đổi trong cơ thể có thể...