Giấc mơ du học Nhật Bản tan thành mây khói
Adeline Leng (26 tuổi, Singapore) dự kiến nhập học tại một trường ngoại ngữ ở Nhật Bản vào tháng 4/2021. Thế nhưng, cô chưa thể nhập cảnh vì lệnh kiểm soát biên giới nghiêm ngặt.
Leng nộp hồ sơ từ 16 tháng trước song không nhận được phản hồi từ bất kỳ đơn vị nào. Điều này khiến cô cảm thấy căng thẳng vì có thể bỏ lỡ ước mơ du học.
Chung cảnh ngộ với Leng, hơn 140.000 du học sinh khác vẫn đang chờ đợi hy vọng được đặt chân đến xứ sở hoa anh đào.
Nhật Bản ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài không phải là công dân hay thường trú nhân từ cuối tháng 11/2021, vài ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố biến thể Omicron rất dễ lây lan.
Theo Kyodo News, chính sách này sẽ có hiệu lực ít nhất cho đến cuối tháng 2 năm nay.
Lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh do biến thể Omicron của Nhật Bản đã đẩy du học sinh vào thế tiến thoái lưỡng nan. Ảnh: The Japan Times.
Chờ đợi hy vọng
Cô gái 26 tuổi sinh ra ở Singapore nhưng lớn lên tại Australia. Do có bà nội là người Nhật, cô muốn chuyển đến sống ở đây từ lâu.
Leng đã bày tỏ ý định này với cha mẹ từ năm 14 tuổi dù biết rằng cô sẽ phải đối mặt với rào cản về ngôn ngữ, văn hóa khi không phải là người Nhật 100%.
Cô có bằng thạc sĩ về kiến trúc nhưng đã chuyển sang ngành thiết kế sau khi đại dịch bùng phát.
“Tôi cảm thấy ngành xây dựng đang hoạt động không tốt lắm nên quyết định lấn sân sang lĩnh vực khác. Cũng trong khoảng thời gian này, tôi đã gặp một đối tác người Australia nhưng hiện sinh sống và kinh doanh tại Nhật Bản”, Leng kể.
Video đang HOT
Cô cho rằng đây là cơ hội tốt để thực hiện ước mơ của mình. Theo Leng, các hạn chế nhập cảnh của đất nước mặt trời mọc quá nghiêm ngặt dẫn đến việc người nước ngoài bị rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Nhật Bản thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ do lo ngại biến thể mới. Ảnh: The Japan Times.
Bản thân cô cũng bị mắc kẹt trong trạng thái lấp lửng, không có cách nào để quay lại cuộc sống cũ.
Vào tháng 10 năm ngoái, Leng đã trở về Singapore do tình hình Covid-19 ở Australia ngày càng tồi tệ.
Theo chính sách hiện hành của Nhật Bản, người nước ngoài không phải thường trú nhân không thể nhập cảnh vào Nhật Bản trừ khi họ là “trường hợp ngoại lệ đặc biệt”.
Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng chỉ trích việc kiểm soát biên giới nghiêm ngặt của nước này là không hợp lý và có thể dẫn đến phân biệt đối xử với người nước ngoài.
Một số du học sinh vẫn tiếp tục chờ đợi tín hiệu mới trong khi những người khác đã từ bỏ hoặc thay đổi điểm đến.
Từ bỏ ước mơ du học
Nhiều người không chờ được đã chuyển sang các nước châu Âu chấp nhận sinh viên quốc tế. Trong khi đó, đối với Anais Cordeiro de Medeiros (29 tuổi, người Brazil) kế hoạch du học Nhật Bản đã tan thành mây khói.
Cô gái dự kiến học cao học ở Tokyo trong 2 năm tính từ tháng 4/2020. Trước đó, cô đã hoàn thành mọi thủ tục để bay đến Nhật. Tuy nhiên, dịch bệnh bất ngờ chuyển hướng tệ hơn khiến kế hoạch của Anais Cordeiro de Medeiros đành phải tạm hoãn.
“Tôi bỏ việc, bán xe và làm mọi thứ để có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống. Mặc dù có nhiều khó khăn, tôi chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ đến Nhật”, cô bày tỏ.
Nhiều người nước ngoài bày tỏ mong muốn chính phủ Nhật Bản nới lỏng lệnh cấm nhập cảnh. Ảnh: Tokyo Weekender, Stuff.
Tuy chênh lệch múi giờ đến 14 giờ, cô vẫn quyết định theo học trực tuyến và sẵn sàng khởi hành ngay lập tức khi lệnh cấm được nới lỏng.
“Đồng hồ sinh học của tôi bị thay đổi lộn xộn. Nếu đến Nhật, tôi có thể tiếp thu kiến thức tốt hơn. Quy định này chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến xã hội, không chỉ với những người như tôi mà còn cả Nhật Bản”.
Trong gần 2 năm, Anais Cordeiro de Medeiros đã đặt vé máy bay hơn 10 lần và hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình bằng cách nghiên cứu từ xa. Nếu lệnh cấm được dỡ bỏ kịp thời, cô có thể tham dự lễ tốt nghiệp vào tháng 3/2022.
Davide Rossi, người điều hành một công ty hỗ trợ sinh viên nước ngoài, cho rằng quy định của Nhật Bản là không công bằng và vô lý.
Tuy nhiên, các cuộc thăm dò của truyền thông nước này lại cho thấy hơn 80% người dân ủng hộ các biện pháp thắt chặt biên giới.
“Tôi nghĩ chính phủ nên đưa ra một tiêu chí và thời gian rõ ràng để cho phép người nước ngoài nhập cảnh, ít ra họ biết phải chuẩn bị những gì. Trong thời đại toàn cầu hóa, việc giữ lệnh cấm đi lại không có lợi cho người dân, cả nước Nhật và thế giới”, Rossi bày tỏ.
Trải nghiệm du học giữa dịch Covid-19 và hành trình về nước đón Tết giàu cảm xúc
Du học sinh Việt Nam tại Ireland Nguyễn Viên Ngọc Quý đã chia sẻ về những trải nghiệm thú vị trong thời gian du học giữa dịch Covid-19 và hành trình về nước đón Tết tuy vất vả nhưng đầy cảm xúc.
Sau khi nhận được học bổng Bord Bia - do Ủy ban Thực phẩm Ireland Bord Bia cấp - cho chương trình học Thạc sĩ tại trường UCD, Dublin, Ireland từ tháng 4/2021, Nguyễn Viên Ngọc Quý đã phải học trực tuyến từ Việt Nam từ tháng 4-11/2021 do dịch bệnh Covid-19. Do chương trình học yêu cầu di chuyển liên tục giữa Ireland (khi có lớp học) và Việt Nam (khi làm dự án thực tế), Ngọc Quý đã có nhiều trải nghiệm khi đi lại giữa hai nước trong mùa dịch Covid-19.
Du học vẫn vui giữa dịch bệnh
Hào hứng chia sẻ về những trải nghiệm sinh hoạt, học tập tại Ireland trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ngọc Quý bày tỏ: "Lúc đầu lịch bay của em là ngày 3/12/2021, nhưng sau khi theo dõi tình hình dịch Covid-19, em thấy số ca nhiễm ở châu Âu dần gia tăng, một số nước lớn như Áo đã áp dụng phong tỏa, Đức cũng chuẩn bị hạn chế đi lại một phần, em cũng sợ Ireland sẽ thực hiện nhiều biện pháp hạn chế nên đã đổi vé máy bay qua sớm hơn 01 tuần với mong muốn khám phá được nhiều nơi. Khi tới Ireland, bên cạnh việc học tập, em cũng cố gắng khám phá và tìm hiểu nhiều nhất có thể. Gần như ngày nào em cũng đi được một số nơi mới ở Ireland".
Ngọc Quý đã có nhiều trải nghiệm thú vị tại Ireland ngay giữa mùa dịch Covid-19. Ảnh: NVCC.
Chia sẻ về các biện pháp phòng chống dịch bệnh đang được áp dụng tại Ireland, Ngọc Quý cho hay: "Tại Ireland, trên tất cả các phương tiện công cộng đều yêu cầu hành khách đeo khẩu trang. Các địa điểm công cộng cũng áp dụng yêu cầu này, mọi người cũng khá cẩn trọng. Và khi em di chuyển tới các địa điểm tại Ireland, đa số đều kiểm tra chứng nhận đã tiêm vaccine phòng Covid-19. Có một điểm khác biệt với em ở đây là người dân Ireland đều sử dụng chứng nhận vaccine theo chuẩn chung châu Âu có mã QR và khi bị kiểm tra thì thủ tục rất nhanh gọn. Với em thì ứng dụng của Việt Nam mình không có hình nên một số nơi có hỏi thêm em các giấy tờ có hình có tên của mình. Vào dịp Giáng sinh, để hạn chế tụ tập đông người, chính phủ Ireland cũng đưa ra một số quy định như các quán rượu đóng cửa lúc 5 giờ chiều, hay chỉ phục vụ tối đa 6 người/bàn".
Nhiều cảm xúc trong hành trình về nước
Chuyến đi từ Dublin về Việt Nam đón Tết Nguyên đán của Ngọc Quý đầu tháng một này trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khi đây là lần đầu tiên đi xa mà chỉ có một mình: "Lúc đi về nhà em thấy hơi tủi thân một chút nhưng nghĩ đến việc được về nhà thì rất có động lực".
Ngọc Quý cũng chia sẻ về hành trình bay của mình: "Ban đầu, trường đặt vé cho em qua công ty lữ hành. Họ mua cho em chuyến bay từ Dublin - qua Hongkong - đến Việt Nam ngày 7/1. Nhưng đến ngày 30/12/2021, hãng hàng không Cathay Pacific hủy chuyến bay Hongkong - Việt Nam nên sau đó đơn vị đặt vé phải đặt chuyến mới cho em từ Dublin- Dubai - Singapore - Việt Nam ngày 4/1, sớm hơn dự kiến ban đầu 3 ngày. Thời điểm đó, đặt được lịch xét nghiệm PCR Covid-19 ở Ireland khá khó khăn do lượng người đặt lịch rất đông. Sau khi tìm kiếm mọi đơn vị xét nghiệm, em đã kịp đặt lịch xét nghiệm và nhận được kết quả ngày 3/1, kịp cho chuyến bay sáng 4/1".
Trong suốt hành trình di chuyển dài, Ngọc Quý đã thực hiện đầy đủ thủ tục y tế để đảm bảo an toàn khi về nước. Ảnh: NVCC.
"Sau khi thuận lợi đặt chân đến Dubai, chuyến đi tiếp theo đến Singapore của em bị dừng lại do nhân viên an ninh thông báo rằng Việt Nam mình chưa thông qua cho nhập cảnh từ Singapore. Sau đó em chuyển hướng bay Dubai - Singapore- Phnompenh, Campuchia. Tới Campuchia ngày 6/1, do chưa có chuyến bay về Việt Nam nên em ghép xe đi chung ra cửa khẩu vào ngày hôm sau. Trải qua một hành trình di chuyển dài và làm nhiều thủ tục, em cũng lên được xe từ cửa khẩu về thành phố Hồ Chí Minh".
Ngọc Quý hào hứng bày tỏ: "Sau một chuyến đi dài, em mừng lắm khi cuối cùng cũng nhìn thấy được cái nắng của thành phố Hồ Chí Minh, thấy được dòng xe đông đúc. Em chỉ kịp thông báo chung lên mạng xã hội cho mọi người yên tâm và dành thời gian nghỉ ngơi, cách ly tại nhà. Sau khi có kết quả xét nghiệm PCR âm tính sau vài ngày cách ly thì em được tự do di chuyển. Em phóng xe máy chạy khắp đường phố Hồ Chí Minh, không khí mát mẻ và được gặp nhiều người thân, bạn bè... Cảm giác biết bao nhiêu chuyện chưa kể!"
Thời gian qua, do số lượng chuyến bay charter về Việt Nam còn hạn chế và do điều kiện kinh tế khác nhau của nhiều kiều bào, nhiều hành khách đã lựa chọn di chuyển qua đường Campuchia khi nước bạn đang làm rất tốt việc mở cửa. Nhiều ý kiến về việc sớm mở lại các tuyến bay quốc tế đang thu hút được nhiều sự quan tâm. Điều này không chỉ giúp Việt Nam khôi phục kinh tế mà còn giúp nhiều kiều bào Việt dễ dàng hơn khi hồi hương.
Chiến thuật du học kiểu 'con nhà nghèo' của cô gái 9X Để có tiền đi du học, Linh quyết định gom góp hết số tiền tiết kiệm sau 4 năm đi làm, mua một mảnh đất "làm vốn dắt lưng". Đây cũng là thứ đảm bảo giúp cô có thể vay mượn đủ chi phí cần thiết khi đi du học. Sinh ra tại một vùng quê nghèo ở xã Bình Hòa, Krông Ana,...