Giấc mơ đại học có nguy cơ dang dở của nữ sinh nghèo rửa bát thuê
Với số điểm 27,25, Vân Anh xuất sắc đậu vào ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nhưng cô học trò nghèo có thể phải ngậm ngùi gác lại giấc mơ giảng đường đại học bởi hoàn cảnh gia đình quá bi đát.
Giấc mơ đại học có nguy cơ dang dở của nữ sinh nghèo rửa bát thuê
Sáng rửa bát, chiều bán nước mía thuê vẫn thi được 27,25 điểm
Trong kỳ thi THPT năm 2020 em Nguyễn Thị Vân Anh (trú tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) học sinh trường THPT 1/5 đã xuất sắc đạt số điểm 27,25 (chưa cộng điểm ưu tiên) xét tuyển đại học khối C.
Cụ thể môn Ngữ Văn em đạt 8,5 điểm, môn Lịch sử là 9,25 và môn Địa Lý đạt 9,5 điểm. Cộng thêm điểm ưu tiên, tổng số điểm xét tuyển đại học khối C của Vân Anh là 28,25.
Với số điểm này Vân Anh đậu vào khoa Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh.
Hàng ngày Vân Anh vẫn đi rửa bát thuê phụ giúp gia đình.
Ngày nhập học cận kề, trong lúc các bạn đều háo hức chuẩn bị hành trang đến giảng đường đến với chân trời mơ ước thì Vân Anh lại bồn chồn lo lắng. Thậm chí cô học trò đã quyết định gác lại giấc mơ của mình để ở nhà phụ giúp bố mẹ.
Làm sao Vân Anh có thể đến giảng đường khi ở nhà người mẹ ở nhà suốt 1 năm qua phải xạ trị, chạy hóa chất vì căn bệnh ung vú giai đoạn 3. Còn người cha hàng ngày đi lại khó khăn vì thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, không làm được việc nặng. Hai đứa em thơ dại vẫn đang tuổi đến trường.
Cuộc sống gia đình vốn đã khó khăn đủ bề, chồng không thể làm được các việc nặng nhọc nên chị Mã Thị Hương (SN 1979, mẹ của Vân Anh) thức khuya dậy sớm hông xôi, gánh đi bán. Gánh xôi mỗi sáng tinh sương đó cũng là nguồn thu nhập chính nuôi sống cả gia đình.
Thương bố mẹ, Vân Anh luôn chăm chỉ học tập thay bố mẹ chăm sóc các em, lo công việc trong nhà. Suốt 12 năm học Vân Anh luôn là tấm gương vượt khó học giỏi để các bạn trong trường noi theo. Ba năm học THPT em đều là học sinh giỏi toàn diện.
Vân Anh thay bố mẹ chăm sóc cho các em.
Cách đây 1 năm cả gia đình như chết lặng khi nhận hung tin, người mẹ được các bác sĩ chẩn đoán mắc phải căn bệnh ung thư vú. Người mẹ, với gánh xôi sáng, nguồn sống của cả gia đình lâm trọng bệnh. Tiếp đó là chuỗi ngày triền miên ở bệnh viện với những đợt xạ trị, chạy hóa chất khiến cơ thể chị gầy yếu hẳn đi.
Để phụ giúp bố mẹ, cô học trò nghèo còn tranh thủ dậy sớm xin rửa bát thuê, tại một quán ăn sáng. Chiều lại đến quán bán nước mía phụ giúp.
Quán ăn sáng nơi hàng ngày Vân Anh vẫn đến phụ giúp bán hàng.
Chị Phan Thị Mùi – chủ quán ăn ở trung tâm xã Nghĩa Trung nghẹn lòng: “Hoàn cảnh cháu Vân Anh rất đáng thương. Bố mẹ đều mắc bệnh, gia đình tôi buổi sáng bán đồ ăn sáng nên cháu ra đây từ 5h sáng để phục giúp bán hàng, buổi chiều bán nước mía.
Vân Anh rất ngoan và chăm chỉ. Nghe tin cháu thi đạt được điểm cao, đậu đại học ai cũng mừng. Nhưng không biết hoàn cảnh gia đình như vậy liệu cháu có tiếp tục đi học được nữa không”.
Xã đến tận nhà vận động để nữ sinh tiếp tục giấc mơ
Vân Anh tâm sự: “Từ hôm có điểm thi, biết không thể lo cho con tiếp tục học được nữa, em thấy mẹ khóc rất nhiều. Mẹ em tháng nào cũng phải đi viện điều trị, nhà thì không có tiền.
Giờ em mà đi học nữa thì thật không biết xoay xở vào đâu. Có lẽ em sẽ đi làm thuê, kiếm tạm việc để có tiền lo cho mẹ chữa bệnh, sau em đi học lại cũng chưa muộn.
Còn hai em nhỏ cũng không thể đi học tiếp nếu bố mẹ dồn cho em học. Em theo ý bố mẹ, sẽ không đi học mà ở nhà đi làm để phụ giúp bố mẹ nuôi em ăn học”.
Gia đình Vân Anh thuộc diện hộ nghèo tại địa phương.
Anh Nguyễn Duy Nam (SN 1977, bố của Vân Anh) nghẹn ngào: “Khi nghe con báo cáo kết quả kỳ thi đại học gia đình rất vui, nhưng khi nghĩ đến việc cho con đi học thì lấy tiền đâu ra, nếu tôi không bệnh tật thì đủ sức nuôi con ăn học, thương con muốn cho con tiếp tục học để theo đuổi ước mơ của mình nhưng có lẽ phải cho cháu nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình”.
Để chia sẻ những khó khăn và động viên cháu Vân Anh có thành tích cao trong kỳ thi vừa qua, chính quyền xã Nghĩa Trung cũng đã kịp thời thăm hỏi, động viên.
Bên cạnh đó, xã cũng đứng ra kêu gọi các tổ chức, đoàn thể cũng chung tay để tiếp sức cho cháu thực hiện được ước mơ của mình.
Chính quyền địa phương đến thăm hỏi động viên cô học trò nghèo tiếp tục giấc mơ.
Anh Vi Đình Tuấn – Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung cho biết: “Sau khi tiếp nhận được thông tin trường hợp cháu Vân Anh đạt số điểm cao đậu đại học, chúng tôi đã đến động viên, chia sẻ khó khăn trước mắt với gia đình.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn để cho cháu được đến trường”.
Nghị lực và những kết quả mà Vân Anh đã đạt được là không hề dễ. Con đường đến với ước mơ đại học của Vân Anh đang dần khép lại, cần lắm những sự sẻ chia, những tấm lòng hảo tâm để giúp em viết tiếp ước mơ đang còn dang dở.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Chị Mã Thị Hương – xóm Trung Nghĩa, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Điện thoại liên hệ: 0763.125.139 (gặp chị Hương) hoặc 0899.647.627 (gặp Vân Anh). Hoặc anh Vi Đình Tuấn – Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Số điện thoại: 0983.338.111 – 0931.119.299.
Điểm chuẩn ngành Báo chí cao nhất 4 năm qua
Ngành Báo chí của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Hà Nội, TP.HCM cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền có điểm chuẩn cao nhất trong 4 năm qua.
Năm nay, thí sinh dự thi ngành Báo chí vào ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cần đạt 28,5 điểm ở tổ hợp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý mới trúng tuyển.
Điểm chuẩn ngành này của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng lên đến 27,5 (trung bình mỗi môn hơn 9 điểm).
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thí sinh cũng cần đạt mỗi môn khoảng 8 điểm để có cơ hội trúng tuyển.
Điểm chuẩn các ngành Báo chí - Truyền thông của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) hai năm qua. Ảnh: Nguyễn Sương.
Điểm chuẩn tăng cao
Năm nay, điểm chuẩn ngành Báo chí của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) theo khối C cao vượt trội so với 3 năm trước.
Cụ thể, điểm trúng tuyển theo điểm thi 3 môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành này là 28,5, cao hơn năm ngoái 2,5 điểm. Mức chênh so với hai năm 2017, 2018 lần lượt là 2 và 3,5 điểm.
Tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), điểm chuẩn các ngành nhóm báo chí, truyền thông đều cao hơn năm trước. Riêng ngành Báo chí, điểm chuẩn cao nhất trong 4 năm nay.
Ở tổ hợp C0, điểm chuẩn cho ngành Báo chí là 27,5, cao nhất trường và cao hơn năm ngoái 2,8 điểm. Mức điểm này ở năm 2017 là 27,25, năm 2018 là 24,7.
Điểm trúng tuyển theo tổ hợp D1, D14 cũng cao hơn 3 năm trước. Mức điểm chuẩn từ năm 2017 đến nay lần lượt là 25,5 - 22,6 - 24,1 - 26,15 điểm.
Ngoài ra, hai năm nay, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển thêm ngành Báo chí chất lượng cao và Truyền thông đa phương tiện. Điểm chuẩn năm 2020 của hai ngành này cũng cao hơn năm 2019.
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điểm trúng tuyển chuyên ngành Báo in theo tổ hợp R16 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học xã hội) là 31, tính theo thang điểm 40.
Các năm trước, điểm xét tuyển của ngành tính theo thang điểm 30. Khi quy điểm trúng tuyển cả 4 năm về thang điểm 10, mức điểm năm nay chỉ thấp hơn năm 2018 không đáng kể và cao hơn hai năm còn lại.
Chuyên ngành Báo mạng điện tử cũng có điểm chuẩn tăng. Nếu quy ra thang điểm 10, điểm trúng tuyển trong 3 năm 2018-2020 (năm 2017 không tuyển sinh) là 8,12 - 7,67 - 8,15 điểm.
Không chỉ riêng ngành Báo chí, nhìn chung, điểm chuẩn năm nay của cả 3 trường nêu trên đều tăng.
Trong đó, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người bất ngờ khi lấy điểm chuẩn 30 cho ngành Hàn Quốc học (tổ hợp C0). Với tổ hợp này, điểm chuẩn vào ngành Đông Phương học cũng cao không kém: 29,75.
Các năm trước, đây cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất (năm 2017 và 2019 lấy 28,5 điểm, năm 2018 lấy 27,25 điểm.
Tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), mức điểm chuẩn cao nhất trong 4 năm qua cũng rơi vào năm 2020 (ngành Báo chí tổ hợp C0). Năm 2017, ngành này dẫn đầu trường với 27,25 điểm.
Năm 2018, điểm trúng tuyển cao nhất vào trường là 24,9 (ngành Du lịch, tổ hợp C0). Năm ngoái, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, tổ hợp C0, là ngành có điểm chuẩn cao nhất: 25,5.
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, mức điểm chuẩn cao nhất trong 4 năm qua theo thang điểm 30 lần lượt là 23,75 (năm 2017), 23 (năm 2018), 24,75 (năm 2019) và 27,57 (năm 2020).
Với những ngành tính theo thang điểm 40, điểm chuẩn năm nay lên đến 36,75, cao hơn mức cao nhất của năm 2017 và 2018 đến 2,75 điểm và tăng 6 điểm so với năm 2018.
Điểm trúng tuyển nhiều ngành vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm nay cao hơn các năm trước. Ảnh: Nguyễn Sương.
"Tình hình chung"
Trao đổi với Zing về việc điểm chuẩn ngành Báo chí tăng, PGS.TS Lưu Văn An, Phó giám đốc phụ trách Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho biết nguyên nhân nằm ở đề thi dễ hơn các năm trước.
Với ngành học có điểm chuẩn 36,75 (hơn 9 điểm mỗi môn), ông An cho biết việc trường phân bổ chỉ tiêu cho phương thức tuyển thẳng, xét tuyển học bạ cũng khiến điểm trúng tuyển đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp điểm thi năng khiếu cao lên.
Ông An đánh giá những năm gần đây, ngành Truyền thông (bao gồm báo chí) có sức hút lớn với thí sinh. Các ngành Quan hệ công chúng, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện đều "hot", thậm chí hơn các chuyên ngành thuộc Báo chí, và có điểm chuẩn cao.
Ngành Báo chí lấy điểm chuẩn cao, những người quan tâm ngành này nhiều năm sẽ không bất ngờ. Đây là ngành nhiều thí sinh giỏi lựa chọn nên đương nhiên, điểm chuẩn cao.
TS Phạm Tấn Hạ
Đương nhiên, các ngành báo chí vẫn có sức hút lớn. Điều này thể hiện qua số lượng thí sinh đăng ký dự thi những môn năng khiếu vào trường.
PGS.TS Lưu Văn An cho hay dù dịch Covid-19, số lượng thí sinh nhỉnh hơn năm trước 100-200 em. Ngoài ra, trường tổ chức thi thêm đợt 2 với hình thức online cho thí sinh Đà Nẵng (5 em).
"Những năm gần đây, việc 1.300-1.400 thí sinh dự thi để cạnh tranh cho chưa đến 300 suất học ở trường là bình thường", ông thông tin.
Tuy nhiên, ông An cho rằng việc điểm chuẩn năm nay tăng là tình hình chung do đề thi tốt nghiệp THPT dễ. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điểm chuẩn không tăng mạnh do đề thi năng khiếu vẫn giữ nguyên độ khó, thậm chí có phần khó hơn năm trước, điểm không chênh lệch nhiều. Ngoài ra, môn này còn nhân hệ số 2.
TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng đánh giá điểm chuẩn ngành Báo chí cao nhiều năm.
Năm 2017, ngành này cũng đứng đầu toàn trường về điểm chuẩn với 27,25 điểm. Ông nói thêm không chỉ Báo chí, điểm chuẩn các ngành khác năm nay cũng tương tự năm 2017, năm đề thi được đánh giá dễ.
"Ngành Báo chí lấy điểm chuẩn cao, những người quan tâm ngành này nhiều năm sẽ không bất ngờ. Đây là ngành nhiều thí sinh giỏi lựa chọn nên đương nhiên, điểm chuẩn cao", ông Hạ nói.
Tương tự, dù không phải ngành có điểm chuẩn cao nhất ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), ngành Báo chí theo tổ hợp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, luôn ở mức cao. Trong 4 năm qua, năm thấp nhất là 27,25 điểm, thí sinh cần đạt trung bình hơn 9 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
Điểm xét tuyển đại học cao: Mong manh cơ hội nguyện vọng 2 Điểm chuẩn trúng tuyển các ngành đại học (ĐH) năm 2020 của nhiều trường tăng lên nhiều so với năm trước, có những thí sinh điểm cao nhưng điều chỉnh nguyện vọng (NV) xét tuyển chưa chuẩn dẫn đến bị trượt vào ngành, trường mình yêu thích. Sự lên ngôi của khối C Trước đó, Bộ GD&ĐT, các chuyên gia làm tuyển sinh...