Giấc mơ bác sĩ của cô gái nhỏ làng biển
Việc cô gái mồ côi cha Trần Thị Ngọc đậu vào Trường đại học Y dược Huế với số điểm chót vót 27,5 trở thành sự kiện được bà con trong tổ dân phố 65 quan tâm bình luận nhiều ngày qua.
Trần Thị Ngọc sắp thành sinh viên. Hai mẹ con mừng lo lẫn lộn – TRẦN THỊ NGỌC – Video: TẤN LỰC – HUỲNH VY – TRINH TRÀ
Những hôm biển được mùa cá, bà Tín ra bến tàu mua thêm ít cá đét, cá hố về cho Út Ngọc xẻ mang phơi khô, dành bán cho bà con quanh xóm mùa mưa gió kiếm thêm đồng học phí.
Nhưng mấy tháng qua Đà Nẵng bùng dịch, chợ Mai đóng cửa, những chiếc thuyền của ngư dân Thọ Quang cũng nằm bờ, đôi gánh treo lặng lẽ một góc. Cái ăn hằng ngày phải tằn tiện hết mức nhưng bà Tín vẫn lo không kham nổi suất phí nhập học cho con gái.
Chỉ tiếc là địa phương không có quỹ khuyến học để khen thưởng động viên kịp thời cho cháu. Tôi sẽ cố gắng liên hệ chính quyền để tìm kiếm thêm sự trợ giúp cho Ngọc trên con đường đại học!
Ông TRỊNH ĐÌNH QUẢNG
Niềm tự hào của xóm biển
Một chiều muộn, bà Tín từ ngoài tổ ôm về bao gạo nặng, là quà từ thiện của người làm ăn xa gửi về cho bà còn khó khăn trong xóm. Vừa đến cửa, Ngọc chạy ra đỡ bao gạo cho mẹ rồi dìu vào nhà. Hai mẹ con mừng thầm, thêm được chục ký gạo là đỡ thêm một khoản phải chi trong mùa dịch này.
Chỉ còn vài ngày nữa Trần Thị Ngọc sẽ trở thành sinh viên Trường đại học Y dược Huế. Ngay thời điểm nhập học, nhà trường sẽ thu một khoảng tương đương 8 triệu đồng, gồm tiền bảo hiểm y tế và học phí của kỳ đại học đầu tiên.
Từ hôm nhận kết quả trúng tuyển tới nay hai mẹ con mừng lo lẫn lộn. Mừng vì giấc mơ nhiều năm đã sắp chạm tới nhưng cô cũng rất lo trước những gian nan của 6 năm dài học tập xa nhà.
Cô gái bé nhỏ Trần Thị Ngọc bên mẹ Tín trước lúc nhập học Trường đại học Y dược Huế – Ảnh: TẤN LỰC
Nhà Ngọc nằm sâu trong kiệt 62 Nguyễn Phan Vinh, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Xóm biển lâu đời này trước nay vẫn được người dân thành phố biết tới như khu của lao động nghề biển nhiều khó nhọc.
Việc cô gái mồ côi cha Trần Thị Ngọc đậu vào Trường đại học Y dược Huế với số điểm chót vót 27,5 trở thành sự kiện được bà con trong tổ dân phố 65 quan tâm bình luận nhiều ngày qua.
Ở tổ này, nhiều em chỉ mới học xong lớp 9 đã nghỉ học xin đi làm thợ thuyền, đi biển hay vào các nhà máy chế biến thủy sản gắn bó đời công nhân. Chỉ vài ba bạn kiên trì vượt khó bám lấy con đường học hành với ý niệm thoát nghèo qua ngả đường con chữ.
Ngọc cao và gầy, tay chân trông lều khều trong bộ quần áo rộng cùng với mái tóc cắt ngắn khiến những ánh nhìn ban đầu ngỡ cô là con trai. Nhưng cô có một quả tim nhiều nghị lực và ước vọng vươn lên.
12 năm liền, cô luôn là học sinh giỏi qua các cấp học. Cô được một quỹ học bổng nước ngoài đài thọ chi phí học tập từ lớp 9 tới lớp 12 với giá trị học bổng hằng năm 20 triệu đồng. Trong lớp 12/2 Trường THPT Hoàng Hoa Thám, Ngọc là học sinh duy nhất được nhận học bổng đó.
Với cô học bổng không chỉ là sự ghi nhận thành tích, mà còn là động lực phấn đấu để đạt được bởi cô hiểu rằng với hoàn cảnh của mình nếu muốn học cao hơn cần phải có nguồn học bổng hỗ trợ.
Gánh cá của mẹ gánh cả cuộc đời
Mang giấc mơ làm bác sĩ nhiều năm qua, bất kỳ thành tích và sự cố gắng nào đạt được đều nhắm hướng về giấc mơ một ngày khoác lên mình chiếc áo blouse trắng.
Giải nhì cuộc thi học sinh giỏi môn sinh học cấp thành phố là một trong những thành tích cô đạt được trên con đường hiện thực hóa giấc mơ. Những ngày đất nước chìm trong dịch bệnh, nhìn từng đoàn y bác sĩ, sinh viên trường y lên đường chi viện các nơi tâm dịch lòng Ngọc thổn thức. Cô ước mình được hòa cùng dòng người ấy để cống hiến sức mình cho trận chiến với COVID-19.
Ngọc bảo sinh viên y khoa luôn trong trạng thái bận rộn, một buổi đến trường một buổi đến bệnh viện, thời gian rảnh rỗi không nhiều nên cô có một ý tưởng làm thêm cực kỳ táo bạo là xin phục vụ dịch vụ tang lễ, trang điểm thi hài. Cô gái nhỏ không coi đó là việc kiêng kỵ hay đáng sợ mà ngược lại, xem đây là cơ hội phục vụ việc học tập ngành y của mình.
Bà Phạm Thị Tín, mẹ của Ngọc, nay 54 tuổi nhưng trông dày dạn gió sương hơn nhiều bởi những dấu vết khắc khổ cần lao in hằn trên gương mặt. Chồng mất vì đột quỵ gần 20 năm qua, một tay người phụ nữ này chăm lo chuyện ăn học cho 4 người con tới cao đẳng, đại học.
Để chu toàn cho bầy con ăn học thành người, bao năm qua bà Tín trở dậy từ giữa khuya quang gánh ra bến cá Thọ Quang thu mua tôm, cá rồi quẩy lên chợ Mai bán bưng tới lúc mặt trời lên đỉnh đầu mới thất thểu quay về.
Những hôm biển được mùa cá, bà mua thêm ít cá đét, cá hố về cho Út Ngọc xẻ mang phơi khô, dành bán cho bà con quanh xóm mùa mưa gió. Nhưng mấy tháng nay Đà Nẵng bùng dịch, chợ Mai đóng cửa, những chiếc thuyền của ngư dân Thọ Quang cũng nằm bờ, đôi gánh treo lặng lẽ một góc. Cái ăn hằng ngày phải tằn tiện hết mức nhưng bà Tín vẫn lo không kham nổi suất phí nhập học cho con gái. Đó là chưa kể nhà trường tổ chức dạy học online, Ngọc vẫn chưa có cái máy tính để theo dõi bài giảng.
Cách nhà Ngọc vài bước chân là nhà tổ trưởng tổ 65 Trịnh Đình Quảng, người hiểu rất rõ gia cảnh mẹ con Ngọc. Mấy tháng mùa dịch, biết hai mẹ con thiếu thốn nên mỗi khi có các tổ chức phát quà hỗ trợ, tổ trưởng Quảng luôn ưu tiên cho nhà Ngọc một suất để san sẻ phần nào khó khăn.
“Ở tổ này, học hành giỏi giang được như cháu Ngọc không phải nhiều. Bản thân tôi chỉ là hàng xóm mà cũng được vui lây” – ông Quảng chia sẻ.
Mọi giá cho con học hành tử tế
Như nhớ lại những năm tháng tuổi thơ, bà Tín bật khóc nức nở tự trách mình không được học hành tới nơi tới chốn nên không lo nổi cho con. Những định kiến lạc hậu khi ấy không khuyến khích phụ nữ học tập nên mới tuổi 13, các chị em bà đã lên rừng hái củi, xuống ruộng cấy lúa, trồng khoai. Thất học và nghèo khó bám lấy các chị em bà như là số phận.
Bởi thế, bà quyết tâm bằng mọi giá phải cho các con được học hành tử tế, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của thế hệ mình. Từ khi chồng mất, cuộc sống khó khăn, bà Tín hầu như chỉ lo được rau cháo qua ngày. Lâu dần ăn uống theo mẹ mà Ngọc trở thành người ăn chay, không biết ăn thịt cá. Bà lo con gái một thân mình nơi đất khách rồi đây tự xoay xở cho cuộc sống mà nước mắt rơi lã chã trên gương mặt chai sạm!
Hành trình viết lại giấc mơ bác sĩ của anh chàng tuổi 32
Trần Văn Vũ (Thanh Hà, Hải Dương) vừa trở thành tân sinh viên Trường Đại học Y dược Hải Phòng ở tuổi 32.
Trần Văn Vũ trở thành sinh viên năm nhất ở tuổi 32. Ảnh: NVCC
Từ "những cây bút màu" tô điểm cuộc sống
Ngay từ năm 16 tuổi Vũ đã có ước mơ trở thành bác sĩ. Chưa đủ tự tin và hy vọng sớm có công việc ổn định phụ giúp bố mẹ và 2 em, năm 2007, Vũ tạm gác ước mơ để theo học ngành ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Hải Phòng.
Sau 4 năm, Vũ hoàn thành chương trình học của một cử nhân ngành ngôn ngữ. Các bạn đồng trang lứa hầu hết đều quyết định đi làm, riêng Vũ tiếp tục vừa làm vừa học thêm tấm bằng cử nhân Kinh doanh quốc tế của trường Đại học Ngoại thương.
Sau khi ra trường, Vũ bắt đầu đi làm ở các công ty để lấy kinh nghiệm, sau đó anh thành lập công ty riêng. Tuy nhiên, sau một quá trình học tập và làm việc, bản thân Vũ cảm thấy vẫn chưa hài lòng và hứng thú với công việc đó của mình.
"Đi làm ở công ty, thành lập công ty có sự nhàm chán, thiếu sự sáng tạo của bản thân nên tôi đã quyết định bỏ những công việc. Tôi cần thay đổi môi trường để hy vọng có cơ hội học hỏi, mở mang vốn kiến thức ít ỏi của mình" - Vũ chia sẻ.
Năm 2014, Vũ quyết định sang Trung Quốc với công việc freelancer (công việc tự do bán thời gian) cho một số công ty bên Trung Quốc giao thương với Châu Âu, Châu Mỹ. "Đây cũng là quãng thời gian tôi đi nhiều nhất, gặp nhiều người nhất, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn. Những trải nghiệm này giống như những cây bút màu cho cuộc sống tẻ nhạt trước đây của mình".
Trở về vẽ lại giấc mơ
Vũ kể: "Năm 2016, tôi nhận lời mời của Viettel qua Haiti (Quốc gia nghèo ở vùng Caribe) làm việc. Mục đích ban đầu của tôi là có cơ hội tiếp cận visa Mỹ. Tuy nhiên, khi sang Haiti, khác với những hình ảnh tuyệt đẹp của vùng Caribe. Tôi lại chứng kiến sự cùng khổ của người nghèo khi họ không được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản nhất".
Có nhiều người họ khổ, ốm đau không có tiền đi khám. Những số phận lang thang, bụi đời phải sống trong khổ đau, bệnh tật vì thiếu chăm sóc y tế. "Những thứ đó cứ ám ảnh tôi mãi. Đến năm 2017, tôi xin được Visa Mỹ rồi thì tôi đã dành ra 2 tuần suy nghĩ là sang Mỹ làm gì? Cuối cùng, tôi thấy nó không còn ý nghĩa với tôi", Vũ kể.
Trong lúc đang mông lung không biết mình nên làm gì, tôi tình cờ gặp một đoàn bác sĩ tình nguyện người mỹ ở Haiti. Trong đoàn bác sĩ ấy, có một nữ bác sĩ người Châu Á đã thu hút sự chú ý của tôi. Sau khi nói chuyện với chị về ước mơ của mình, chị đã cho tôi những lời khuyên hữu ích. Chị kể chị lập gia đình từ rất sớm, sau khi có 3 con chị mới bắt đầu theo học ngành y, với chị việc bắt đầu học một ngành mới, nhất là ngành y ở độ tuổi của tôi chưa hẳn là quá muộn. Quan trọng là quyết tâm của mình đến đâu và mình kiên trì với quyết tâm đó như thế nào. Chia sẻ của chị đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, cuối năm 2017, Trần Văn Vũ quyết định quay về Việt Nam để thực hiện lại ước mơ của mình.
Tại kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021, Vũ đã dự thi khối B00 và đạt 25,5 điểm, với số điểm này Vũ trúng tuyển Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Từ đây, cuộc đời Vũ đã rẽ sang một hướng khác. Anh sẽ đi theo con đường trở thành bác sĩ y học cổ truyền.
Trường ĐH Công nghệ Thông tin và truyền thông Việt- Hàn: Trao nhiều học bổng lớn cho học sinh xuất sắc Ngày 3-9, Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn (VKU) cho biết trong mùa tuyển sinh năm 2021, VKU dự kiến trao mức thưởng "khủng" dành cho Thủ khoa, Á khoa và Top 10 thí sinh có điểm tuyển sinh cao nhất từ nguồn tài trợ doanh nghiệp và quỹ học bổng nhà trường. Theo đó, học...