Giác hơi: Lợi hay hại?
Nhiều người tin rằng giác hơi hiệu quả hơn cả thuốc trong điều trị một số bệnh và triệu chứng đặc thù. Nhưng các nhà khoa học nói gì về phương pháp trị liệu đậm chất phương Đông này?
Giác hơi khô hay giác hơi ướt đều đòi hỏi đảm bảo dụng cụ vô trùng và vệ sinh – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Giác hơi là một liệu pháp cổ xưa được sử dụng ở Trung Quốc và Trung Đông từ khoảng 2.000 năm nay. Giác hơi khô hoàn toàn không xâm lấn và sử dụng lực hút để tăng cường lưu thông máu, giãn nở mô và thư giãn thần kinh. Giác hơi ướt giống như giác hơi khô nhưng thêm các vết rạch nhỏ cho ra máu ở khu vực giác, theo VWH.
Có nhiều cách giải thích tại sao giác hơi có tác dụng với một số bệnh nhưng chưa được khoa học chứng minh và bị giới hạn về phạm vi.
Ví dụ, một lý thuyết cho rằng áp lực tạo ra bởi giác hơi làm căng các sợi cơ và dây thần kinh, do đó, làm tăng lưu thông máu. Tuy nhiên, lời giải thích này không đề cập đến lý do tại sao giác hơi được coi là hữu ích trong điều trị viêm mô tế bào và chứng đau nửa đầu.
Một giả thuyết khác cho rằng giác hơi kìm hãm các cơn đau trong các tế bào sừng ở cấp độ tủy sống. Tuy nhiên, nó không giải thích được tại sao giác hơi lại hữu ích khi xử lý vấn đề sức khỏe không gây đau như tăng huyết áp. Một số lý thuyết cho rằng giác hơi ướt hoạt động bằng cách tạo điều kiện bài tiết máu và dịch mô bị nhiễm độc, theo VWH.
Những năm gần đây, xuất hiện một số đánh giá có hệ thống về giác hơi và liệu nó có gây ra rủi ro hay không. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên rất ít và bị giới hạn bởi mẫu hoặc số lượng người tham gia ít ỏi.
Trong một đánh giá năm 2013 được công bố trên PLoS ONE, các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Úc đã phát hiện ra rằng, mặc dù còn hạn chế trong thiết kế nghiên cứu, nhưng giác hơi đúng là có thể giúp điều trị các bệnh hoặc tình trạng khác nhau bao gồm bệnh giời leo, mụn trứng cá, yếu hay liệt cơ một bên của mặt (Bell’s palsy)…
Video đang HOT
Hơn nữa, một phân tích tổng hợp được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu cho thấy, giác hơi hoạt động tốt nhất khi kết hợp với các phương thức khác bao gồm châm cứu và thuốc Tây. Đặc biệt, cả giác ướt và giác khô đều an toàn, không có tác dụng phụ nào ngoài vết bầm tím không đau thường hết sau khoảng một tuần.
Một bài báo đánh giá năm 2013 khác được công bố trên tạp chí Y học Châm cứu đã xem giác hơi là một liệu pháp điều trị đau lưng dưới. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, giác hơi có thể hữu ích trong việc kiểm soát đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Từ góc độ khoa học, chúng ta vẫn biết rất ít về giác hơi. Ý kiến đồng thuận của giới chuyên gia và nhà nghiên cứu là mặc dù giác hơi có thể là phương thức trị liệu y tế hứa hẹn nhưng cần phải nghiên cứu thêm.
Nếu chọn giác hơi, hãy chắc chắn rằng nhân viên giác hơi đã được đào tạo, môi trường giác hơi vệ sinh, bộ cốc và các dụng cụ khác phải được vô trùng, theo VWH.
Người phụ nữ này suýt mất mạng vì thói quen tắm bồn nước nóng
Một người phụ nữ ở bang Indianapolis, Hoa Kỳ bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng và suýt mất mạng vì thói quen tắm bồn nước nóng của mình.
Không ít người coi việc ngâm mình trong bồn tắm nước nóng là một cách tuyệt vời để thư giãn sau một ngày dài vất vả. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng an toàn như bạn nghĩ.
Mới đây, Taylor Bryant, 26 tuổi, đã chia sẻ với giới truyền thông về vấn đề sức khỏe khiến cô phải mất nhiều tháng để phục hồi. Người phụ nữ này được đưa đến bệnh viện cấp cứu sau khi mắc một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng do ngâm mình trong bồn tắm nước nóng của khách sạn.
Dấu hiệu bất thường
Tắm bồn nước nóng không hề an toàn như nhiều người vẫn nghĩ.
Bryant chia sẻ : "Tôi bị chuột rút ở chân phải và sau đó mụn nước xuất hiện, da nứt nẻ và chuyển sang màu đen. Tất cả đã phá vỡ chuyến đi nghỉ dưỡng của tôi cùng chồng và hai con tại Tennessee".
Mới đầu, cô chỉ cảm thấy buồn nôn và bị chuột rút ở chân phải. Những cơn đau này dần tiến triển vào ngày hôm sau, kèm theo các vết sưng nghiêm trọng đến nỗi khiến việc đi lại của Bryant trở nên khó khăn.
Theo hồ sơ y tế do gia đình cô cung cấp, người phụ nữ này đã đi khám tại một phòng khám địa phương và được kê thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng của cô ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Vào thời điểm đó, Bryant và gia đình đã trở về nhà sau chuyến đi. Vài ngày sau, phát ban xuất hiện đi kèm với mụn nước khiến cô phải đối mặt với những cơn đau khó thể chịu đựng được.
Căn bệnh nguy hiểm
Vi khuẩn có thể ẩn nấp ở khắp mọi nơi, kể cả trong bồn tắm.
Người phụ nữ này được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện và bác sĩ chẩn đoán cô bị viêm mô tế bào. Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Hơn nữa, Bryant cũng phải đối mặt với hội chứng viêm nang lông do tắm bồn nước nóng.
Cô dùng thuốc kháng sinh liều mạnh trong 10 ngày nhưng tình trạng nhiễm trùng vẫn không có xu hướng cải thiện. Lúc này, làn da đã bắt đầu nứt nẻ và chuyển sang màu đen hoại tử. Ngay sau đó, Bryant phải nhập viện và được tiến hành chăm sóc đặc biệt trong 4 ngày.
Bà mẹ của hai con này cho biết: "Tôi không thể ngờ mọi chuyện lại tồi tệ tới vậy. Tôi hoàn toàn mất cảm giác ở chân. Bác sĩ không chắc chắn có thể chữa khỏi và ngay cả khi mọi việc suôn sẻ, tôi cũng cần ghép da".
Sự hồi phục
Cuối cùng, sau một đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền tĩnh mạch kéo dài hai tuần, các triệu chứng có xu hướng cải thiện. Cơ thể cô dường như đang phản ứng với thuốc và chống lại nhiễm trùng.
"Tôi ôm lấy bác sĩ trong niềm hạnh phúc. Suốt thời gian nằm viện, những suy nghĩ tiêu cực liên tục xuất hiện trong tâm trí tôi", cô cho biết.
Tám tháng sau, cô vẫn phải đi một đôi tất đặc biệt mỗi ngày để giảm sưng. Mặc dù cảm thấy hơi khó chịu ở bắp chân phải, Bryant rất vui mừng vì cô vẫn còn sống: " Kể từ đó, tôi không còn ngâm mình trong bồn nước nóng nữa. Đây là cách tuyệt vời để thư giãn cơ thể nhưng không hề an toàn như nhiều người vẫn nghĩ. Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo cho tất cả mọi người".
Viêm nang lông do tắm bồn nước nóng là gì?
Viêm nang lông do tắm bồn nước nóng là một bệnh nhiễm trùng da nguy hiểm. Triệu chứng chủ yếu là nổi mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa. Những vết sưng này chứa đầy mủ và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn sau vài giờ hoặc vài ngày kể từ khi bị nhiễm trùng.
Hơn nữa, phát ban có thể phát triển thành các nốt đỏ sẫm, đi kèm với dấu hiệu khác như đau họng, đau tai, buồn nôn và đau đầu.
Theo Vincent Tavella, thạc sĩ kiêm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, dịch tễ học tại Đại học y Virginia, vi khuẩn gây viêm nang lông Pseudomonas aeruginosa có thể tồn tại trong nước sạch, thậm chí nước đã được khử trùng bằng clo. Chúng cũng thường bắt gặp trong bể bơi, những nơi không được sát khuẩn thường xuyên hoặc chưa triệt để.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, viêm nang lông do tắm bồn nước nóng có thể tấn công tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Chuyên gia Tavella khuyến nghị, bạn nên thay đồ và tắm bằng xà phòng ngay sau khi ra khỏi bể bơi để tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Chỉ 5 phút xoa tai: Hãy xem 6 điều "đáng giá" xảy ra với toàn bộ cơ thể Với chỉ khoảng ít phút xoa bấm vùng tai, có tới 6 tác dụng kỳ diệu làm thay đổi tình trạng đau và mệt mỏi của bạn. Sức khỏe sẽ được cải thiện nhiều chỉ với động tác đơn giản. Căng thẳng, lo lắng, đau đầu hoặc buồn ngủ... mọi người đều có những chia sẻ rất nhiều về những khoảnh khắc khó...