Giá TV 4K cỡ lớn bằng nửa năm ngoái
Giá TV 4K kích thước 55 inch của Samsung, Sony hay LG đã về sát mức 10 triệu đồng, trong khi một số model Trung Quốc chỉ vài triệu đồng.
Tại một siêu thị điện máy ở đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), model 55 inch 4K HDR RU7200 của Samsung được chào bán với giá chưa tới 12 triệu đồng. Hai model 4K cùng cỡ, X7000G và UM7400 của Sony và LG, cũng chỉ hơn 11,5 triệu đồng. Cả ba đều là sản phẩm đời mới nhất vừa ra trong năm 2019, trong khi những sản phẩm tồn của năm ngoái chỉ từ 7 đến 9 triệu đồng.
TV 4K không còn đắt đỏ như trước. Ảnh: Tuấn Anh
Sau một năm, giá trung bình của TV 4K 55 inch đã giảm gần nửa. Cuối năm 2018, giá của dòng TV này dao động từ 15 đến 20 triệu đồng, nhưng hiện tại với số tiền chưa tới 10 triệu đồng, người tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn, như mẫu 55P65 4K viền mỏng của TCL (7,5 triệu đồng); model đời mới hơn – P8 (chưa đến 10 triệu đồng); Philips 55PUT6002S (hơn 8 triệu đồng).
Ngoài 55 inch, kích cỡ 65 inch cũng có biến động lớn về giá. Ví dụ, model 4K 65 inch X7000G của Sony hay RU7100 của Samsung vừa mới ra mắt nhưng giá đều dưới 20 triệu đồng, trong khi năm ngoái, sản phẩm cùng kích thước giá khoảng 30 triệu đồng.
Video đang HOT
Số lượng TV 4K ngày càng tăng và đa dạng về mẫu mã, thương hiệu khiến các nhà sản xuất buộc phải hạ giá để cạnh tranh. Nếu những năm trước, thị trường TV 4K là cuộc đua của Samsung, Sony và LG, thì nay dòng sản phẩm này có ít nhất 5 thương hiệu mới góp mặt, như TCL, Skyworth từ Trung Quốc; Casper, Coocaa từ Thái Lan. Sắp tới, thương hiệu Việt Vinsmart, cũng gia nhập bằng những mẫu 4K ở phân khúc phổ thông.
Ngoài ra, 4K cũng không còn là công nghệ chỉ có trên TV đắt tiền mà đã phổ biến ở phân khúc giá thấp. Theo hãng nghiên cứu thị trường IHS, giá bán của TV 4K trên thế giới trong năm 2019 có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt ở phân khúc 65 inch. Năng lực của các nhà sản xuất màn hình được cải thiện đã cho phép đưa ra tấm nền độ phân giải cao với kích thước lớn, giá tốt.
Thống kê từ một hệ thống siêu thị điện máy vào cuối tháng 11, lượng TV HD và Full HD chỉ còn hơn 50 mẫu, chiếm chưa tới 25% tổng số sản phẩm bày bán. Phần còn lại là TV 4K và 8K. So với nửa năm trước, tỷ lệ của TV 4K tiếp tục tăng lên, trong khi TV Full HD và HD giảm xuống khoảng 5%.
So với TV Full HD, TV 4K có độ phân giải cao hơn nhiều, 3.840 x 2.160 pixel. Cùng kích cỡ, số lượng điểm ảnh trên màn hình đạt tới hơn 8 triệu, gấp 4 lần so với màn hình Full HD 1.080p.
Theo vnexpress
Tại sao các thương hiệu điện thoại thông minh lại nhảy sang làm cả TV?
Cách đây nhiều năm, người tiêu dùng chỉ quen thuộc với các thương hiệu sản xuất TV màu truyền thống như Samsung, LG, Sharp, Sony, Hitachi, Panasonic hay gần hơn là TCL, Skyworth...
Thế nhưng giờ đây, nhìn ra thị trường, chúng ta có thể thấy sự tham gia vào thị trường TV của các nhà sản xuất... điện thoại di động. Từ Xiaomi đến Huawei, và bây giờ thậm chí có cả sự góp mặt của OnePlus, Huawei, Motorola và Nokia. Ở thị trường Việt Nam, thương hiệu Vsmart đang dò dẫm bước chân vào thị trường smartphone cũng không ngại ngần muốn thử thách trên thị trường TV, tỏ ý sẵn sàng so găng với những thương hiệu quốc tế.
Nhưng với mức giá ngày càng thấp, TV LCD đã ngày càng trở nên gần gũi với mọi người. Nó cũng chính là lý do khiến doanh số của dòng sản phẩm này có xu hướng giảm, khiến toàn bộ ngành công nghiệp TV LCD bước vào một "mùa đông lạnh giá". Vậy tại sao các công ty cũ cũng như mới lại trở nên "điên cuồng" tới như vậy?
Nên nhớ, sự cạnh tranh trong lĩnh vực TV rất khốc liệt, từ chất lượng hình ảnh đến ứng dụng âm thanh. Ngay cả các thương hiệu TV lớn hay lâu đời đôi khi cũng không rõ về những gì người tiêu dùng đang mong muốn. Nhưng có thể đây cũng chính là lý do khiến các nhà sản xuất điện thoại di động tràn đầy hy vọng chiếm lấy được một góc trên chiếc bánh thị phần này.
Theo các chuyên gia công nghệ, có ba lý do chính để giải thích cho xu hướng mới này.
Các nhà sản xuất muốn tối đa hóa lợi nhuận và kiểm soát người dùng toàn thời gian.
Đầu tiên, là nhu cầu chuyển đổi và nâng cấp. Với sự đồng hóa của điện thoại thông minh ngày càng rõ ràng, nhiều thương hiệu điện thoại di động trên thị trường đã dần đánh mất đi sự chú ý của người dùng. Khi các mẫu điện thoại ngày càng trở nên giống nhau về ngoại hình và cả cấu hình, dấu ấn riêng của các thương hiệu sẽ dần bị lu mờ. Do đó, các thương hiệu điện thoại di động phải chuyển đổi, về công nghệ lẫn sản phẩm. Và TV là thiết bị có khá nhiều điểm tương đồng về công nghệ với smartphone. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các Smart TV giờ đây có thể ví như một chiếc smartphone cỡ lớn, với màn hình, chip, RAM, hệ điều hành... Và trên thực tế, ngành công nghiệp sản xuất TV cũng cần có một sự chuyển đổi, nâng cấp và cơ hội đang dàn đều cho tất cả các hãng công nghệ muốn dấn thân.
Thứ hai, là ảnh hưởng của thương hiệu. So với ngành công nghiệp TV, thị trường điện thoại di động đang thay đổi quá nhanh. Và hệ quả của mỗi cuộc cách mạng này sẽ là một số "cựu chiến binh" bị loại bỏ, theo thời gian. Một số gương mặt điển hình như HTC, Nokia... Nhưng nếu chuyển sang lĩnh vực TV sớm, các hãng công nghệ có thêm nhiều cách để gia tăng sự hiện diện của hình ảnh, thương hiệu của chính mình. Khi thương hiệu càng trở nên phổ biến, được tiếp xúc nhiều với người tiêu dùng, tạo nên ấn tượng sâu sắc thì chúng sẽ mang lại lợi ích kinh doanh ngược cho công ty, trong việc bán các sản phẩm khác.
Thứ ba, là nhu cầu phát triển đa dạng. Các hãng công nghệ đều muốn phát triển theo một chiến lược đa dạng hóa. Trước đây, các công ty điện thoại lớn thường chỉ sản xuất các sản phẩm gần gũi với smartphone như máy tính bảng, tai nghe không dây hay đồng hồ thông minh. Nhưng giờ họ cần mở rộng hơn nữa và TV là đối tượng thích hợp nhất. Bởi rất nhiều chức năng trong điện thoại thông minh cũng có thể được sử dụng đồng thời trên TV. Do đó, xu hướng này giúp mở rộng hệ sinh thái, có lợi cho ngành công nghiệp sản xuất điện thoại di động.
Thị trường TV đang bất ngờ trở nên chật chội.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu phân tích chuyên sâu thì trong thời đại IoT (Internet of Things), khả năng tương tác giữa điện thoại di động màn hình nhỏ với các TV thông minh màn hình lớn là một xu hướng phát triển tất yếu. Do đó, nếu các công ty sản xuất điện thoại nhảy vào lĩnh vực sản xuất TV, họ có thể đạt được những đột phá về doanh thu. TV giữ chân người dùng ở phòng khách, còn smartphone đi theo người dùng tới muôn nơi. Người có lợi cuối cùng vẫn sẽ luôn là nhà sản xuất.
Trong tương lai, dự kiến sẽ có thêm nhiều công ty điện thoại di động tham gia vào cuộc chơi truyền hình thông minh. Và làn sóng này có thể mang lại nhiều tác động gì nữa? Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Theo GenK
Đây có thể sẽ là chiếc điện thoại đánh bại Galaxy Fold Mẫu điện thoại gập đầu tiên của TCL ở Trung Quốc hiện chưa có tên chính thức, chưa có mức giá và chưa thể thực hiện các chức năng của một chiếc smartphone. Chiếc điện thoại này có hai bản lề, chia màn hình điện thoại thành 3 phần và kích thước tổng thể là 10 inch. Nhiều chuyên gia cho rằng đây...