Giá tỏi liên tục tăng sốc do bùng nổ virus corona
Trung Quốc chiếm khoảng 90% tổng lượng tỏi nhập khẩu của Indonesia. Quốc gia này hiện đang tìm cách kêu gọi nguồn cung thay thế từ Thái Lan và Lào khi giá tỏi liên tục tăng cao.
Indonesia đang vật lộn với vấn đề giá tỏi tăng quá cao khi virus corona lây lan nhanh chóng, gây lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ở Trung Quốc. Vấn đề này xảy ra do Trung Quốc chiếm khoảng 80% nguồn cung cấp tỏi cho toàn thế giới, trong khi 90% nhu cầu sử dụng tỏi của Indonesia phụ thuộc vào quốc gia này. Những lo ngại rằng virus corona có thể dẫn đến việc dừng các đơn hàng đã khiến giá tỏi tăng gần 70% chỉ sau một tuần.
Hiệp hội thương nhân Indonesia (IMTA) cho biết trong vòng vài tuần qua, giá bán lẻ tỏi ở nhiều nơi tại Indonesia đã tăng hơn gấp đôi lên mức 80.000 rupiah/kg (136.000 đồng).
Giá tỏi tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch corona (Nguồn: Bloomberg)
Abdullah Mansuri, người đứng đầu Hiệp hội thương nhân thị trường Indonesia, cho biết: “Virus corona đã ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, khiến người bán đột ngột tăng giá. Điều này xảy ra do chúng tôi phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu từ một quốc gia duy nhất”.
Tỏi có thể không phải là mặt hàng không gây nhiều chú ý trên các thị trường thế giới nhưng nó là gia vị không thể thiếu trong hầu như mọi món ăn ở Indonesia, từ nước sốt cay sambal cho đến món cơm chiên nổi tiếng nasi goring.
Video đang HOT
Để bình ổn thị trường, Bộ Nông nghiệp Indonesia đã trích xuất 20 tấn tỏi từ kho dự trữ để bán với giá 30.000 rupiah (51.000 đồng)/kg. Hôm 10-2, Bộ Nông nghiệp Indonesia đã đề xuất chính phủ nhập 103.000 tấn tỏi để hạ nhiệt giá tỏi trong nước.
Ông Moeldoko, Chánh văn phòng Phủ tống Tổng Indonesia, thông báo chính phủ sẽ cấp giấy phép nhập khẩu tỏi từ các nước khác ngoài Trung Quốc trong tuần này để dừng lại đà tăng giá tỏi trong nước.
Cũng do lo ngại nguồn cung gián đoạn từ Trung Quốc, giá tỏi, hành và gừng ở Bangladesh đều cùng tăng mạnh trong những tuần qua. Chỉ trong một tháng qua, giá tỏi nhập khẩu ở Bangladesh đã tăng 38% lên mức từ 180-220 taka (49.000-60.000 đồng)/kg. Ngoài ra, giá nhập khẩu hành, ớt khô, gừng cũng tăng đáng kể. Chẳng hạn, giá gừng tăng thêm 40-50 taka (11.000-14.000 đồng) mỗi kg.
Hôm 10-2, ông Tipu Munshi, Bộ trưởng Thương mại Bangladesh, cho biết Bangladesh sẽ tìm kiếm các nguồn cung tỏi và gừng từ các thị trường khác trong trường hợp dịch corona này kéo dài. Bangladesh tiêu thụ 600.000 tấn tỏi mỗi năm nhưng chỉ tự sản xuất được 450.000 tấn. Số tỏi còn lại được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.
Theo Dân Việt
Tôm hùm rớt giá thảm, từ tiền triệu giảm hơn nửa vẫn không có người mua
Hàng nghìn tấn tôm hùm đang vào vụ khai thác đang đứng trước nguy cơ không có đầu ra và rớt giá sâu. Hiện giá tôm hùm chỉ còn khoảng 1,2 triệu đồng/kg, tôm hùm baby 600.000 đồng/kg nhưng không có người mua.
Hàng loạt mặt hàng lâm thủy sản của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) gây ra. Ngoài dưa hấu, thanh long, chuối, mít.... rớt giá thê thảm, không xuất được sang Trung Quốc thì tôm hùm Khánh Hòa cũng trong cảnh tương tự.
Tôm hùm Khánh Hòa rớt giá mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra
Chia sẻ với Infonet, ông Nguyễn Tấn Bản, Giám đốc Sở NN&PTNT Khánh Hòa cho biết, trước Tết 2020, tôm hùm có giá tốt, khoảng 1,9 triệu đồng/kg, nay giảm xuống còn 1,2 triệu đồng/kg, còn tôm hùm loại nhỏ giá 900.000 đồng/kg nay chỉ còn 600.000-650.000 đồng/kg nhưng không có người mua.
Trước đây, tôm hùm Khánh Hòa xuất sang thị trường Trung Quốc chiếm trên 80%. Tại thị trường nội địa cũng là dạng "xuất khẩu tại chỗ". Nghĩa là phục vụ cho khách du lịch nước ngoài, trong đó chủ yếu khách du lịch Trung Quốc, người Việt Nam ăn không đáng kể. Nhưng hiện tại, ngành du lịch đang ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nên tôm hùm không thể tiêu thụ được, ngư dân rất khó khăn.
"Ở Vạn Ninh bà con đã bán hết tôm hùm trước Tết, còn ở Cam Ranh bị ảnh hưởng nhiều do bà con giữ lại tôm hùm để bán sau Tết", ông Bản cho hay.
Ông Võ Khắc Én, Phó Cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, sản lượng tôm hùm đang vào vụ khai thác chưa xuất bán được ước tính khoảng 600 tấn. Trong đó, tại Vạn Ninh hơn 30 tấn, Cam Ranh khoảng 550 tấn.
Trước tình hình khó khăn hiện nay, Lãnh đạo Sở NN&PTNT Khánh Hòa cho biết: "Trước mắt, chúng tôi động viên bà con tiếp tục nuôi, duy trì, mặc dù nếu tiếp tục nuôi sẽ phải chịu lỗ thức ăn. Nhưng với tình hình hiện tại chỉ có thể chờ vài ba tháng nữa xem tình hình dịch bệnh như thế nào. Đồng thời kiến nghị Chính phủ, bộ ngành cùng tháo gỡ cho bà con".
Để giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này, một số chuỗi cửa hàng, siêu thị đã tiên phong giải cứu tôm hùm giúp bà con ngư dân Khánh Hòa, thu mua tôm hùm với giá cao hơn thương lái và bán ra với giá ưu đãi để kích cầu tiêu dùng.
Chuỗi cửa hàng thực phẩm Sói Biển phát động chương trình giải cứu tôm hùm Khánh Hòa từ ngày 5/2 tại các cửa hàng Sói Biển trên toàn quốc.
Theo chuỗi cửa hàng Sói Biển, doanh nghiệp này đã đến tận nơi để thu mua tôm hùm của ngư dân với giá cao hơn thương lái. Mỗi kg tôm hùm hiện đang được bán với giá ưu đãi chỉ 1.095.000 đồng/kg (giá gốc 1.500.000 đồng/kg), tương đương chỉ 299.000-350.000 đồng mỗi con. Ngoài ra khi thanh toán bằng Vnpay khách hàng sẽ được giảm thêm 10% giá trị đơn hàng (tối đa 200.000 đồng).
Trong những ngày vừa qua, nhiều người đã tấp nập đến mua, đặt hàng liên tục. Theo thống kê của Sói Biển, số lượng giải cứu tôm hùm đã hơn 1 tấn.
Anh Trần Quân (Đại diện của chuỗi thực phẩm sạch Sói Biển) cho biết: "Để có thể thu hoạch được những mẻ tôm tươi ngon đảm bảo tiêu chuẩn, ngư dân phải bỏ ra rất nhiều công sức, nhưng nào ngờ đến thời điểm thu hoạch lại rơi vào mùa dịch bệnh. Nhiều người còn khốn đốn bởi số tiền đã vay ngân hàng trong quá trình đầu tư nuôi trồng đến kỳ hạn trả. Giải cứu tôm hùm giúp bà con trong lúc khó khăn như thời điểm hiện tại là điều vô cùng cần thiết. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục nhập thêm tôm để hỗ trợ, giúp đỡ người dân cũng như đảm bảo tôm hùm sẽ tươi sống được giao tận tay tới cho khách hàng".
Tại siêu thị Aeon (TP.HCM) cũng đang có chương trình giải cứu tôm hùm baby "siêu rẻ, siêu tươi" với giá 890.000 đồng/kg size 3-5 con (giá thường là 1.350.000 đồng/kg). Chương trình nhằm đồng hành cùng ngư dân biển Nha Trang trong thời điểm khó khăn, giao thương bị ảnh hưởng do dịch virus Covid-19. Chương trình giải cứu bắt đầu từ 13/2 đến khi hết số lượng sản phẩm.
Để bà con đỡ áp lực khi không thể xuất hàng đi Trung Quốc trong thời điểm này, chủ chuỗi cửa hàng Đảo Hải sản (TP.HCM) cũng đang mở chương trình giải cứu tôm hùm xanh sống cho bà con với giá 750.000 đồng/kg (loại 4-5 con/kg) và 890.000 đồng/kg (loại 3 con/kg). Đặc biệt từ nay đến cuối tháng 2 sẽ đẩy mạnh hơn nữa chương trình để tăng thêm lượng mua.
Theo chủ cửa hàng, giá bán như vậy đủ chi phí vận hành chứ không đặt vấn đề lợi nhuận. Chương trình giải cứu với mong muốn đóng góp phần nhỏ giúp đỡ bà con ngư dân.
Theo Infonet
Chợ Đồng Xuân vắng như "chùa bà đanh" những ngày đầu năm Theo những tiểu thương ở chợ cho biết, điều này là do ảnh hưởng của virus Corona cùng nỗi lo về sự lây nhiễm khó lường của nó đã khiến chợ trở nên ảm đạm. Chợ Đồng Xuân vốn được biết đến là một trong những chợ sầm uất bậc nhất tại Hà Nội. Tuy nhiên, những ngày gần đây, hình ảnh người...