Giá thực phẩm tăng vọt, người tiêu dùng Trung Quốc và Ấn Độ lao đao
Giá thực phẩm đang leo thang tại các thị trường mới nổi lớn nhất thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.
Theo Bloomberg, hai nền kinh tế đang phát triển lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ đều đang đối mặt với tình trạng giá một số loại thực phẩm trọng yếu tăng dữ dội. Đó là thịt lợn ở Trung Quốc và hành tây tại Ấn Độ.
Ở Trung Quốc, trong tháng 10, giá thịt lợn tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái vì dịch tả lợn châu Phi, đẩy lạm phát nước này lên 3,8%. Đây là mức lạm phát cao nhất tại Trung Quốc kể từ tháng 1/2012.
Dù giá thịt lợn ở Trung Quốc đã giảm nhẹ trong 3 tuần qua, các nhà kinh tế dự báo lạm phát nước này sẽ leo thang tới 5-6% trong tháng 1/2020. Lạm phát cao có thể khiến chính quyền Trung Quốc không dám nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế dù chiến tranh thương mại Mỹ – Trung kéo dài và nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu ớt.
Giá hành tây tại Ấn Độ đang tăng vọt. Ảnh: New York Times.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, giá rau quả – đặc biệt là hành tây – tăng tới 26% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, đẩy lạm phát lên mức 4% lần đầu tiên sau 15 tháng. Nhiều khả năng lạm phát sẽ chạm ngưỡng 4,8% trong giai đoạn tháng 10 đến 12 năm nay.
Video đang HOT
Lạm phát tăng cao cũng có thể ngăn cản Ngân hàng Trung ương Ấn Độ kích thích kinh tế. Theo khảo sát của Bloomberg với các nhà kinh tế quốc tế, dự báo GDP Ấn Độ sẽ chỉ đạt 4,5% trong quý III năm nay, thấp nhất kể từ đầu năm 2013.
Tình hình tương tự cũng xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Phi. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, giá thực phẩm tăng gần 30% trong quý I và hiện cao hơn năm ngoái 15%. Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ dự báo lạm phát nước này sẽ leo thang tới 11% vào cuối năm 2020.
Ở châu Phi, hạn hán khiến nhiều quốc gia miền nam rơi vào cảnh thiếu thực phẩm. Giá ngô tăng đẩy giá thực phẩm Zimbabwe lên mức cao nhất trong 3 năm qua. Tại Nigeria, giá gạo nhập khẩu tăng 7,3% kể từ tháng 8.
Bloomberg dẫn lời các nhà kinh tế thuộc Nomura Holdings cảnh báo người tiêu dùng tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác đang đối mặt với nhiều khó khăn. Bởi thực phẩm chiếm một phần lớn trong chi tiêu của họ.
Báo cáo Thách thức Thực phẩm châu Á (AFCP) được công bố tuần trước cũng cảnh báo châu Á sẽ không sản xuất đủ thực phẩm để nuôi sống người dân khu vực trong 10 năm tới và cần đầu tư 800 tỷ USD vào ngành công nghiệp thực phẩm để cải thiện tình hình.
Theo báo cáo, chi tiêu cho thực phẩm ở châu Á sẽ tăng từ 4.000 tỷ USD năm 2019 lên hơn 8.000 tỷ USD vào năm 2030.
Theo Zing
Xuất hiện hành vi ăn cắp thịt lợn do giá ngày càng tăng vọt
Một số người giống như đã bước đến đường cùng và phải thực hiện hành vi ăn cắp thịt lợn tại Trung Quốc, điều này xảy ra trong bối cảnh giá thịt lợn tại nước này tăng quá cao.
Một người đàn ông ở miền nam Trung Quốc đã lấy trộm một chiếc làn đi chợ chứa đầy thịt lợn sau khi phát hiện ra một người phụ nữ để quên số thịt này tại quầy hàng. Sau khi giấu túi thịt, anh ta nhảy lên xe đạp và chạy trốn khỏi hiện trường.
Giá thịt lợn ngày càng tăng chóng mặt (Nguồn: Telegraph)
Tuy nhiên, một video đang lan truyền trên mạng đã "vạch trần" anh ta buộc tên trộm phải thừa nhận hành vi trộm cắp 2kg thịt.
Giá thịt lợn Trung Quốc đã tăng vọt 70% trong tháng 9 so với năm ngoái, do dịch tả lợn đã xóa sổ một phần ba số lợn trên toàn quốc. Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở đất nước này từ năm ngoái, nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc và đến các khu vực khác của châu Á, ảnh hưởng đến số lượng lợn và nguồn cung cấp thực phẩm.
Một số người Trung Quốc đã chuyển sang các lựa chọn thay thế rẻ hơn như thịt bò, thịt gà, vịt và thậm chí là lựa chọn không có thịt trong bữa ăn. Nhưng đó là một sự điều chỉnh khó khăn ở một quốc gia nơi thịt lợn là mặt hàng chủ lực - Trung Quốc tiêu thụ và sản xuất khoảng một nửa số thịt lợn trên thế giới. Thực đơn phong phú như thịt lợn nướng, bụng lợn, thịt lợn chiên, đậu xanh chiên với thịt lợn xay, đậu phụ cay với thịt lợn, bánh gạo tiết heo, tai lợn, lẩu lợn... đều không thể thiểu trong bữa ăn của người Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc, nguồn cung thịt lợn thấp đang trở thành một thách thức chính trị. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố ổn định nguồn cung và giá thịt lợn là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Nước này đã phải xuất kho dự trữ thịt lợn đông lạnh chiến lược để giúp giảm thiểu tình hình.
"Chúng tôi cần đảm bảo cung cấp thịt lợn bằng mọi cách", phó thủ tướng Hu Chunhua phát biểu vào tháng 8, với lưu ý rằng tình trạng thiếu thịt lợn dự kiến sẽ càng trở nên căng thẳng vào nửa đầu năm tới.
Giá thịt lợn cao đã gây bất bình cho người Trung Quốc, một số người phàn nàn về việc chính phủ thất bại trong việc duy trì ổn định cho đất nước.
Chính phủ Trung Quốc đã phải khuyến khích những người chăn nuôi lợn nhanh chóng gây dựng lại bầy đàn để có nguồn cung cho thị trường. Nhưng cho đến khi có thêm nhiều thịt lợn hơn thì trộm cắp thịt lợn - một tội tưởng chừng như rất nhỏ nhặt - vẫn sẽ làm xấu đi bộ mặt của xã hội.
Một video giám sát được lan truyền trực tuyến khác cho thấy một người đàn ông đang giả vờ xem xét bên một cửa hàng bán thịt, và lén lút nhét hai miếng thịt lợn sống vào túi trước khi đi mất.
Theo dân việt
Đôi bạn bỏ việc về quê trồng đậu dài như rắn, tiền "đút túi" quanh năm Ở Việt Nam, đậu đũa không hề hiếm và có giá bán khoảng 10.000 đồng/kg. Nó được dùng trong các bữa ăn bằng cách xào, luộc hoặc ăn sống. Binu Thomas và Benny Thomas (sống ở Ấn Độ) là những người bạn từ thuở thơ ấu. Gia đình làm nông nghiệp nhưng 2 nam thanh niên này không nối nghiệp. Binu làm trong...