Giá thịt lợn lại tăng “chóng mặt”, tiểu thương “treo quầy”, nghỉ bán
Mấy hôm nay, giá lợn hơi bất ngờ tăng mạnh ở nhiều tỉnh thành do khan hiếm nguồn cung. Nhiều tiểu thương buôn thịt tạm nghỉ bán hoặc bán không lợi nhuận.
Với mức tăng từ 5.000-10.000đ/kg, giá lợn hơi có nơi lên đến gần 90.000đ/kg. Cụ thể, tại Phú Thọ, lợn hơi có giá 87.000đ/kg, tăng 10.000đ/kg, Đan Phượng (Hà Nội) tăng 7.000đ/kg lên 85.000đ/kg. Tại Thái Bình, giá heo hơi hôm 3/3 tăng 3.000 đồng/kg lên 82.000 đồng/kg. Tại Hà Nam và Nam Định, giá heo trong ngày tăng 4.000 đồng/kg cùng lên 79.000 đồng/kg.
Lý giải lý do tăng giá, chị Hiền – tiểu thương chợ Cầu Diễn – cho rằng nguyên nhân là do các thương lái đầu cơ mua gom hàng chờ thông thương cửa khẩu để bán sang Trung Quốc và tung ra thị trường sau khi học sinh, công nhân tại các khu công nghiệp đi học, đi làm trở lại sau khi hết dịch Covid-19.
Giá thịt lợn tăng từ 10.000đ-20.000đ/kg, các tiểu thương chỉ lác đác bán giữ khách.
Còn chị Tám (một tiểu thương chợ Giao Lạc, Giao Thủy, Nam Định) lý giải sau Tết thịt lợn khan hiếm, người dân không có nhiều để bán nên giá bị đẩy lên cao. “Đối với những người chuyên bán thịt lợn nhỏ lẻ ở chợ như tôi thì dù thịt lợn hơi tăng giá cũng không dám tăng giá bán lên cao. Bán để giữ khách chứ không lời lãi là bao”, chị Tám nói.
Tại chợ Cầu Diễn có khoảng 12 sạp bán thịt lợn thì chỉ có 2 sạp mở hàng và giá chỉ tăng từ 10.000đ-15.000đ/kg. Cụ thể: thịt ba chỉ có giá 150.000đ-160.000đ/kg, thịt nạc thăn có giá 160.000đ-170.000đ/kg, thịt mông sấn có giá 150.000đ/kg.
Trong khi đó, giá thịt tại chợ Nguyễn Phúc Lai (Đống Đa, Hà Nội) tăng từ 10.000đ-20.000đ/kg, giao động từ 160.000đ-180.000đ/kg.
“Giá thịt hơi tăng một lúc hàng chục giá, mua một con lợn giá tăng lên cả tiền triệu, mổ ra bán giá cũ thì lỗ, bán tăng giá thì khách không mua, nên mấy chị em buôn bán trong chợ chỉ bán cầm hơi. Mỗi ngày mổ 1 con rồi chia nhau mỗi người 20-25kg thịt bán giữ khách, chứ xác định là không lời lãi gì”, chị Liên (ở chợ Mỹ Đình, Hà Nội) ngán ngẩm.
Video đang HOT
Chị Liên cho biết thêm, giá lợn cao lại thêm dịch bệnh nên lượng khách giảm đi 50%, bán rất chậm, nên mọi người nghỉ bán, chờ khi giá ổn định thì bán lại. Một số người khác thì chuyển sang bán thịt bò, thịt bê.
Lợn hơi tăng giá, người mua ít, tiểu thương nghỉ bán, khu bán thịt lợn vắng hoe.
Trong khi ở chợ dân sinh giá tăng mạnh thì các siêu thị lớn ở Hà Nội vẫn giữ giá ổn định. Đại diện một siêu thị ở đường Hoàng Quốc Việt cho biết giá thịt lợn tại siêu thị chỉ tăng nhẹ, không đáng kể, từ 3.000đ-5.000đ/kg. Theo đó, nac thăn heo: 119,900đ/kg; Móng giò heo: 183,900đ/kg; Thịt vai heo: 153,900đ/kg; Bắp giò heo không xương: 204,900đ/kg; Chân giò heo rut xương: 164,900đ/kg; Thăn chuôt heo: 167,900đ/kg; Ba rọi heo: 229,900đ/kg…
Ngược lại với giá tăng mạnh ở chợ truyền thống, các siêu thị lớn vẫn giữ giá ổn định.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, giá thịt lợn tăng nhanh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt là do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi. Các hộ chăn nuôi cũng lo ngại việc thua lỗ nên đã chuyển từ nuôi lợn sang các ngành nghề khác. Số lượng tái đàn thời gian gần đây cũng chưa nhiều, đàn lợn tái đàn cũng chưa đủ lớn để xuất chuồng nên không đủ đáp ứng thị trường.
Theo Dân Việt
Thịt lợn tăng giá kỷ lục, nhiều mặt hàng cũng bắt đầu "leo" giá
Giá thịt lợn thành phẩm hiện tại là 160.000 - 180.000 đồng/kg. Mức tăng giá kỷ lục này không chỉ kéo theo giá của một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, mà người dân cũng phải "bấm bụng" chi thêm cho những bữa ăn nhanh ở các quán ăn bình dân.
Giá nhiều mặt hàng có nguyên liệu từ lợn cũng bị ảnh hưởng bởi giá thịt lợn.
Giá của nhiều mặt hàng "leo thang"
Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, khi mặt hàng thịt lợn tăng giá kỷ lục thì không chỉ riêng tiểu thương "than trời" vì khó tiêu thụ, mà giá các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn cũng tăng buộc người tiêu dùng phải "căn cơ" hơn trong chi tiêu gia đình.
Chị Lê Thị Tám (45 tuổi, quê ở Yên Lạc, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), tiểu thương ở chợ Nam Trung Yên (Cầu Giấy) cho biết, trong hơn 5 năm làm nghề bán hàng tươi sống, chưa bao giờ chị thấy giá thịt lợn tăng vọt như thời điểm nay. Chị Tám cho biết: "3h sáng, chúng tôi bắt đầu đi lấy lợn móc hàm và đưa về đến Hà Nội lúc 5h sáng để bày bán. Giá thịt móc hàm cũng bấp bênh từng ngày, có hôm tôi lấy thì giá lên 97.000 đồng/kg, có hôm thì giá 95.000 - 96.000 đồng/kg. Còn giá thịt lợn hơi ở khu vực Vĩnh Phúc thì hiện nay là 120.000 đồng/kg. Chưa bao giờ chúng tôi thấy giá cả thịt lợn tăng cao như thời điểm bây giờ. Chắc chắn, từ giờ đến thời điểm Tết Nguyên đán, giá thịt lợn không dừng lại ở mức như hiện nay mà sẽ tăng hơn nữa".
Chị Nguyễn Thị Oanh (32 tuổi, quê ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc), tiểu thương chợ Nam Trung Yên cho biết: "Thịt lợn tăng, chúng tôi bán ra cũng chậm hơn rất nhiều. Cách đây hơn tháng thì dễ bán dễ mua nhưng bây giờ thì ít người mua hơn, như thời gian trước khách hàng sẵn sàng mua cả cân ăn thì bây giờ, số mua giảm còn một nửa. Tôi nhập hàng mua cũng khó hơn. Ở quê tôi, đi đâu họ cũng nói về giá thịt lợn. Mặc dù giá bán ra cũng tương đương ở quê nhưng vào cuối buổi thì chúng tôi phải bán lỗ, bán thanh lý cho chủ các hàng cơm bình dân đến lấy. Giá đắt thì đắt từ gốc, có thể do khách hàng chưa thích nghi nên lượng mua chưa nhiều".
Cũng theo ghi nhận của PV, một số mặt hàng thực phẩm tươi sống cũng tăng giá theo thịt lợn như thịt bò tăng từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, thịt gà tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, cá nước ngọt đều tăng khoảng 5.000 đồng/kg. Việc nhiều mặt hàng tăng giá cũng khiến các sản phẩm có nguyên liệu từ thịt lợn cũng đều tăng giá.
Gian hàng bánh cuốn của bà Tâm (65 tuổi, ở chợ Nam Trung Yên, Cầu Giấy) luôn đông khách bởi mức giá mà bà Tâm bán ra chỉ khoảng 20.000 đồng/suất. Tuy nhiên, từ khi giá thịt lợn tăng, giá mua nguyên liệu để làm nhân bánh cuốn cũng không thể như trước. Bà Tâm cho biết: "Lượng thịt mua làm nhân bánh không quá nhiều nhưng giá cả tăng, trừ các chi phí cần thiết thì tôi chỉ tăng 3.000 đồng/suất bánh cuốn".
Khác với bà Tâm, chị Hằng (35 tuổi, quê ở Cao Bằng), chủ cửa hàng bánh cuốn tại phố Mạc Thái Tông (Cầu Giấy) cho biết: "Nước chấm của bánh cuốn vùng cao là phải có nước cốt xương hầm nên việc mua nguyên liệu không chỉ dừng lại ở thịt xay làm nhân bánh, mà chúng tôi phải mua cả xương ống để hầm làm nước chấm". Theo chị Hằng, vì giá cả mặt hàng thịt lợn tăng cao nên cửa hàng bánh cuốn đặc sản vùng cao của chị Hằng tăng giá 5.000 đồng/suất.
Người tiêu dùng "bấm bụng", căn cơ chi tiêu
Giá thịt lợn tăng khiến thịt lợn bán chậm hơn.
Giá thịt lợn tăng kỷ lục, kéo theo giá của các mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc, nguyên liệu từ thịt lợn cũng leo thang. Việc giá cả đua nhau tăng khiến người nội trợ buộc phải căn cơ chi tiêu cho các bữa ăn gia đình.
Bà Tấm (54 tuổi, ở Dịch Vọng, Cầu Giấy) cho biết, gia đình bà có 5 thành viên, do con dâu vừa ở cữ nên bữa ăn của gia đình không thể thiếu các món ăn chứa nhiều đạm như: Thịt lợn, thịt gà, thịt bò... Bà Tấm cho biết: "Con dâu ở cữ không phải ăn gì cũng được, bữa ăn cũng phải có món thịt nào đó. Dù giá thịt tăng, gia đình tôi vẫn phải căn cơ chi tiêu gia đình để con dâu đảm bảo nguồn sữa cho cháu bé".
Theo Bộ Công thương, nguyên nhân khiến giá thịt lợn tăng giá là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm 2019 và lan rộng đến cuối tháng 6, sau đó bùng phát trên phạm vi toàn quốc. Số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy lớn cùng với việc không thể tái đàn ở các vùng dịch trong những tháng tiếp theo do dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam chưa được khống chế, chưa có vaccine chống dịch nên đã tác động lớn đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước (đặc biệt cho giai đoạn từ cuối tháng 9 đến nay).
Việc kiểm dịch thú y, kiểm soát dịch bệnh hạn chế lưu chuyển lợn thịt và thịt lợn giữa các địa phương để tránh lây lan dịch bệnh đã gây mất cân đối cung cầu cục bộ tại một số địa phương, đẩy giá thịt lợn tăng cục bộ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nguồn cung giống cũng giảm nên việc chăn nuôi lợn đòi hỏi chi phí rất cao cho cả giống, các biện pháp phòng dịch cho chuồng trại, chi phí kiểm dịch thú y... cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh thịt lợn.
Ngoài ra, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm tăng thì một bộ phận người chăn nuôi và nhà sản xuất giữ hàng lại chưa bán chờ giá tăng cao hơn.
Theo Bộ Công thương, trong thời gian tới, do dịch tả lợn châu Phi đã qua giai đoạn đỉnh, tình hình dịch bệnh và số lượng lợn bị bệnh, tiêu hủy đã giảm dần nên đã có một số nơi được phép tái đàn trở lại. Đồng thời, với giá thịt lợn cao cũng khuyến khích người chăn nuôi tái đàn, do vậy cũng sẽ giúp bù đắp một phần thiếu hụt trong thời gian tới. Ngoài ra, do giá thịt lợn trong nước đang ở mức cao nên các doanh nghiệp chế biến thực phẩm sẽ nhập khẩu thịt lợn an toàn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng sẽ giảm áp lực cho nguồn cung trong nước. Bộ Công thương dự báo nhu cầu thiếu thịt lợn cho tháng 12/2019 và tháng 1/2020 vào khoảng 600.000 tấn.
Theo Gia đình & Xã hội
Giá thịt lợn cao, người dân rủ nhau mua gom lợn quê So với cách đây gần 2 tháng, thịt lợn có giá tăng gần gấp đôi trung bình 170.000 đồng/kg từ chợ truyền thống cho đến siêu thị. Đầu tuần, giá thịt lợn tại chợ truyền thống vẫn đang ở mức cao. Tại một chợ cóc thuộc khu vực HH Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chủ các phản bán thịt lợn đều...